Category Archives: Chia sẻ kinh nghiệm,Chiến lược và kế hoạch,Xây dựng thương hiệu

Chiến lược thương hiệu giúp gì được cho doanh nghiệp và vì sao cần xây dựng?

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Chiến lược thương hiệu giúp gì được cho doanh nghiệp và vì sao cần xây dựng? 2

Chia sẻ kinh nghiệm,Chiến lược và kế hoạch,Xây dựng thương hiệu

Chiến lược thương hiệu giúp gì cho doanh nghiệp và các bước xây dựng chiến lược?

Chiến lược thương hiệu là khái niệm quen thuộc với những ông chủ lớn, là cụm từ nằm lòng với những marketer chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp lúng túng khi gặp phải và không biết phải bắt đầu từ đâu.

Nhiều trường hợp các startup còn chưa xác định được vì sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu và không biết làm như thế nào cho đúng.

Hãy xem xét những thông tin dưới đây bởi chúng sẽ giải đáp được mọi thắc mắc.

chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty-1

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là bản kế hoạch bao gồm các mục tiêu dài hạn và định hướng cụ thể có thể đạt được với đích đến là sự phát triển của một thương hiệu thành công. Chiến lược thương hiệu luôn có sự gắn kết với tính cách, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.

Để hiểu rõ hơn về chiến lược thương hiệu, cần nắm bắt chính xác về khái niệm thương hiệu là gì. Nhiều đơn vị để dễ dàng trong việc thực hiện đã quy thương hiệu là tên, là sản phẩm, logo, trang web hay hệ thống biển bảng và các ứng dụng nhận diện thương hiệu.

Trên thực tế, thương hiệu của công ty hay nhãn hàng còn hơn thế, đó là một thứ vô hình, cảm giác khó xác định, nhưng được định hình rõ ràng thông qua nhận thức của con người.

Để có một thương hiệu chất lượng thì cần xây dựng chiến lược thương hiệu rõ ràng và thực hiện theo đúng chiến lược đã định.

Chiến lược thương hiệu đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu vì sao cần có chiến lược thương hiệu, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động xây dựng thương hiệu.

Rất nhiều Giám đốc điều hành cấp cao hiểu nhầm về bản chất của làm thương hiệu hoặc coi đó là việc không quan trọng. Thật khó để phân tích cho họ nhìn thấy những lợi ích hữu hình. Nếu bạn còn phân vân có nên xây dựng thương hiệu, nghiên cứu ngay nhé!

Hiểu về thương hiệu để xây dựng thương hiệu thành công

Vậy làm thế nào để có một thương hiệu tốt, một thương hiệu mà khách hàng tin tưởng, ưu tiên lựa chọn. Nếu không có một chiến lược thương hiệu rõ ràng thì hoàn toàn không thể. Các doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược để xác định mục đích hoạt động, lên kế hoạch phát triển những giá trị nổi bật để trở nên khác biệt so đối thủ cạnh tranh?

Nói một cách dễ hiểu thì chiến lược phát triển thương hiệu là cách bạn hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng thương hiệu theo đúng định hướng ban đầu.

Xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào?

Để bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu qua, Sao Kim Branding hướng dẫn các bước như sau:

  1. Xem xét chiến lược kinh doanh tổng thể

Một thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc có sự khác biệt sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, đồng nghĩa với việc phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Nhưng để có được chiến lược hiệu đúng thì bạn phải xác định doanh nghiệp của bạn đang có ý định kinh doanh như thế nào?

Chính vì thế chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty là bối cảnh cho chiến lược phát triển thương hiệu, vì vậy bạn phải bắt đầu từ đó.

  1. Xác định khách hàng mục tiêu của bạn.

Đây là điều không thể bỏ sót. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Đừng tham lam nói rằng tất cả mọi người bởi nếu bạn nghĩ vậy thì chắc chắn đã phạm một sai lầm rất lớn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm thương hiệu, Sao Kim nhận thấy rõ ràng rằng các công ty tăng trưởng cao, lợi nhuận cao thì đều tập trung một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.

Khi bạn xác định được đối tượng khách hàng thì trọng tâm càng hẹp, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Ngược lại khi đối tượng càng đa dạng, nỗ lực tiếp thị của bạn sẽ càng loãng.

  1. Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Khi đã xác định khách hàng mục tiêu thì bước tiếp theo bạn cần là nghiên cứu về họ. Thực tế chứng minh rất rõ khi Sao Kim làm việc với các công ty và thực hiện nghiên cứu về nhóm khách hàng mục tiêu thì họ sẽ phát triển nhanh hơn và có lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, việc nghiên cứu này nên được thực hiện thường xuyên theo quý hoặc năm để thấy rõ sự thay đổi.

Bản chất của công việc này là giúp bạn hiểu đặc điểm và tính cách của khách hàng mục tiêu. Từ đó dễ dàng dự đoán nhu cầu của họ và đưa thông điệp của bạn trùng khớp với họ.

  1. Phát triển định vị thương hiệu của bạn.

Sau khi làm 3 bước trên cũng là lúc bạn đã sẵn sàng để xác định định vị thương hiệu của công ty bạn trên thị trường. Công ty của bạn khác với đối thủ như thế nào và tại sao khách hàng lại chọn bạn chứ không phải một đơn vị khác.

Một tuyên bố định vị thường có độ dài từ ba đến năm câu và nắm bắt được bản chất của thương hiệu của bạn. Câu định vị này cần đảm bảo căn cứ đúng với thực tế, thể hiện một lời hứa hẹn chân thành và một chút khát vọng để phấn đấu.

  1. Phát triển chiến lược chăm sóc khách hàng

Bước tiếp theo của bạn là một chiến lược chăm sóc khách hàng để chuyển định vị thương hiệu của bạn thành hành động. Hoạt động này chỉ hướng tới đối tượng mục tiêu của bạn bao gồm khách hàng tiềm năng, nhân viên tiềm năng, nguồn giới thiệu hoặc những người có ảnh hưởng khác.

chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty

  1. Phát triển tên, logo và slogan của bạn.

Đối với nhiều công ty, không cần thay đổi tên. Nhưng nếu bạn là một công ty mới, hoặc đang trải qua một cuộc sáp nhập, một sự thay đổi tên hay đặt mới là hoàn toàn bắt buộc.

Hãy nhớ rằng tên, logoslogan là tượng trưng cho thương hiệu của bạn và sẽ rất khó để thay đổi. Vì vậy bạn buộc phải chú tâm chọn lựa, tuyệt đối không tùy ý. Nếu bạn thực sự không đủ chuyên môn, hãy tìm các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả.

  1. Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung

Tiếp thị nội dung đặc biệt phù hợp trong thời đại internet, đặc biệt nếu công ty của bạn làm về lĩnh vực dịch vụ. Chiến lược tiếp thị nội dung sẽ bao gồm tất cả các công cụ truyền thống, bên cạnh đó cũng tận dụng tối đa các kênh truyền thông hiện đại.

  1. Phát triển trang web

Ngày nay thì website là công cụ phát triển thương hiệu gần như không thể thiếu. Đối với lĩnh vực kinh doanh liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử thì đây là công cụ quan trọng nhất. Các trường hợp còn lại thì website cũng được xem như một công cụ không thể thiếu bởi đó là nơi mà tất cả khách hàng, đối tác của bạn tìm hiểu những gì bạn làm, cách bạn làm và công ty của bạn phục vụ ai.

Hơn nữa, trang web của bạn sẽ trở thành trọng tâm của các nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để khách hàng tìm thấy bạn và tìm hiểu về công ty của bạn. Chính vì vậy website là trung tâm của bất kỳ chiến lược phát triển thương hiệu hiện đại nào.

Ngày nay, website cơ bản chia làm 3 loại. Đầu tiên là một trang web xây dựng thương hiệu và chỉ thuần túy giới thiệu. Một loại trang web khác đó là website bán hàng. Loại này yêu cầu tính bảo mật cực kỳ cao bởi khách hàng sẽ phát sinh hoạt động thanh toán. Loại thứ là các website phục vụ thương hiệu dưới hình thức cung cấp thông tin, nó sẽ gián tiếp truyền tải thông điệp thương hiệu.

  1. Xây dựng bộ công cụ cho chiến lược thương hiệu

Đây chính là phần quan trọng nhất. Doanh nghiệp của bạn dự định sẽ làm gì, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn ra sao. Nếu bạn là người thực hiện trực tiếp bạn sẽ phải hoạch định sẽ lựa chọn những công cụ nào với ngân sách cho phép là bao nhiêu?

  1. Thực hiện, theo dõi và điều chỉnh.

Bước cuối cùng trong quy trình phát triển thương hiệu đó là thực hiện và theo dõi, đánh giá.

Bên cạnh việc sẽ xây dựng thương hiệura sao thì chúng tôi, những chuyên gia làm thương hiệu lâu năm của Sao Kim thực sự khuyên bạn nên theo dõi việc thực hiện kế hoạch cũng như phân tích kết quả đạt được. Chỉ có như vậy mới đảm bảo theo dõi toàn bộ quá trình và chắc chắn rằng mình đang rút ra kết luận đúng và điều chỉnh đúng.

chien-luoc-thuong-hieu-cong-ty-2

Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược thương hiệu

Tầm nhìn, sứ mệnh

2 yếu tố này cũng tương tự như xác định mục đích kinh doanh. Mặc dù mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới kiếm tiền là ưu tiên hàng đầu, nhưng nếu chỉ Chính vì vậy hãy hướng đến tầm nhìn, sứ mệnh. Hãy đào sâu hơn một chút. Công việc này bạn hoàn toàn có thể tìm đến các đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp như Sao Kim Branding.

Trường hợp nếu bạn muốn tự mình sáng tạo thì hãy tìm nguồn cảm hứng, chú ý phải xuất phát từ nhóm khách hàng mục tiêu và kiểm tra các thương hiệu đối thủ và xem cách họ tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của họ.

Tính nhất quán

Chìa khóa cho tính nhất quán là tránh nói về những điều không liên quan hoặc nâng cao thương hiệu của bạn. Bạn cần chắc chắn rằng tất cả các nội dung, hình ảnh, font chữ hay màu sắc,… đều có tính nhất quán. Điều này giúp khách hàng ghi nhớ, góp phần nhận diện thương hiệu, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Cảm xúc

Trong chiến lược thương hiệu luôn phải chú ý đến cảm xúc mà thương hiệu mang lại. Bạn sẽ phải tìm cách kết nối với khách hàng và vun đắp tình cảm ở mức độ sâu sắc hơn, giàu cảm xúc hơn. Thương hiệu của bạn có cho họ cảm giác yên tâm không? Có làm cho cuộc sống dễ dàng hơn? Có khiến họ cảm thấy vui vẻ và sẵn sàng chi tiền cho lần tới.

Linh hoạt

Trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng này, các nhà tiếp thị phải duy trì sự linh hoạt để phù hợp. Về mặt tích cực, điều này giải phóng bạn để sáng tạo với các chiến dịch của mình. Nếu chiến thuật cũ của bạn không còn hiệu quả nữa, đừng ngại thay đổi.

Nhận thức cạnh tranh

Để có một chiến lược thương hiệu đúng thì bạn luôn phải nhìn thấy sự cạnh tranh. Luôn luôn chú ý đến đối thủ, xem những gì họ làm và xem chúng hiệu quả ra sao. Bạn có thể học hỏi từ chính chiến thuật của đối thủ để nâng cao thương hiệu của mình.

Tuy nhiên hơn hết phải tuân thủ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, đừng làm theo như bị ra lệnh cho từng bước thực hiện bởi nếu như vậy sẽ chẳng mang lại hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm bài viết hấp dẫn khác:

Chiến lược thương hiệu giúp gì được cho doanh nghiệp và vì sao cần xây dựng?







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




4 bí mật về sức khỏe thương hiệu có thể bạn chưa biết

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

4 bí mật về sức khỏe thương hiệu có thể bạn chưa biết 105

Chia sẻ kinh nghiệm,Chiến lược và kế hoạch,Xây dựng thương hiệu

Sức khỏe thương hiệu là vấn đề mà nhiều Công ty nên quan tâm để biết được vị trí của mình đang ở đâu trên thị trường hiện nay. “Thương hiệu mạnh” chính là một trong những dấu hiệu thành công của Doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh giúp Công ty bán hàng tốt hơn, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Việc tìm hiểu về sức khỏe thương hiệu giúp cho Doanh nghiệp hình dung được mình có đang đi đúng hướng hay không để thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

suc-khoe-thuong-hieu-1

Sức khỏe thương hiệu có quan trọng hay không?

Tầm quan trọng của sức khỏe thương hiệu

Trước hết, chúng ta cần hiểu được rằng Sức khỏe thương hiệu là gì? Nhìn chung, sức khỏe thương hiệu có thể được được định nghĩa là việc hiểu về thương hiệu của bạn và cách bạn tận dụng nó để mang tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Mọi doanh thu và lợi nhuận của Công ty cũng xuất phát từ thương hiệu mà đi lên hay dậm chân tại chỗ, thậm chí có cả thụt lùi.

“Phù thủy thương hiệu” John A. Quelch – Giáo sư trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School) đã từng nói rằng: “For many non-profit organisations and consumer goods companies, their brand is, along with their people, the most important asset they have”. Câu này có nghĩa là: Đối với những tổ chức phi lợi nhuận và các Công ty sản phẩm hàng tiêu dùng thì thương hiệu và con người của họ là tài sản quan trọng nhất mà họ có.

Thương hiệu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của bất kỳ Tổ chức hay Doanh nghiệp nào. Sức khỏe thương hiệu không chỉ thể hiện ở doanh thu và các mặt hàng được tạo ra mà nó còn là mối quan hệ cũng như tâm trí của người tiêu dùng đối với thương hiệu này. Sức khỏe thương hiệu không mạnh rất dễ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, sự thu hút nhân tài đến với ở Công ty. Không có sức khỏe thương hiệu, nhận thức của khách hàng về sản phẩm của bạn chỉ là con số 0 mà thôi.

Bánh xe sức khỏe thương hiệu

Sức khỏe thương hiệu bao gồm 3 thành phần chính và những thành phần này được thể hiện rất rõ thông qua “bánh xe sức khỏe thương hiệu”:

  • Nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng – Nếu những khách hàng tiềm năng không nhận thức rõ về thương hiệu của bạn thì chắc hẳn họ cũng sẽ không cân nhắc sản phẩm đó. Đo lường mức độ nhận thức và hành vi tiêu dùng là một thành phần rất quan trọng của sức khỏe thương hiệu.
  • Định vị thương hiệu – Thương hiệu của bạn phải đại diện cho một cái nào đó mà khách hàng tiềm năng đang muốn tìm kiếm.
  • Truyền tải đúng thông điệp thương hiệu – Thương hiệu phải thực hiện đúng theo những thông điệp đã đưa ra.

Ba thành phần chính này có thể được chia nhỏ ra thành những yếu tố khác để đánh giá sức khỏe thương hiệu một cách khách quan và chính xác nhất.

suc-khoe-thuong-hieu-2

Bánh xe sức khỏe thương hiệu

Nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng

Đối với một Công ty, việc của họ cần làm là để mọi người phải biết đến thương hiệu đó. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi thì không đủ, người chủ doanh nghiệp phải xem xét tập khách hàng tiềm năng trong quy mô lớn hơn như thế nữa. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh B2B (Business to Business) đòi hỏi nhiều sự lập luận chặt chẽ hơn là những người tiêu dùng cá nhân.

Chắc hẳn là không ai muốn làm việc hay thực hiện những hợp đồng có giá trị lớn với những Công ty hay thương hiệu không có tên tuổi đúng không nào? Tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm có liên quan mật thiết với lợi nhuận ròng của Công ty. Việc xây dựng và duy trì với một khách hàng nhất định sẽ ít tốn kém hơn so với việc phân chia các doanh số với những đối tượng luôn có thay đổi.

suc-khoe-thuong-hieu-3

Những thương hiệu ăn sâu vào nhận thức người tiêu dùng

Định vị thương hiệu

Nó rất quan trọng để một khách hàng tiềm năng nhận thức được sản phẩm của bạn trong vô số các thương hiệu trên thị trường hiện nay. Nếu ai đó không biết về thương hiệu của bạn thì chắc chắn họ sẽ không đưa sản phẩm đó vào diện cân nhắc để lựa chọn mua. Millward Brown Brandz cho biết IBM, HSBC và Samsung đã thất thoát hàng tỷ đô la so với giá trị thương hiệu của họ trong năm qua. Họ đã có sự dịch chuyển trở lại không phải trong nhận thức mà là ở định vị trong tâm trí khách hàng.

Sự độc đáo và khác biệt chính là chìa khóa quan trọng để định vị thương hiệu của bạn so với đối thủ. Nếu một sản phẩm có thể khác biệt bởi tính năng hay lợi ích mà nó mang lại cho người dùng thì thương hiệu cũng cần phải có sự mới lạ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại sự yên tâm và tin tưởng cho bất kỳ đối tượng nào.

Truyền tải đúng thông điệp của thương hiệu

Sức khỏe của một thương hiệu còn thể hiện ở những thông điệp mà thương hiệu đó truyền tải có đúng với những gì mà họ đã đưa ra hay không. Cũng chính vì thế mà mỗi thương hiệu đều có một khẩu hiệu, một slogan riêng cho mình để khi nhắc đến nó, mọi người sẽ nghĩ ngay đến tên thương hiệu.

Trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều thương hiệu để lại dấu ấn sâu đậm cho khách hàng bằng những khẩu hiệu: Hãy nói theo cách của bạn (Viettel), Impossible is nothing – Không gì là không thể (Adidas), Think Different – Hãy khác biệt (Apple), It’s finger lickin’ good – Vị ngon trên từng ngón tay (KFC),… Một Slogan hay là phải thể hiện đúng tính năng, lợi ích của sản phẩm và dễ gây ấn tượng với khách hàng.

suc-khoe-thuong-hieu-4

Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt (Nguồn: brandsvietnam)

Cách đo lường sức khỏe thương hiệu

Đo lường sức khỏe thương hiệu có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, khảo sát người tiêu dùng và phỏng vấn là phổ biến nhất.Tuy nhiên, với sự ra đời của phương tiện truyền thông kỹ thuật số và sự sẵn có của các công cụ tiên tiến, các Doanh nghiệp đã có những cách mới hơn, cải tiến hơn để hiểu, đo lường và theo dõi sức khỏe thương hiệu một cách liên tục.

>> Sao Kim đang có quà tặng dành cho bạn đó. Click nhận quà ngay

Quà tặng số 1: Voucher tư vấn chiến lược thương hiệu miễn phí với chuyên gia hàng đầu của Sao Kim Branding. => Nhận quà tại: http://bit.ly/vouchertuvanchienluocthuonghieu

Quà tặng số 2: Gói đo lường và tư vấn sức khỏe thương hiệu trực tuyến. => Nhận quà tại: http://bit.ly/danhgiasuckhoethuonghieu

Cho dù là sử dụng cách tiếp cận nào thì những yếu tố sau đều rất quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang đo lường sức khỏe thương hiệu của mình theo các số liệu phù hợp.

suc-khoe-thuong-hieu-5

Các cách đo lường sức khỏe thương hiệu

Thông qua đánh giá của khách hàng

Việc đầu tiên trong kinh doanh mà một Công ty cần đạt được đó chính là hiểu thị trường và nhu cầu của khách hàng. Đây là điểm khởi đầu cho mọi nghiên cứu về sức khỏe thương hiệu. Hiểu rõ về hồ sơ khách hàng (nhân khẩu học, phân khúc, v.v.), quy mô thị trường hiện tại, hành vi/thái độ mua hàng, quá trình mua hàng, chi tiết kinh tế vĩ mô và mong đợi của khách hàng.

Thông qua các cuộc khảo sát nhỏ với khách hàng tiềm năng, bạn có thể biết được thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng như thế nào. Nhờ đó, có thể nhìn thấy được sự thay đổi của thương hiệu trong một thời gian nhất định. Cũng là một cách để định vị, gợi nhắc thương hiệu của bạn trong tiềm thức khách hàng.

Biết đối thủ cạnh tranh là ai

Vị thế cạnh tranh của thương hiệu là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe thương hiệu của một Công ty.Để xác định vị thế cạnh tranh của bạn, điều quan trọng là phải thực hiện mộtnghiên cứu để xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp, điểm mạnh và điểm yếu của họ, sự hiện diện địa lý, mô hình kinh doanh, đơn vị kinh doanh theo phân khúc khách hàng và thị phần theo giá trị.

Xác định số liệu nào là chìa khóa cho sức khỏe thương hiệu

Bản chất của phân tích, đo lường sức khỏe thương hiệu là xác định và định lượng một cách chính xác các số liệu chính về hiệu suất thương hiệu.Ví dụ, một công ty đã thành lập lâu năm và đứng vững trên thị trường có thể coi sự trung thành, sức mạnh mạng lưới, thị phần và mối quan hệ của các bên liên quan là rất quan trọng, trong khi một công ty mới nổi có thể muốn đo lường thương hiệu của mình về nhận thức, phân phối (chiều sâu và chiều rộng), danh tiếng và sự cam kết.

Dựa trên thông tin chi tiết được thu thập và số liệu được xác định trong các bước trước, hãy thiết kế phương pháp để đo lường sức khỏe thương hiệu của bạn.

suc-khoe-thuong-hieu-6

Xác định các chỉ số thương hiệu (Nguồn: QPro)

Đo lường sức khỏe thương hiệu liên tục

Các phân tích sức khỏe thương hiệu được triển khai một cách có hệ thống và minh bạch là rất quan trọng đối với thành công của công ty.Điều quan trọng là đo lường sức khỏe thương hiệu trên cơ sở hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm để theo dõi thương hiệu theo các điều kiện thị trường thực tế.Đo lường liên tục là vô cùng quan trọng, bởi vì nó cho bạn thấy sự cải thiện hoặc suy giảm các thông số được đề cập ở trên một cách thường xuyên và thực hiện các hành động khắc phục kịp thời.

Nhiều người cảm thấy rằng các hành động đo lường và cải tiến phù hợp là rất quan trọng đối với thành công của thương hiệu của họ và tìm ra các công cụ phù hợp là chìa khóa để đạt được mục tiêu này.Tuy nhiên, khi nói đến việc đo lường sức khỏe thương hiệu, không bao giờ có cách tiếp cận cụ thể hay theo một quy chuẩn nhất định nào cả. Nhưng điều quan trọng là phải thực hiện mộtphân tích toàn diện về khách hàng và tính cạnh tranhđể hiểu những yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe thương hiệu của bạn.

Nguồn tham khảo: Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác:

4 bí mật về sức khỏe thương hiệu có thể bạn chưa biết







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn