Category Archives: Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Quy luật thương hiệu: từ tiên phong đến dẫu đầu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Quy luật thương hiệu: từ tiên phong đến dẫu đầu 2

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Marketing thương hiệu không chỉ là lĩnh vực của cảm hứng hay ý tưởng sáng tạo. Đây đồng thời là “sân chơi” của những quy luật. Trong số đó, từ tiên phong đến dẫn đầu được coi là một trong những quy luật thú vị và thực tiễn bậc nhất. Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu về quy luật này qua bài tổng hợp dưới đây.

TẠI SAO NÊN LÀM NGƯỜI TIÊN PHONG?

Bất cứ ai khi kinh doanh đều hiểu, xây dựng thương hiệu không phải câu chuyện thành công qua đêm. Đó là hành trình dài với nhiều lần thử sai. Một số công ty đi theo chiến lược định vị mình như đơn vị cung cấp sản phẩm tốt nhất với niềm tin khách hàng luôn thích những thứ như vậy. Nhưng liệu niềm tin này có chuẩn xác?

Trong cuốn sách “22 quy luật bất biến trong marketing”, Al Ries và Jack Trout đã chỉ ra rằng: Vấn đề căn bản trong marketing là tạo ra những chủng loại sản phẩm mới mà công ty của bạn là người đi đầu. Đây chính là nội dung của quy luật Tiên phong: Trở thành người dẫn đầu sẽ hiệu quả hơn trở thành người giỏi hơn!

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc tại sao thì hãy thử để chính kinh nghiệm “là khách hàng” của mình kiểm chứng: Khi nghĩ đến nước ngọt có gas- bạn nghĩ đến cái tên nào đầu tiên? Hẳn đó phải là Coca Cola. Vậy khi nghĩ đến mì tôm – là Hảo Hảo, hay Đệ Nhất, Cung Đình hoặc Omachi? Với quần áo thể thao thì sao – Lining, Puma hay Adidas thuyết phục hơn? Điểm chung của những cái tên đầu tiên này là gì? Chúng đều là những thương hiệu đi tiên phong trong ngành, và đến bây giờ, vẫn đang giữ vị trí hàng đầu khó thay thế.

Adidas

NỖI BUỒN CỦA KẺ ĐẾN SAU

Kẻ đến sau không có nghĩa sẽ kém hơn, chậm hơn. Kẻ đến sau hoàn toàn có thể tốt hơn, nhanh hơn, giỏi hơn, nhưng vị trí hàng đầu trong lòng khách hàng đã thuộc về thương hiệu tiên phong. Đi kèm với vị trí hàng đầu, là lợi thế “hớt váng”, bạn sẽ có lượng khách hàng đầu tiên, thị phần đầu tiên – những nền tảng quan trọng để tiếp tục phát triển thương hiệu.

Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn tiếp tục lựa chọn chiến lược chờ đến khi thị trường ổn định, quan sát các thương hiệu tiên phong và rút kinh nghiệm từ các bài học của họ rồi mới gia nhập thị trường. Đây là con đường an toàn và đổi lại, bạn không thể kỳ vọng vị thế như của kẻ đi trước.

Sau Apple, Samsungvà Nokia cùngmột loạt công ty sản xuất điện thoạikhai thác thị trường điện thoại cảm ứng. Samsung có thể có cấu hình tốt hơn, bền hơn, Nokia có thể trẻ trung hơn, mức giá rẻ hơn, nhưng vị trí số một trên thị trường đã có chủ. Và cả Samsung lẫn Nokia hay nhiều công ty khác có lẽ nên vui vẻ với vị trí thứ hai, ba… của mình.

Apple-Inc-icon

CỨ TIÊN PHONG SẼ DẪN ĐẦU?

Bạn đã là người đến sau, và bạn chấp nhận. Câu hỏi đặt ra là, nếu bạn lựa chọn một hướng khác, và là người tiên phong. Thì xác suất để bạn dẫn đầu là 100% hay không?

Thực tế chứng minh không hẳn vậy. Rất nhiều thương hiệu khi thâm nhập một thị trường mới đã vội vàng chọn cách đi tiên phong và cũng rất nhanh chóng thất bại. Vào cuối thập niên 80, Pepsi nhận ra một nhóm khách hàng chưa được chinh phục trước đó – những người uống cola trong bữa sáng. Họ tạo ra Pepsi AM, thứ nước ngọt với hàm lượng caffeine cao.

Pepsi đã đi tiên phong. Tuy nhiên thực tế chỉ ra người ta có thể uống cola trong bữa sáng nhưng không hề có nhu cầu cho một loại nước uống pha trộn giữa nước ngọt và cà phê. Không ai biết và nghĩ rằng mình cần đến Pepsi AM, nên cũng chẳng ai muốn mua. Thêm vào đó, theo các chuyên gia việc đặt tên sản phẩm là Pepsi AM (Pepsi buổi sáng) đã tự giới hạn thời gian khách hàng sử dụng.

PepsiAM

Và kết quả Pepsi AM không những không dẫn đầu được ở thị trường nào mà đã biến mất, đồng thời để lại bài học đáng nhớ cho hãng nước giải khát danh tiếng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH DẪN ĐẦU?

Hãy nỗ lực sáng tạo, khác biệt và nhanh chóng. Sáng tạo để tìm tòi ra những ý tưởng kinh doanh mới, khác biệt để khiến mình nổi bật lên so với đối thủ, và nhanh chóng xâm chiếm những thị trường mới mẻ. Nếu không thể đi tiên phong trong những thị trường rộng lớn, sẽ là khôn ngoan nếu bạn bắt đầu với thị trường ngách tiềm năng.
Để trở thành một trong những thương hiệu cao cấp nổi tiếng thế giới, phân phối đủ cả máy cạo râu, dao cạo râu, dầu gội đầu hay gel cạo râu – Gillette đã làm gì? Lựa chọn sản xuất một sản phẩm hết sức bình thường: dao cạo râu – nhưng đi tiên phong trên thị trường về loại dao cạo râu an toàn.

Song song với đó, bản thân Gillette không hề coi mình đơn thuần là công ty sản xuất dao cạo mà hãng rất biết cách nâng tầm nó lên thành sản phẩm làm đẹp cho nam giới, thậm chí cao hơn, gieo vào đầu khách hàng suy nghĩ những người dùng dao cạo Gillette là những người biết chăm chút đến ngoại hình của mình.

Nhờ những chiến lược khôn ngoan và bài bản, hẳn sẽ còn rất lâu nữa mới có một hãng dao cạo râu đủ sức chiếm ngôi vị đỉnh cao của thương hiệu này.

Gillette

DẪN ĐẦU RỒI LÀM GÌ TIẾP?

Bạn đã có được lợi thế đi tiên phong và vị trí dẫn đầu trên thị trường. Chúc mừng bạn. Nhưng chặng đường phía trước vẫn còn rất dài bởi giành được vị trí dẫn đầu đã khó. Duy trì nó còn khó khăn gấp ngàn lần.

Bất cứ khi nào thương hiệu của bạn có dấu hiệu bão hoà dù vẫn đang giữ vị thế tiên phong, hãy nhớ đến quá khứ của Yahoo- một công ty từng đi tiên phong về công cụ tìm kiếm trước cả Google, dẫn đầu về mạng xã hội với Blog Yahoo! 360 trước cả Facebook và công cụ chat Yahoo! Messenger trước cả Messenger của Facebook hiện tại. Và cũng đừng quên hiện tại buồn tẻ khi bị Verion mua lại rẻ mạt của thương hiệu này. Khi đang ở trên đỉnh cao, chỉ cần một phút mất tập trung, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể trở thành lịch sử.

yahoo-bi-dong-cua

Xây dựng thương hiệu là cuộc chiến dài hơi. Sau khi đã có được lợi thế tiên phong, đừng chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng mà hãy nhớ tập trung cải tiến, duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

KẾT

Xét cho cùng, từ tiên phong đến dẫn đầu chỉ là một trong số những quy luật cơ bản trong xây dựng thương hiệu. Để xây dựng thương hiệu thành công, bạn còn cần đảm bảo hàng trăm yếu tố khác. Cần thêm tư vấn để có được công thức hiệu quả cho thương hiệu của mình, hãy liên hệ với các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Sao Kim chúng tôi tại 0907780812hoặc [email protected].

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Quy luật thương hiệu: từ tiên phong đến dẫu đầu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu? 105

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Xây dựng Thương hiệu có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ với bất cứ doanh nghiệp, người làm kinh doanh hay các Marketer. Tuy nhiên, nói đến thương hiệu là nói đến một phạm trù vô cùng rộng lớn mà không phải ai cũng hiểu biết sâu sắc và đủ trải nghiệm để nắm bắt và ứng dụng thành công.

Doanh-nghiep-nho-co-nen-xay-dung-thuong-hieu

Thương hiệu là yếu tố sống còn với bất kỳ doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh doanh

Một thực tế rằng chi phí để đầu tư xây dựng, duy trì cũng như phát triển thương hiệu là không hề nhỏ. Và, các công ty có tiềm lực tài chính càng mạnh, chi tiền cho thương hiệu càng nhiều thì thành công và phát triển hơn nữa. Điển hình như các thương hiệu Samsung, Pepsi, Cocacola hay thương hiệu mới nổi Oppo Smartphone.

Nói như thế, không có nghĩa là chỉ công ty lớn, tài chính mạnh mới cần và đủ sức để tạo dựng thương hiệu và không doanh nghiệp nhỏ thì không cần hoặc không đủ lực. Sao Kim sẽ giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ giải đáp câu hỏi Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu?qua những thông tin và phân tích ngay sau đây.

1. Tài sản vô giá của doanh nghiệp

Bởi vì, nói đơn giản nhất, thương hiệu là bộ mặt, là tài sản vô giá của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào. Thương hiệu là yếu tố giúp duy trì, nhận diện cũng như giúp doanh nghiệp tồn tại, phát triển. Vì vậy, là doanh nghiệp, quy mô nhỏ, vừa hay lớn đều cần có một cái tên, tức thương hiệu của riêng mình.

Tai-san-ten-thuong-hieu

Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp

Khách hàng sẽ không biết bạn là ai nếu bạn không có một cái tên riêng cho “đứa con tinh thần” của mình. Bạn nên nhớ, là một doanh nghiệp thực thụ, kinh doanh lâu dài thì phải có thương hiệu để gợi nhớ, gắn liền, tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Nên nhớ, điều lưu lại trong đầu khách hàng đầu tiên và lâu nhất chính là tên công ty – thương hiệu, sau đó mới đến loại sản phẩm bạn đang kinh doanh.

>>> Xem thêm Vai trò của việc đặt tên trong quá trình xây dựng thương hiệu

2. Thu hút khách hàng mới

Thương hiệu là ấn tượng, là thiện cảm đầu tiên khách hàng nhớ về bạn, về sản phẩm của bạn. Và hơn nữa, một doanh nghiệp nhỏ, lại không có thương hiệu chuyên nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn đang “khởi đầu cho một thất bại”.

Cùng với đó, khách hàng có xu hướng lựa chọn cũng như ấn tượng ngay với doanh nghiệp có thương hiệu thu hút. Vậy nên, doanh nghiệp nhỏ thì hãy đầu tư cho mình một thương hiệu tốt, đây chính là “thỏi nam châm” hút khách cho công ty của bạn đấy!

3. Tạo uy tín cho công ty

Doanh nghiệp nhỏ đồng nghĩa với chi phí truyền thông, quảng bá khá hạn hẹp. vậy nên, nếu không có chiến lược xây dựng thương hiệu riêng, bạn hầu như không có chỗ đứng về “niềm tin” trong khách hàng. Ngoài nhu cầu, 60% yếu tố khiến khách hàng chọn mua sản phẩm đó chính là uy tín của công ty. Và không yếu tố nào khác, chính thương hiệu là “kim chỉ nam” tạo nên uy tín cũng như niềm tin, sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn.

Thuong-hieu-tao-niem-tin

Thương hiệu tạo nên niềm tin đối với khách hàng

4. Giúp doanh nghiệp bạn dễ nhớ hơn

Tất nhiên rồi, bạn chắc chắn sẽ không nhớ, không ấn tượng một chút nào với một sản phẩm của một công ty không có thương hiệu riêng. Ngay cả những quán trà sữa ven đường, shop thời trang nhỏ lẻ cũng có thương hiệu thì tại sao doanh nghiệp bạn lại bỏ qua yếu tố quyết định này? Thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ của bạn vươn lên thành đối thủ đáng gờm trong tương lai đấy!

He-thong-nhan-dien-thuong-hieu-La-Fruta

Hệ thống nhận diện quán cafe La Frutagiúp khách hàng dễ nhớ đến thương hiệu

>>> Tham khảoXây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

5. Tăng tính cạnh tranh

Thương hiệu chắc chắn là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp bạn dễ nhớ, tạo được uy tín, niềm tin với những “thượng đế”. Từ đó, sản phẩm của bạn mới có thể cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường hàng hóa khắc nghiệt này.

6. Thương hiệu giúp truyền tải câu chuyện về chính mình

Mỗi một cái tên sẽ hàm chứa một ý nghĩa nhất định. Với một thương hiệu thì đó còn là cả một thông điệp, một câu chuyện về chính công ty hay sản phẩm ấy. Nếu bạn biết khai thác khía cạnh này, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ là chiếc thuyền kết nối giữa công ty với khách hàng tuyệt vời nhất.

92wear-logo

Thời trang 92wear – Nice to wear với việc đặt tên và thiết kế logo do Sao Kim thực hiện

7. Bắt kịp xu hướng thị trường

Có một điều chắc chắn là bạn không thể kinh doanh với một doanh nghiệp không có thương hiệu. Và đặc biệt daonh nghiệp nhỏ thì vấn đề thương hiệu nên, cần và phải có để có thể tồn tại mà không bị biến mất trong “biển” doanh nghiệp trên thị trường.

Vậy nên, bạn phải có và xây dựng thương hiệu riêng cho công ty một thương hiệu riêng. Không những thế, bạn cần phải đầu tư và thật sự nghiêm túc để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín cho công ty của mình. Đây là cả một kế hoạch dài hạn với những chiến lược, kế hoạch bài bản, sự đầu tư đúng đắn.

Bạn cần phải đầu tư và thật sự nghiêm túc để xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín cho doanh nghiệp.

8. Truyền tải cam kết của bạn

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là danh xưng của doanh nghiệp mà còn phản ánh, thể hiện cam kết, sự nghiêm túc và uy tín của chính bạn. Vậy nên, một khách hàng, đối tác sẽ đánh giá cao một doanh nghiệp với một thương hiệu ấn tượng, tin cậy. Đây là nền tảng để bạn kinh doanh, giao dịch cũng như phát triển doanh nghiệp lớn mạnh hơn trên thị trường cạnh tranh khắc nghiệt.

Một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp sẽ là yếu tố giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh, phát triển và đứng vững trên thị trường. Điều này cực kỳ cần thiết và cần phải thực hiện ngay.

He-thong-nhan-dien-thuong-hieu-Petimex

Một thương hiệu mạnh, chuyên nghiệp sẽ là tiền tố giúp doanh nghiệp nhỏ tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn

Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, tạo niềm tin với khách hàng hiện hữu và dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng. Không những thế, thương hiệu tốt sẽ giúp bản thân doanh nghiệp thu hút, chiêu dụng được người tài, phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

Hy vọng với những chia sẻ từ Sao Kim sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu và có những định hướng tốt nhất trong thời gian tới!

Chúc doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh và phát triển với một thương hiệu tốt!

Để nhận được tư vấn chuyên sâu về xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực – ngành nghề của bạn, hãy liên hệ ngay với Sao Kim theo form mẫu dưới đây, và nhớ ghi rõ ngành nghề và vấn đề bạn gặp phảiđể nhận được hỗ trợ chính xác nhất.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Những lỗi dễ mắc phải khi xây dựng thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Những lỗi dễ mắc phải khi xây dựng thương hiệu 208

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một công việc vô cùng quan trọng, khiến doanh nghiệp hao tâm tổn trí, đồng thời cũng đặt nhiều tâm huyết và kỳ vọng nhất. Tuy vậy, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ những lỗi dễ mắc phải để mọi doanh nghiệp có thể kịp thời tránh và chấn chỉnh trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình.

1. Nhận diện thương hiệu thiếu nhất quán

Sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp hay mắc phải là không tạo được sự nhất quán trong mọi hình ảnh, tinh thần, thông điệp của thương hiệu. Một công ty cần sử dụng cùng một tên, logo và tag line trong moi giao dịch trong và ngoài công ty. Tên của công ty ở ngoài biển hiệu cũng phải giống với tên ở trên website, hay trong danh thiếp của bạn. Phong cách giao dịch với khách hàng, dù qua điện thoại, email, website hay giao dịch trực tiếp đều phải nhất quán trong văn phong, lời nói. ….Chỉ khi có sự nhất quán mọi lúc, mọi nơi, bạn mới có thể để lại dấu ấn đối với khách hàng.

2. Hình ảnh nghèo nàn

Nếu bạn muốn khách hàng ấn tượng về thương hiệu, hãy luôn nhớ rằng hình ảnh quan trọng hơn nhiều lần lời nói. Sai lầm của nhiều thương hiệu là không tạo được hình ảnh, hoặc hình ảnh không nhất quán, thiếu ấn tượng đối với khách hàng. Hãy tham khảo các thương hiệu lớn, bạn sẽ thấy họ không bao giờ xem nhẹ việc sáng tạo nên những hình ảnh đặc trưng của thương hiệu và quảng bá rộng rãi những hình ảnh đó tới khách hàng.

kfcNhắc đến KFC, hình ảnh ông già tóc bạc đeo kính sẽ được khách hàng nhớ đến đầu tiên

3. Thiếu sự khác biệt

Một lỗi phổ biến khác của nhiều doanh nghiệp khi xây dựng thương hiệu là thiếu sự sáng tạo và khác biệt. Nếu bạn muốn nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh, đừng sử dụng những công thức chung chung, lỗi thời khi xây dựng logo, website hay bất kì yếu tố nhận diện thương hiệu nào. Điều này sẽ chỉ kéo bạn ngang hàng và chìm trong những doanh nghiệp cạnh tranh khác mà thôi.

4. Không tận dụng khách hàng thân thiết

Một trong những công cụ marketing hữu hiệu nhất chính là WOM (quảng cáo truyền miệng). Hãy hỏi ý kiến khách hàng hay đối tác về những chương trình quảng cáo hay chiến dịch marketing mới cũng như đánh giá của họ về điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu. Bạn cũng có thể xin ý kiến khách hàng để trích dẫn các nhận xét của họ trên brochure hay quảng cáo của doanh nghiệp.

khachhang-daisuthuonghieu

Khách hàng sẽ là đại sứ thương hiệu hiệu quả nếu họ hài lòng về thương hiệu

5. Sử dụng ảnh chụp

Những thương hiệu sử dụng ảnh chụp trên thiết kế logo của mình thường rất khó, nếu không muốn nói là không thể sử dụng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn cho những thiết kế thương hiệu thành công là không sử dụng bất kì hình thức ảnh chụp nào, đặc biệt là ảnh có độ phân giải thấp. Hãy nhìn vào những thương hiệu hàng đầu thế giới như Nike, Apple, Chanel…, bạn sẽ thấy rõ điều đó. Vì vậy, thay vì việc đau đầu chọn ảnh chụp để lồng vào trong logo, bạn hãy chọn một thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình.

6. Phức tạp hóa thương hiệu

Các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng thương hiệu có thể lấy Coca-cola như một ví dụ điển hình cho nguyên tắc “đơn giản là sự tinh tế tối thượng”. Thương hiệu nước giải khát hàng đầu này đã có hơn 100 năm lịch sử hình thành và phát triển, nhưng so với hình ảnh logo với dòng chữ Coca-cola đơn giản từ những ngày đầu thành lập, logo hiện nay của hãng hầu như không có nhiều sự khác biệt. Hãy luôn nhớ rằng, hình ảnh càng đơn giản, khách hàng sẽ càng dễ nhớ đến bạn hơn.

cocacola

Qua nhiều thời kỳ, logo đơn giản của Coca-cola không có nhiều sự thay đổi đáng kể

7. Hình ảnh truyền thông thiếu nhất quán

Hãy tưởng tượng nếu thương hiệu của bạn trông rất bắt mắt trên brochure hay báo giấy, nhưng trên website lại được trình bày mờ nhạt, thậm chí lộn xộn. Khách hàng cảm nhận được sự khác biệt trên những phương tiện truyền thông khác nhau và sẽ cảm thấy bị “rối”. Một thương hiệu mạnh cần truyền tải được những thông điệp giống nhau với chất lượng không đổi trên mọi phương tiện truyền thông.

8. Slogan thiếu chân thực

Nếu bạn đã đi siêu thị Big C không dưới 3 lần và đều thấy giá cả các mặt hàng đắt đỏ hơn so với các hệ thống cửa hàng hay siêu thị khác, chắc hẳn bạn sẽ không còn tin tưởng vào slogan “Giá rẻ cho mọi nhà” của họ. Nếu như những câu slogan, tag line không thể hiện đúng thực tế của thương hiệu, khách hàng sẽ không tin tưởng bạn, và những nỗ lực marketing sau này sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

bigc

Big C tạo được niềm tin của khách hàng vì thực hiện đúng slogan “Giá rẻ cho mọi nhà”

9. Không biết bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đâu

Một điều không mới nhưng lại thường bị các doanh nghiệp bỏ qua, đó là bạn không tạo ra một thương hiệu, bạn chỉ xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Chỉ có bạn mới hiểu rõ hơn ai hết thế mạnh của mình là gì, và bạn muốn truyền tải những thông điệp gì tới khách hàng. Chính bạn và nhân viên của công ty mới là những đại sứ tâm huyết và hiệu quả nhất cho thương hiệu, đưa thương hiệu đến với mọi khách hàng.

Trên đây là 9 lỗi dễ mắc phải khi xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ còn có thể nảy sinh rất nhiều vấn đề mà bài viết này chưa thể đề cập hết. Nếu bạn muốn nhận được những chia sẻ chuyên sâu từ các chuyên gia trong xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ với Sao Kim qua số máy 1900.6451 hoặc email [email protected].

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Những lỗi dễ mắc phải khi xây dựng thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn