Category Archives: Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ thành công

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ thành công 2

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn đang còn loay hoay tìm cách để xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, do đó bạn cần phải lựa chọn hướng đi đúng ngay từ đầu. Lựa chọn sai không những không giúp phát triển thương hiệu mà còn dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng.

= >> Tham khảo 11 Bước để một doanh nghiệp vừa và nhỏ chinh phục được khách hàng của mình với một thương hiệu mạnh!

Thực hiện 5 bước dưới đây đảm bảo doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu thành công.

Hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Cổ nhân có câu “Hiểu mình, hiểu người trăm trận trăm thắng”. Trong xây dựng thương hiệu đòi hỏi bạn phải thực sự hiểu doanh nghiệp của mình. Bạn cần hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Đồng thời, cần phải hiểu rõ thị trường. Bạn cần biết được những thời cơ, thách thức trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

=>> Nếu bạn vẫn chưa hiểu giá trị cốt lõi của một thương hiệu là gì hãy tham khảo thêm bài viết này ! ”Vai trò của một thương hiệu với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để xác định được năng lực của doanh nghiệp, bạn nên sử dụng mô hình phân tích SWOT. Trên thị trường, mức độ cạnh tranh là rất lớn. Đừng chạy theo thị trường. Bạn hãy hiểu giá trị cốt lõi của mình là gì và hãy tập trung vào phát triển những giá trị cốt lõi ấy.

Với đối thủ, bạn cần biết được điểm yếu của đối thủ và nắm chắc lấy nó. Bạn cần tập trung khai thác điểm yếu của đối thủ và biến nó thành lợi thế của bạn.

Thương hiệu cần truyền tải được giá trị cốt lõi doanh nghiệp.
Thương hiệu cần truyền tải được giá trị cốt lõi doanh nghiệp.

Hiểu khách hàng của mình

Bạn đã hiểu mình, hiểu đối thủ và giờ là cần hiểu khách hàng của mình. Mỗi một sản phẩm đều hướng đến những đối tượng tiêu dùng cụ thể. Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai và họ như thế nào.

Đây chính là giai đoạn bạn tìm kiếm và phác họa chân dung, hành vi, thái độ, cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng. Khi hiểu được khách hàng, bạn mới có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt đẹp chính là bạn bạn đang xây dựng thương hiệu cho mình.

Khách hàng càng cảm nhận được nhiều điều ấn tượng về doanh nghiệp thì thương hiệu càng có khả năng ăn sâu trong tâm trí khách hàng. Vì thế hãy tận dụng mọi cơ hội tạo ra nhiều điểm chạm ấn tượng nhất có thể.

Không ngừng sáng tạo

Bạn có từng hỏi, điều gì làm nên thành công của các doanh nghiệp? Đó chính là sáng tạo. Bài học từ các thương hiệu thành công cho thấy họ sáng tạo không ngừng.

Học hỏi từ đối thủ là điều cần thiết, nhưng không có nghĩa áp dụng hoàn toàn những gì đối thủ làm. Vì mỗi doanh nghiệp mỗi hoàn cảnh và điều đó là không khả thi. Tốt hơn hết là bạn cần tập trung vào phát huy lợi thế của chính mình.

Thay vì chạy theo thị trường, tốt nhất là bạn nên tập trung vào khách hàng. Bạn hãy mang nhiều giá trị hơn đến cho khách hàng. Sự sáng tạo của bạn đó chính là mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng sản, dịch vụ của bạn. “Khách hàng là thượng đế” cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng đắn.

Sáng tạo nhiều hơn để khách hàng hài lòng.
Sáng tạo nhiều hơn để khách hàng hài lòng.

Thiết lập triết lý thương hiệu phù hợp

Thật hiếm thấy có doanh nghiệp nào chỉ nói là kinh doanh đơn thuần mà không có triết lý kinh doanh nếu muốn phát triển. Triết lý thương hiệu cần được thể hiện cụ thể qua sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Một tầm nhìn phù hợp cần phải có tính khả thi, một sứ mệnh đẹp phải truyền được cảm hứng cho toàn thể đội ngũ. Tầm nhìn và sứ mệnh cần phù hợp với doanh nghiệp và có thể thay đổi nếu hoàn cảnh bắt buộc.

Tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp cần phải được gói gọn trong những cụm từ ngắn gọn, súc tích và sắc bén. Slogan, tag-line chính là cách hiệu quả để truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khóa càng sắc thì hiệu quả truyền thông thương hiệu càng cao.

Xây dựng hệ thống nhận diện chuyên nghiệp, đồng bộ

Có một triết lý không thể bỏ nếu muốn xây dựng thương hiệu thành công, đó là tạo nên các điểm chạm thương hiệu càng nhiều và càng ấn tượng càng tốt. Khách hàng có thể không nhớ tên doanh nghiệp nhưng chắc chắn sẽ nhớ hình ảnh logo nhận diện thương hiệu của bạn.

Nhận diện thương hiệu càng độc đáo, ấn tượng càng dễ thu hút sự chú ý của khách hàng và dễ dàng được tiếp nhận. Tần suất xuất hiện của nhận diện thương hiệu càng nhiều và sự tiếp xúc càng thường xuyên thì thương hiệu càng có khả năng được khách hàng ghi nhớ.

Thương hiệu con đường ngắn nhất để đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng!

5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ thành công







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




4 bước đánh giá nhanh hiện trạng thương hiệu doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

4 bước đánh giá nhanh hiện trạng thương hiệu doanh nghiệp 105

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều về xu hướng, thị hiếu, về những thay đổi của thị trường…. Điều này chỉ nói lên một điều rằng, theo thời gian với những yếu tố tác động của môi trường, công việc và tất cả mọi thứ đều có những thay đổi nhất định. Thương hiệu cũng vậy nắm bắt được sự thay đổi của thương hiệu chính là một chìa khóa thành công để trèo lái doanh nghiệp của bạn đi tới thành công!

= >> Định vị thương hiệu – Gía trị để biết doanh nghiệp mình đang ở đâu và cần điều gì ??

Cần đánh giá lại thương hiệu thường xuyên.
Thương hiệu cần được chăm chút, vun đắp mỗi ngày,

Là một chủ doanh nghiệp có bạn giờ bạn tự hỏi thương hiệu của doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên thị trường, hơn kém so với đối thủ ra sao. Bạn có bao giờ tìm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp của mình, hoặc hình ảnh hiện tại có phù hợp, có phản ánh đúng thông điệp, vị thế mà doanh nghiệp muốn truyền tải, có phù hợp với xu thế phát triển chung?

Ngay cả với những thương hiệu được thiết kế tốt trước đó thì theo thời gian cũng có thể trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Một thương hiệu không còn phù hợp sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của thương hiệu là cách để kiểm soát quá trình phát triển thương hiệu. Hiểu được thực trạng thương hiệu giúp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết.

= >> Cùng nhìn lại 5 bước để biết thương hiệu của doanh nghiệp mình đang ở đâu!

Dưới đây là 4 bước giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thực trạng thương hiệu của mình.

1. Đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu

Thương hiệu chính là đại sứ truyền tải những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng. Một doanh nghiệp không có tầm nhìn hoặc thiết kế thương hiệu không truyền tải được tầm nhìn doanh nghiệp đều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Điều đó chẳng khác nào một người đi đường mà không biết phương hướng đi về đâu.

Thương hiệu cần truyền tải được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Thương hiệu cần truyền tải được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có tác động trên cả 2 phương diện: bên trong và bên ngoài. Đây chính là kim chỉ nam hành động của tập thể doanh nghiệp nhằm hướng tới đạt được mục tiêu chung. Đồng thời, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng là những cam kết về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.

Là chủ doanh nghiệp, bạn cần đánh giá lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đã được truyền tải như thế nào đến công chúng. Thương hiệu của bạn đã làm tròn sứ mệnh truyền tải thông điệp đến khách hàng hay chưa. So với mục tiêu đề ra, thiết kế thương hiệu của bạn đã đạt được và chưa đạt được điều gì về truyền thông thương hiệu?

2. Đánh giá hiện trạng logo thương hiệu

Nếu thương hiệu là đại sứ của doanh nghiệp thì logo là bộ mặt của thương hiệu. Một khi bạn đã xác định được những gì cần truyền tải qua thương hiệu thì công việc quan trọng tiếp theo là xây dựng logo. Thiết kế logo là bước cụ thể hóa thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu…của doanh nghiệp cần được truyền tải khéo léo qua logo.

Logo thương hiệu cần truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp.
Một sản phẩm thiết kế logo của Sao Kim.

Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết bạn hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và hơn ai hết bạn cũng hiểu rõ những thông điệp nào cần truyền thông qua thương hiệu. Do đó, bạn cần tự đánh giá liệu thiết kế logo của doanh nghiệp đã biểu đạt, mô tả đầy đủ các thông điệp truyền thông? Và logo đã truyền thông thông điệp doanh nghiệp hiệu quả?

Một thông điệp truyền thông thương hiệu hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một logo đủ sức nặng truyền tải thông điệp ấy. Tuy nhiên, cần nhớ rằng logo hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một chiến lược thương hiệu mạnh. Chiến lược thương hiệu chính là đôi cánh cho logo thương hiệu của bạn.

Nếu bạn cảm thấy logo của bạn chưa thực hiện được sứ mệnh truyền tải thông điệp của mình thì đã đến lúc bạn cần tìm một mẫu logo mới. Bạn cần thiết kế được một logo mới để thực hiện tốt hơn chức năng truyền thông thương hiệu.

3. Đánh giá cảm nhận của khách hàng, đối tác đối với thương hiệu

Những bước trên là nền tảng để tạo nên sự thành công cho thương hiệu. Đó là các công việc bạn cần thực hiện để đảm bảo thương hiệu có thể thành công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nỗ lực từ phía doanh nghiệp của bạn. Một thương hiệu thành công điều cốt yếu là phải được đánh giá từ phía đối tác, khách hàng.

Xây dựng thương hiệu dựa trên ý kiến của khách hàng.
Cần lắng nghe ý kiến khách hàng để định vị lại thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là xây dựng cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Xây dựng thương hiệu khác với xây dựng sản phẩm. Xây dựng sản phẩm là tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Còn xây dựng thương hiệu là tạo ra những cảm nhận, những nhận thức tốt, ấn tượng về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Những cảm nhận của khách hàng, đối tác về thương hiệu chính là thước đo thành công của thương hiệu.

Là chủ doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu xem nhận diện thương hiệu và hành vi thương hiệu liệu có nhất quán trong tâm trí đối tác và khách hàng hay không. Mức độ cảm nhận thương hiệu của họ như thế nào. Nếu kết quả cho thấy mức độ cảm nhận thương hiệu thấp, cảm nhận thương hiệu chưa đủ sức mạnh kích thích hành vi tiêu dùng thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.

4. Đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược thương hiệu

Ngay từ đầu khi xây dựng doanh nghiệp, bạn đã phải xác định chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Sau thời gian phát triển, bạn cần nhìn nhận, đánh gia xem thương hiệu thực tại đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Thương hiệu của doanh nghiệp liệu đã đi đúng hướng, có những ưu điểm và hạn chế nào. Với thực trạng hiện tại, thì thương hiệu của doanh nghiệp nên được thay đổi như thế nào.

Phát triển thương hiệu cần phù hợp với chiến lược thương hiệu.
Đánh giá lại thương hiệu để xây dựng thương hiệu hiệu quả hơn.

Những kết quả đánh giá ở các bước trên sẽ là những dữ liệu quan trọng làm căn cứ để bạn nhận biết thực trạng thương hiệu của doanh nghiệp. Sau khi biết được thực trạng thương hiệu, điều quan trọng là bạn sẽ điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào. Học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia là những lời khuyên đối với doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hiệu quả.

Tái định vị thương hiệu điều cần làm để biết doanh nghiệp mình đang thiếu điều gì để có thành công!

4 bước đánh giá nhanh hiện trạng thương hiệu doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




6 phương pháp mở rộng thương hiệu phổ biến nhất

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

6 phương pháp mở rộng thương hiệu phổ biến nhất 208

Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu

Bạn đã có một thương hiệu chính đủ mạnh, một ý tưởng về mở rộng thương hiệu đủ thú vị, nhưng chưa biết làm thế nào để kết nối từ nền tảng sẵn có và ý tưởng mới một cách hiệu quả. Đừng lo lắng, hãy thử một trong 6 gợi ý về phương pháp mở rộng thương hiệu mà Sao Kim mang đến cho bạn như sau:

1. Mở rộng thương hiệu với “BÌNH MỚI, RƯỢU CŨ”

Mở rộng thương hiệu không nhất thiết phải bắt đầu với những phương pháp phức tạp. Nó hoàn toàn có thể đơn giản là việc thay đổi về mặt hình thức/cách thức phân phối tới khách hàng cho sản phẩm hiện tại của bạn. Một phương pháp hoàn toàn đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả để thu hút nhiều nhóm khách hàng với những tính cách khác nhau.

Tạp chí Economist vốn nổi tiếng với các báo cáo về phân tích kinh doanh- chính trị toàn cầu dưới dạng bản in. Tuy nhiên, với xu hướng digital hiện nay, họ đã phát triển cả phiên bản ebook phục vụ những khách hàng thích đọc tài liệu trên các thiết bị điện tử. Với cách làm này, Economist đã giữ chân được một lượng khách hàng không hề nhỏ.

Bên cạnh các dòng sản phẩm cà phê rang xay truyền thống để phục vụ những người muốn uống cà phê phin, Trung Nguyên cũng phát triển các sản phẩm cà phê đóng gói (vẫn với nguyên liệu của cà phê rang xay) cho những khách hàng muốn cà phê uống liền. Kết quả G7 trở thành một trong những thương hiệu mạnh nhất trong hệ thống thương hiệu của Trung Nguyên đồng thời mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ cho tập đoàn.

G7

2. Phương pháp mở rộng thương hiệu “BÌNH CŨ, RƯỢU MỚI”

Một cách thức thông minh khác để mở rộng thương hiệu chính là chuyển đổi thành phần của sản phẩm. Bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào trên thị trường đều được cấu thành từ hàng trăm các yếu tố khác nhau. Một hương vị mới, thành phần, màu sắc mời hoàn toàn mang đến những thị trường tiềm năng cho sản phẩm của bạn.

Đây cũng là cách thức mà Unilever áp dụng cho hàng loạt sản phẩm cùng dưới thương hiệu Pond’s của mình. Từ Pond’s tinh chất ngọc trai cho những khách hàng thích làn da trắng mịn, tới Pond’s tinh chất nhân sâm- nghệ tây có thành phần trị mụn hay Pond’s chứa carbon hoạt tính với tác động làm sạch hoàn hảo.

Tương tự với một số sản phẩm có tính chất thời điểm, việc liên tục thay đổi một yếu tố trong sản phẩm sẽ khiến sản phẩm không bị nhàm chán mà vẫn thu hút được khách hàng.

Thay vì những hương vị truyền thống, nhiều năm nay, các dòng bánh trung thu bắt đầu thêm vào danh sách của mình bánh trung thu nhân matcha trà xanh, bánh trung thu nhân khoai môn trứng muối… vừa mới lạ, hợp thời và tất nhiên khách hàng sẽ khó lòng từ chối một sản phẩm độc đáo như vậy.

3. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BỔ TRỢ

Bên cạnh lĩnh vực hoạt động chính, việc mở rộng thương hiệu cho những sản phẩm bổ trợ không phải là cách thức xa lạ đối với các chuyên gia thương hiệu. Chắc hẳn bạn đã từng thấy “bộ đôi” kem đánh răng và bàn chải Colgate, dao cạo đi với lưỡi dao của Gillette hay giấy viết đi kèm với bút bi Thiên Long?

Việc cung cấp những sản phẩm thường hay đi kèm với sản phẩm chính sẽ tạo ra sự mở rộng thương hiệu một cách toàn diện. Mặc dù mỗi thương hiệu sẽ có một thế mạnh chính trong một lĩnh vực, nhưng hẳn bạn không xa lạ với những đề xuất “hãy sử dụng sửa rửa mặt L’oreal kết hợp với nước hoa hồng và kem dưỡng da cùng hãng để đạt hiệu quả tốt nhất”… Thậm chí nhiều thương hiệu như Apple- đủ mạnh để sản xuất hệ điều hành riêng của mình và người tiêu dùng muốn sử dụng Macbook chỉ có thể sử dụng hệ điều hành iOS để có hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc kiểm soát việc mở rộng thương hiệu bổ trợ bởi nếu chuỗi thương hiệu nhánh phù hợp với thương hiệu chính, tác động sẽ là tích cực lên cả doanh nghiệp. Nhưng nếu sa đà vào phát triển những thương hiệu không liên quan, bạn có thể sẽ muốn suy nghĩ lại khi phải giải quyết hậu quả bởi chiến lược vội vàng của mình!

3. ĐỒNG THƯƠNG HIỆU

Kinh doanh không phải lĩnh vực chỉ có cạnh tranh. Nó còn là sân chơi của sự hợp tác. Tự phát triển thương hiệu riêng của mình là tốt. Nhưng trong nhiều trường hợp, bắt tay với một thương hiệu với chuyên môn sâu sắc trong ngành nghề của họ cũng là lựa chọn khôn ngoan.

Hãy thử kiểm nghiệm ở thị trường tài chính Việt Nam. Một số ngân hàng với tiềm lực tài chính của mình đã phát triển các công ty con đa ngành nghề nhưng đa phần khá mờ nhạt và không tận dụng được tiềm lực của công ty mẹ.

Nhưng một số ngân hàng khác, lựa chọn tài trợ cho các dự án bất động sản Techcombank- Vincom, phân phối bảo hiểm của các công ty lớn Citibank- AIA, Aon- Bảo Việt, liên kết phát hành thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airline- VPBank… Những thương vụ hợp tác này với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chiến lược phát triển bài bản đã đem lại thành công cho cả hai bên đối tác và để lại những bài học đáng nhớ về xây dựng thương hiệu.

4. “BẮT TAY” NGƯỜI NỔI TIẾNG

Những thương hiệu cao cấp luôn biết cách tận dụng cả thế mạnh của thương hiệu cốt lõi đồng thời kết hợp với sự nổi tiếng của các ngôi sao trong việc tạo ra những thương hiệu mới. Một trong những ví dụ xuất sắc của việc “bắt tay” với người nổi tiếng là chiếc túi xách trứ danh Hermes Birkin do Hermes kết hợp với Jane Birkin- một nữ minh tinh, ca sĩ, nhà nhân đạo đồng thời là biểu tượng phong cách của phụ nữ châu Âu.

Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết một chiếc Birkin có giá không dưới 12.000 USD và chỉ sản xuất riêng cho một nhóm khách hàng. Chính vì lý do này, Birkin trở thành một trong những phụ kiện đáng mơ ước và xa xỉ bậc nhất đối với phụ nữ khắp thế giới.

Còn với Hermes- công ty từng khởi nghiệp với các sản phẩm yên ngựa và vali, những chiếc túi Birkin (hay trước đó là Kelly- đặt theo tên Công chúa Grace Kelly của Monaco) đã mang lại sức lan toả và thành công kéo dài cho thương hiệu này. Một số phân tích cho thấy, đầu tư vào túi Birkin còn có giá hơn là đầu tư vào cổ phiếu hay vàng, bởi mỗi năm, giá trị của những chiếc túi này tăng 14.2%.

5. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU

Sẽ là thiếu sót khi tìm hiểu về các phương pháp mở rộng thương hiệu mà bỏ qua nhượng quyền- cách thức đã trở nên kinh điển trong việc phát triển sức ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường. KFC, Mc Donalds, Lotteria… là những doanh nghiệp mở rộng được sự hiện diện của mình khắp thế giới nhờ phương pháp nhượng quyền và cũng vô cùng thành công.

nha-hang-mcdonalds

Nhượng quyền thương hiệu giúp doanh nghiệp nhận tiết kiệm thời gian, công sức để tập trung vào hoạt động chính: bán hàng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp thương hiệu mẹ tận dụng được sự trung thành của nhóm khách hàng hiện hữu và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trước khi đối thủ cạnh tranh kịp xuất hiện. Đồng thời bên chuyển giao vẫn nhận được tỷ lệ phần trăm từ hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế logo

Xem thêm những bài viết chất lượng khác

6 phương pháp mở rộng thương hiệu phổ biến nhất







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn