Category Archives: Chưa được phân loại,Xây dựng thương hiệu

8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 2

Chưa được phân loại,Xây dựng thương hiệu

Để gia tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, mọi yếu tố hữu hình liên quan đều cần được thiết kế đồng bộ, nhất quán và tạo ấn tượng chuyên nghiệp. Nhưng trước hết, để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp cần phải nắm được những hạng mục nhận diện thương hiệu không thể thiếu.

1. Nhận diện cốt lõi

Cốt lõi đồng nghĩa với việc đây là hạng mục nhận diện thương hiệu quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải triển khai và chú trọng. Nhận diện cốt lõi là những yếu tố đầu tiên, đơn giản và dễ dàng nhất giúp khách hàng nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương hiệu khác. Chúng phải đáp ứng được các đặc điểm chung: duy nhất, độc đáo và dễ gây ấn tượng.

Hạng mục nhận diện cốt lõi bao gồm:

  • Brand name: Tên gọi của thương hiệu
  • Slogan: Thông điệp đại diện cho cả thương hiệu. Slogan phải là một câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, có sức thu hút cao về ý nghĩa, âm thanh. Slogan cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu và khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm đó.
  • Logo: Hình ảnh, biểu tượng đại diện của thương hiệu, đơn giản, dễ nhớ, gây ấn tượng với khách hàng.
  • Brand Guidelines: Bộ hướng dẫn cụ thể được trình bày theo cấu trúc một cuốn sách, quy định rõ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá hình ảnh thương hiệu bằng cách liệt kê chi tiết cách thiết kế và sử dụng các thành tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu.

    8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 3
    Tên gọi và logo của thương hiệu An Gia Gas được sáng tạo và thiết kế bởi Sao Kim

2. Nhận diện ấn phẩm văn phòng

Hạng mục nhận diện ấn phẩm văn phòng được quy chuẩn cho các hoạt động mang tính chất văn phòng, thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng tầm quy mô của doanh nghiệp. Những ứng dụng trong hạng mục này không chỉ được lưu hành nội bộ mà còn được tiếp cận trực tiếp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. Mỗi ứng dụng đều tuân theo 1 quy tắc thiết kế chung đã được định sẵn trong Brand Guidelines.

Bộ nhận diện văn phòng bao gồm các yếu tố:

  • Danh thiếp (của giám đốc, trưởng bộ phận, nhân viên…)
  • Giấy tiêu đề (dùng để viết thông báo, quy định, thư ngỏ, giấy mời…)
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • File folder – tập tài liệu
  • Đồng phục và thẻ nhân viên
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 4
Bộ nhận diện các ấn phẩm văn phòng của thương hiệu du lịch Châu Á Diệu Kỳ do Sao Kim thiết kế

3. Nhận diện văn phòng

Văn phòng là nơi các thành viên của doanh nghiệp làm việc, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách mời, đối tác. Với một nhận diện văn phòng nhất quán, đồng bộ, doanh nghiệp không chỉ tạo dựng được niềm tin, niềm tự hào nơi các thành viên mà còn gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp và nghiêm túc nơi khách mời, đối tác.

Hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm các ứng dụng như:

  • Backdrop quầy lễ tân
  • Tranh trang trí văn phòng
  • Nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 5
Nhận diện văn phòng của thương hiệu Aqua Group do Sao Kim thiết kế

4. Nhận diện tại điểm bán

Điểm bán là nơi các nhân viên bán hàng đón tiếp và phục vụ khách hàng. Đây là một trong những địa điểm quan trọng giúp truyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu, bởi vậy những ứng dụng trong hạng mục này nhất thiết phải đồng bộ với nhận diện cốt lõi đã nêu. Có thể kể tới các yếu tố bao gồm:

  • Biển hiệu cửa hàng
  • Biển hiệu đại lý
  • Poster, Banner, Standee
  • POSM (Point of sales material – các vật dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng)

8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 6

8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 7
Nhận diện tại điểm bán của thương hiệu Nông Dược Hai do Sao Kim thiết kế

5. Nhận diện môi trường

Môi trường trong tình huống này là những không gian có sự tiếp xúc bằng mắt với khách hàng như khu vực phía ngoài doanh nghiệp, phía ngoài các phòng ban, phía ngoài khu vực thi công các công trình của doanh nghiệp. Khách hàng cũng có thể bắt gặp hình ảnh thương hiệu trên đường phố thông qua các chuyến xe vận chuyện hàng hóa, giao hàng…

Các ứng dụng trong hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm:

  • Biển hiệu công ty
  • Biểu hiệu phòng ban
  • Biển hiệu chi nhánh
  • Phương tiện vận tải
  • Phương tiện thi công
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 8
Nhận diện môi trường của thương hiệu Tổng thầu xây dựng Giza E&C do Sao Kim thiết kế

6. Nhận diện sản phẩm

Một sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đơn thuần là thứ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn đóng vai trò như một đại sứ thương hiệu truyền tải hình ảnh, thông tin, nỗ lực và thông điệp của doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là một hạng mục không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu.

Đối với mỗi loại sản phẩm, những yếu tố cần thiết trong nhận diện bao gồm:

  • Bao bì sản phẩm
  • Nhãn mác
  • Kiểu dáng sản phẩm
  • Dấu hiệu nhận biết trên bao gói
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 9
Dự án thiết kế bao bì và nhãn mác cho các sản phẩm của thương hiệu Chè Thái Nguyên được thực hiện bởi Sao Kim

7. Nhận diện trên Internet

Thói quen sử dụng Internet luôn hiện hữu trong phần lớn lượng khách hàng mục tiêu của một doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội để được lọt vào tầm mắt của khách hàng trong quá trình lướt truy cập các website, tìm kiếm trên Google hay sử dụng mạng xã hội…

Những ứng dụng có thể truyền tải hình ảnh thương hiệu trong hạng mục nhận diện thương hiệu này bao gồm:

  • Website công ty
  • Landing page (một trang xuất hiện khi có khách hàng tiềm năng click vào mẫu quảng cáo hay đường link kết quả của một công cụ tìm kiếm)
  • Microsite (trang web quy mô nhỏ, cung cấp những thông tin chi tiết về sự kiện, chương trình giới thiệu sản phẩm mới hoặc chương trình khuyến mãi của thương hiệu)
  • Facebook Fanpage
  • Banner chạy quảng cáo
  • Email Marketing
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 10
Giao diện website của Sao Kim Branding

8. Nhận diện trên ấn phẩm Marketing

Sẽ là vô cùng thiếu chuyên nghiệp nếu không đề cập tới hạng mục này trong hệ thống nhận diện thương hiệu, bởi đây là những công cụ trong kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Chúng bao gồm các ứng dụng như:

  • Catalogue
  • Profile công ty
  • Brochure dự án
  • Flyer/ Leaflet (tờ rơi, tờ gấp)
  • Sales kit (bộ tài liệu bán hàng)
8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết 11
Brochure của thương hiệu Sapa Express do Sao Kim thiết kế

Trên đây là 8 hạng mục nhận diện thương hiệu cần phải có của mỗi doanh nghiệp. Thiếu một hạng mục bất kỳ hoặc triển khai không đồng bộ, hiệu quả xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị giảm bớt. Đó là lý do bạn cần phải đầu tư nghiêm túc cho hệ thống này ngay từ khi bắt đầu quảng bá hình ảnh thương hiệu. Đừng ngại liên hệ với Sao Kim nếu bạn muốn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thuyết phục.

8 Hạng mục nhận diện thương hiệu mọi doanh nghiệp cần biết







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 114

Chưa được phân loại,Xây dựng thương hiệu

Các chiêu thức quảng bá luôn có khả năng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, nhưng đồng nghĩa với đó là sự tăng lên đáng kể của các khoản chi từ ngân sách. Bởi vậy, trước khi đầu tư thật nhiều tiền cho quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp cần chú trọng tới những đầu việc dưới đây.

1. Đào tạo nhân viên một cách bài bản

Một doanh nghiệp không thể lớn mạnh và một thương hiệu không thể vươn xa nếu bản thân các thành viên không ý thức được hết trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của sự tồn tại doanh nghiệp. Đặc biệt, với một doanh nghiệp nhỏ, đào tạo nhân viên một cách bài bản, đồng bộ cũng tương tự như việc đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của thương hiệu.

Việc đầu tiên mà chủ doanh nghiệp nhỏ cần làm là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hệ niềm tin và bộ quy tắc, định hướng mọi hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp. Mỗi người đều phải nắm được quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Công cụ đắc lực hỗ trợ cho người đứng đầu thương hiệu chính là Brand Guidelines. Đây là bản hướng dẫn cụ thể quy định rõ về giá trị cốt lõi, định vị thương hiệu, khách hàng mục tiêu và việc sử dụng các yếu tố trong bộ nhận diện tham gia vào việc quảng bá thương hiệu. Từ đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu họ cần đưa thương hiệu này tới đâu, chinh phục đối tượng khách hàng nào, copywriter sẽ biết mình phải viết bài với ngôn ngữ ra sao, designer cần tuân thủ quy định thiết kế nào và nhân viên bán hàng phải giữ phong cách năng động hay lịch lãm khi đón tiếp khách hàng…

Với bước đầu tiên này, doanh nghiệp không chỉ đào tạo các nhân viên có đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc mà còn biến họ trở thành những đại sứ quảng bá thương hiệu thông qua việc gây dựng niềm tin và tự hào về sứ mệnh và sự phát triển của thương hiệu.

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 115

2. Đầu tư nghiêm túc vào bộ nhận diện thương hiệu

Ngay cả khi doanh nghiệp chưa dốc ngân sách chạy quảng cáo hay tổ chức các hoạt động, bản thân hệ thống nhận diện đã đóng vai trò một yếu tố quảng bá thương hiệu. Đây là cách giúp doanh nghiệp bạn trông có vẻ “to lớn” và chuyên nghiệp hơn so với thực tế, là cơ sở để khách hàng phân biệt thương hiệu bạn với đối thủ khác, ghi nhớ bạn trong tâm trí, khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường và tăng cường sự tin tưởng của đối tác, khách hàng.

Bạn sẽ đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu thông qua một bộ nhận diện bao gồm đầy đủ các hạng mục chính như sau:

  • Nhận diện cốt lõi (tên gọi, logo, slogan, brand guidelines)
  • Nhận diện ấn phẩm văn phòng (danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, hóa đơn, đồng phục…)
  • Nhận diện văn phòng (backdrop quầy lễ tân, nội thất, tranh trang trí…)
  • Nhận diện sản phẩm (bao bì, nhãn mác, kiểu dáng, dấu hiệu nhận biết trên bao gói…)
  • Nhận diện tại điểm bán (biển hiệu, poster, banner, standee, POSM…)
  • Nhận diện ấn phẩm Marketing (catalogue, profile công ty, tờ rơi, tờ gấp…)
  • Nhận diện Internet (website, landing page, microsite, facebook fanpage, email marketing…)
  • Nhận diện môi trường (biển hiệu, phương tiện vận tải, phương tiện thi công…)

Tham khảo thêm Những yếu tố để xây dựng thương hiệu thành công năm 2018

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 116

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 117

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 118
Một số dự án thiết kế nhận diện thương hiệu do Sao Kim thực hiện

3. Tập trung sản xuất và hoàn thiện sản phẩm

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, “hữu xạ tự nhiên hương” là quan điểm marketing vấp phải nhiều thách thức và có tỷ lệ thành công rất thấp, nhưng để quảng bá thương hiệu hiệu quả, “hữu xạ” lại là điều kiện cần thiết. Việc tập trung vào sản xuất được đánh giá là có yếu tố tích cực cho thị trường bởi nó mang lại những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, trong khi việc tập trung vào hoàn thiện sản phẩm lại là cách để mang đến chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới nhất. Các doanh nghiệp nhỏ muốn thành công, trước hết phải tập trung nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo và không ngừng cải tiến chúng.

Khách hàng luôn có xu hướng mua sắm dựa trên những lợi ích mà họ thu nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi thuyết phục thành công khách hàng chọn mua, sử dụng sản phẩm và quay trở lại vào lần sau, bạn có cơ hội được nhắc tên trong những câu chuyện của họ với những người quen khác. Đó là lúc khách hàng đóng vai trò là người PR cho thương hiệu của bạn, trong khi doanh nghiệp không phải chi thêm một khoản phí nào.

Lật lại vấn đề, nếu tên tuổi doanh nghiệp đã có vị thế nào đó trong tâm trí khách hàng nhưng lại khiến họ thất vọng ngay từ lần sử dụng sản phẩm đầu tiên, tiếng xấu về bạn có thể còn được lan truyền với tốc độ chóng mặt hơn. Đó là lý do vì sao đầu tư nghiên cứu nhu cầu khách hàng và tập trung hoàn thiện sản phẩm lại là điều mà doanh nghiệp nhỏ cần làm trước khi dốc ngân sách để quảng bá thương hiệu.

4. Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trải nghiệm khi mua sắm là một trong những yếu tố để khách hàng cân nhắc có nên tiếp tục quay lại vào lần sau hay không. Đối với doanh nghiệp nhỏ, một trong những lợi thế lớn nhất khi kinh doanh là khả năng thuyết phục khách hàng tốt hơn những “ông lớn”, thông qua việc đáp ứng nhanh và phù hợp hơn các vấn đề của khách hàng. Với mức độ tập trung cao và quy trình làm việc đơn giản, các doanh nghiệp này dễ dàng kết nối với khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm để khiến họ hài lòng hơn.

Có nhiều cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Chẳng hạn, nhân viên bán hàng có thể quan sát xem một khách hàng cụ thể đã đến cửa hàng bao nhiêu lần, mua những thứ gì, thường đặt câu hỏi về vấn đề nào để nắm được nhu cầu, sở thích của từng cá nhân, từ đó đưa ra tư vấn phù hợp nhất. Hoặc, doanh nghiệp có thể phân tích thói quen truy cập mạng xã hội, lịch sử tìm kiếm, lý do tìm đến website doanh nghiệp của khách hàng để định hình được đặc điểm mua sắm của họ, từ đócá nhân hóa việc chăm sóc khách hàng để đảm bảo họ nhận được trợ giúp tối ưu nhất.

Ngoài ra, thay vì áp dụng các quy trình một cách cứng nhắc và những chính sách cố hữu đôi khi không cần thiết, bạn hoàn toàn có khả năng linh hoạt trong xử lý tình huống và điều chỉnh quy định một cách phù hợp để mang lại trải nghiệm mua sắm hiệu quả nhất cho khách hàng. Chính những điều đó là yếu tố giúp bạn tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 119

5. Sáng tạo nội dung hấp dẫn và mang tính lan truyền

Chưa cần tới một ngân sách khủng để quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp đã có thể nắm trong tay cơ hội trở nên nổi tiếng nếu biết lên kế hoạch sáng tạo Content Marketing một cách hấp dẫn. Nói cách khác, việc lên kế hoạch để biên tập các bài viết, sáng tạo hình ảnh, xây dựng kịch bản video… trên website, fanpage, mạng xã hội… cần phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, “chạm” đúng vào nhu cầu của người tiêu dùng và cho thấy lợi ích mà họ nhận được một cách mới mẻ, độc đáo, lôi cuốn.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm “bỉm sữa” cho mẹ và bé có thể xây dựng các nội dung “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng mục tiêu như “Những điều nên và không nên nói khi tới thăm mẹ vừa sinh” hay “Ăn dặm thế nào mới đúng?”. Chính những content ấn tượng, sáng tạo và hữu ích là những nội dung mang tính lan truyền cao, dễ được chia sẻ và đề cập rộng rãi trên Internet. Chúng giúp truyền tải thông điệp cốt lõi tới đối tượng mục tiêu một cách thống nhất, chuyên nghiệp, đồng thời tiết kiệm chi phí truyền thông nhờ sự cộng hưởng của các kênh Marketing.

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây 120

Tóm lại, có nhiều vấn đề cần đề cập và thực hiện để tạo nền móng vững chắc cho doanh nghiệp trước khi đầu tư một khoản thật lớn nhưng chưa chắc đã đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu. Tại Sao Kim, chúng tôi cung cấp rất nhiều giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực và từng doanh nghiệp nhằm tạo nên nền móng vững chắc đó. Nếu còn đang băn khoăn và chưa sáng tỏ nhiều điểm, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Trước khi tốn tiền quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ cần làm tốt 5 việc sau đây







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




7 nền tảng thiết yếu để định vị thương hiệu thành công

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

7 nền tảng thiết yếu để định vị thương hiệu thành công 223

Chưa được phân loại,Xây dựng thương hiệu

Để định vị thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần dựa trên những nền tảng vững chắc và rõ ràng. Định vị không phải là việc doanh nghiệp cố gắng tạo ra các giá trị khác biệt vô tác dụng để trở nên nổi bật mà định vị là việc doanh nghiệp tối ưu những giá trị đang tồn tại, truyền tải chúng để chúng trở nên sâu sắc, khác biệt trong tâm trí khách hàng. Dưới đây là 7 nền tảng thiết yếu để định vị thương hiệu thành công, góp phần tạo dựng nên giá trị thương hiệu.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì và 9 phương pháp định vị thương hiệu?

  1. Chất lượng

Sự đánh giá về chất lượng phụ thuộc rất lớn vào cảm quan cá nhân của từng người sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Với mỗi sản phẩm/dịch vụ, đều có những ý kiến nhận xét tích cực và tiêu cực. Không có sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo tuyệt đối, vậy nên, thay vì chạy theo việc để mình trở nên “tốt nhất”, doanh nghiệp có thể định vị chất lượng theo hướng “phù hợp nhất”.

Theo Al Reis và Laura Reis (chuyên gia thương hiệu), cách tốt nhất để khẳng định chất lượng là thu hẹp định vị của sản phẩm hay thương hiệu. Bạn tập trung để thực hiện định vị thương hiệu dựa trên đặc điểm tốt nhất của sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ như: hệ điều hành IOS – An toàn, mượt tuyệt đối. Android – Siêu mở với những nhà phát triển. Bạn không nên quá tham vọng khi định vị mình đến mức hoàn hảo vì lúc đó sẽ vào tầm ngắm của dư luận. Ví dụ điển hình như Bphone – Chất về mọi mặt: giá, cấu hình, camera… khiến sản phẩm nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ thị trường.

dinh-vi-thuong-hieu-qua-gia-tri

  1. Giá trị

Giá trị ở đây chính là giá trị khách hàng có được khi đến với thương hiệu của bạn. Giá trị đó là tỉ lệ giữa lợi ích và chí phí khách hàng phải bỏ ra (Giá). Khi giá trị bạn trao cho khách hàng càng cao, chi phí thấp, chất lượng cao, định vị thương hiệu của bạn càng dễ thành công.

Bạn không cần lo lắng nếu giá bạn cung cấp quá thấp sẽ làm giảm uy tín, sức mạnh thương hiệu của bạn. Ví dụ tiêu biểu như Grab. Grab đã chứng minh được rằng cung cấp dịch vụ giá rẻ mà vấn có được hình ảnh thương hiệu mạnh là hoàn toàn khả thi. Giá trị mang lại cho khách hàng đã giúp Grab định vị thành công tại thị trường Việt Nam.

  1. Tính năng

Tính năng hay công dụng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng làm nền tảng để định vị thương hiệu sản phẩm. Nó khá dễ để định vị và mang lại hiệu quả ngay vì nó đánh trực tiếp vào nhu cầu, sự tin tưởng của khách hàng.

Năm 1992, IBM cho ra chiếc điện thoại với tính năng cảm ứng đầu tiên tên là IBM Simon. Với định vị này, IBM đã thực sự nổi bật. Nhưng định vị bằng tính năng khiến dễ bị lung lay khi đối thủ cũng có tính năng tương tự. Simon hoàn toàn biến mất khi Apple tung ra điện thoại cảm ứng năm 2007, lúc này thời đại Smart phone thật sự bùng nổ.

  1. Vấn đề – Giải pháp

Khách hàng luôn có vấn đề và họ luôn đi tìm giải pháp để giải quyết những vấn đề của họ. Nếu định vị đúng và trúng vào giải pháp họ cần, thương hiệu của bạn sẽ được nhớ mãi như một người bạn thân thiết, vị cứu tinh. Giải pháp là con đường tắt dẫn thẳng đến trái tim khách hàng.

Những thương hiệu hàng tiêu dùng gia đình thường sử dụng định vị này để xác định vị thế thương hiệu và tiếp cận khách hàng của mình. Sunlight đã tận dụng điều này rất triệt để. Vấn đề đau đầu của những bà nội trợ là đống bát đĩa đầy dầu mỡ. Giải pháp là Sunlight chanh 100 – Đánh bay dầu mỡ gấp 5 lần. Quả thực là một định vị hấp dẫn với những ai phải mất hàng giờ vật lộn với bát đĩa, dầu mỡ.

  1. Đối thủ

Nếu đối thủ trực tiếp của bạn mạnh thì chắc chắn bạn cũng mạnh. Một con thỏ đấu với một con hổ. Chắc chắn, tiếng tăm của con thỏ sẽ vang xa. Ngược lại, danh tiếng của con hổ sẽ bị sứt mẻ phần nào.

Định vị thương hiệu dựa vào sức mạnh của đối thủ được coi là một chiến lược hay nếu đối thủ đang đi trước và chiếm gần như phần lớn thị phần. Các thương hiệu vẫn thường xuyên đối đầu trực diện (Pepsi và Coca) hay gián tiếp (Facebook và Snapchat) với nhau để dành được vị trí hoặc in đậm vào tâm trí khách hàng. Những cuộc chiến giằng co như vậy lại thường mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

dinh-vi-thuong-hieu-doi-thu

Trong thị trường cho thuê xe hơi Mỹ, Avis là người đi sau. Mà đi sau đồng nghĩa với chịu “sự bất bình đẳng”. Bất chấp điều đó, Avis chi cho marketing suốt 13 năm để leo lên vị trí đứng đầu song hoàn toàn thất bại. Chỉ đến khi Avis chấp nhận vị trí dẫn đầu của Hertz, bằng câu slogan – “We try harder” (Chúng tôi luôn cố gắng hơn), Avis là người số 2, Avis mới bắt đầu có lợi nhuận.

Định vị dựa trên đối thủ mạnh có trước giống như đứng trên vai người khổng lồ, tuy bạn quá bé nhỏ nhưng bạn đã cao hơn tất cả những kẻ còn lại.

  1. Cảm xúc

Thương hiệu ảnh hưởng tới cảm xúc của khách hàng. 80% quyết định mua hàng cũng đến từ cảm xúc. Do vậy, sử dụng cảm xúc làm nền tảng cho định vị thương hiệu là một ý kiến không tồi và mang lại hiệu quả cao.

Starbuck là hãng cà phê Mỹ thống trị thế giới, khuấy đảo văn hóa thưởng thức café tại quê nhà và lan rộng ra thế giới. Chủ tịch café Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ nói: “Họ không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”. Nếu điều đó đúng, vậy không dựa trên định vị chất lượng thì với nước đường có mùi café đó, Starbuck đã làm gì để có được ngày hôm nay? Starbuck định vị mình nhờ kết nối cảm xúc (Emotional connection) chứ không phải nhờ chất lượng, vị hơi chua của café Arabica (Brazil) rang cháy. Với danh tiếng, lịch sử lâu năm, 1 lý café Starbuck giá 100.000 VND khiến khách hàng uống cũng thấy sang miệng như đeo chiếc đồng hồ Rolex vậy.

  1. Mối quan hệ khách hàng

Khách hàng chính là đối tượng nhắm đến của định vị thương hiệu. Nếu dựa trên khách hàng để định vị quả là một ý tưởng không tồi. Một thông điệp gắn với người tiêu dùng sẽ tạo nên sự cộng hưởng rất lớn. Nó biến khách hàng thành trung tâm, nhân vật chính. Chiến lược này giúp thương hiệu chiếm được rất nhiều cảm tình của khách hàng.

Nike định vị mình gắn liền với thể thao và câu slogan “Just do it” như thúc giục mọi người hãy thực hiện ngay đi, làm ngay đi đầy năng lượng thể thao. Apple như rơi vào khủng hoảng khi mất đi thị phần cũng đã sử dụng slogan “Think different” với ý nghĩa: hãy giải phóng mọi người khỏi những chiếc máy tính.

Dù thế nào, định vị không phải là những gì bạn làm với sản phẩm. Định vị là những gì bạn tác động lên tâm trí khách hàng. 7 nền tảng trên chính là những then chốt để bạn có thể gắn mình vào tâm trí khó tính của khách hàng thời nay.

Định vị thương hiệu là một chặng đường dài. Nếu bạn vẫn đang khúc mắc trong vấn đề định vị thương hiệu, bạn có thể liên hệ đến Sao Kim để nhận tư vấn miễn phí qua hotline 0907780812hoặc qua email [email protected]

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

7 nền tảng thiết yếu để định vị thương hiệu thành công







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn