Category Archives: Báo cáo thường niên

7 thay đổi nhỏ tạo khác biệt lớn cho báo cáo thường niên doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

7 thay đổi nhỏ tạo khác biệt lớn cho báo cáo thường niên doanh nghiệp 2

Báo cáo thường niên

Chỉ bằng một chút thay đổi trong tư duy thiết kế, doanh nghiệp bạn sẽ sở hữu cuốn báo cáo thường niên có sức hấp dẫn cao với người đọc. Nhờ đó, mọi khách hàng đều có thể bị chinh phục dễ dàng hơn, các đối tác trong ngành cũng vì thế mà quan tâm và có khả năng hợp tác cao hơn với doanh nghiệp bạn.

vincom-jsc0_1262763919
Dự án thiết kế báo cáo thường niên cho công ty cổ phần VinCom

Đa dạng hóa các dạng của báo cáo thường niên

Khi nhắc đến báo cáo thường niên, mọi người thường nghĩ đến một cuốn sách khá dày, khoảng 60 – 80 trang khổ A4 bằng giấy bóng tốn nhiều thời gian và công sức để đọc.Nhưng liệu có bao giờ bạn nghĩ nó cũng có thể là một cuốn sách với phong cách riêng biệt, hay một website, một ứng dụng. Tức là nó có thể tồn tại ở cả dạng bản in và cả dạng digital. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc báo cáo thường niên tồn tại ở dạng Digital không những giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền thông đến đối tác, khách hàng mà nó còn thể hiện độ chuyên nghiệp, bắt kịp xu hướng thời đại.

Phoi canh 11472231497
Báo cáo thường niên của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà

Kể câu chuyện của doanh nghiệp với mục đích rõ ràng

Để báo cáo thường niên xuất hiện trước công chúng mục tiêu với một chủ đề xuyên suốt bạn cần đưa vào cho nó câu chuyện mang tầm vóc của doanh nghiệp.Có thể là một câu chuyện vềsự thay đổi, khó khăn, thách thức, thành công và những kinh nghiệm có được của doanh nghiệp. Những điều đó đã ảnh hưởng như thế nào đến các cổ đông và đội ngũ nhân viên của bạn. Nên nhớ báo cáo thường niên cũng là một ấn phẩm giúp thực hiện hoạt động truyền thông nội bộ, giúp những thành viên có thể hiểu rõ hơn về công ty mà họ là một mảnh ghép trong đó.

Một trong những điều quan trọng khi kể chuyện của doanh nghiệp là câu chuyện đó cần phải mang được phong cách, sắc thái mà thương hiệu của bạn đã gây dựng, nó có thể vui vẻ hoặc nghiêm túc. Quan trọng là các phong cách đó cần xuất hiện trong các thiết kế của báo cáo thường niên.

cong-ty-co-phan-dich-vu-tong-hop-sai-gon-savico1_1324980000
Báo cáo thường niên công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn Savico

Biến các dữ liệu trở nên trực quan sinh động hơn

Bạn không thể yêu cầu giám đốc tài chính cắt bớt số liệu nhưng bạn hoàn toàn có thể đọc, nghiên cứu và vẽ các con số đó dưới dạng các biểu đồ hoặc bất cứ phương pháp nào khiến nó trở nên trực quan và dễ tiêu hóa hơn.Infographic là một trong những công cụ giá trị nhất khi báo cáo thường niên của doanh nghiệp bạn tràn ngập các con số. Việc bạn cần làm lúc này là đọc qua các dữ liệu và thông tin sau đó tìm cách hình tượng hóa chúng giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn.

Sử dụng các mẫu chữ thiết kế ấn tượng

Khi bạn không có nhiều hình ảnh để thiết kế, thì việc sử dụng các kiểu typography ấn tượng là một biện pháp thay thế hiệu quả và khôn ngoan. Có thể sử dụng phương pháp này để làm nổi bật các tiêu điểm trên từng trang thiết kế. Ngay cả những con số cũng sẽ trở nên thú vị hơn khi được thiết kế dưới dạng typography.

Sử dụng các khoảng trống hợp lý

Một trong những kỹ thuật thiết kế ảnh hưởng rất lớn mà chúng ta cần lưu ý khi làm báo cáo thường niên đó là khoảng trống. Với một tài liệu có lượng thông tin có mật độ cao như báo cáo thường niên thì chúng ta cần biết cách phân bổ lượng thông tin hợp lý, tránh trường hợp khiến người đọc bị choáng ngợp, quá tải thông tin. Một trong những biện pháp mà các nhà thiết kế hay áp dụng đó là bổ sung thêm các trang nghỉ với thiết kế đẹp mắt, vừa cân đối lượng thông tin vừa tăng tính thẩm mỹ cho báo cáo.

Bố cục rõ ràng, dễ hiểu

Từng phần thông tin của bản báo cáo thường niên cần có sự liên kết và phân nhóm cụ thể để độc giả có thể dễ dàng hiểu được nội dung.

Trong thiết kế, các phần nội dung có thể được phân biệt với nhau bằng sự khác biệt màu sắc giúp người đọc dễ nhận biết phần nội dung mà họ quan tâm hơn cả.

Chú trọng vào phần bìa và những trang đầu của bản báo cáo

Nếu sếp của bạn có xu hướng muốn làm báo cáo thường niên theo kiểu truyền thống với text và bảng biểu thì bạn nên xem xét việc thiết kế tập trung vào phần đầu của cuốn báo cáo thường niên. Chú trọng thiết kế trang bìa và một vài trang giới thiệu phía đầu cũng đủ để gây ấn tượng và thu hút người đọc trước khi đi vào phần bảng biểu, số liệu cụ thể.

sabeco4_1392784979
Dự án thiết kế báo cáo thường niên 2014 của Sabeco

Để thiết kế báo cáo thường niên khoa học, hợp lý và hấp dẫn hãy liên hệ ngay với Sao Kim. Những chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ hoàn thành báo cáo của doanh nghiệp bạn nhanh chóng, hiệu quả.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

7 thay đổi nhỏ tạo khác biệt lớn cho báo cáo thường niên doanh nghiệp







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Hướng dẫn viết nội dung báo cáo thường niên chuẩn theo thông tư 52

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Hướng dẫn viết nội dung báo cáo thường niên chuẩn theo thông tư 52 105

Báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên là một trong số những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hoàn thiện mỗi cuối năm tài chính.

money1

Mục đích thực hiện báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên được lập nên với mục đích thông báo các thông tin về hoạt động kinh doanh, các chiến lược quản trị, tình hình tài chính cũng như các thông tin hoạt động khác của doanh nghiệp năm vừa qua và những kế hoạch, dự định hoạt động trong tương lai.

Các doanh nghiệp niêm yết thường rất đầu tư vào việc làm báo cáo thường niên trong cả nội dung lẫn hình thức bởi họ hiểu được tầm quan trọng của báo cáo thường niên đến tính minh bạch cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp đến các bên có lợi ích liên quan như các cổ đông hiện tại và tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng…

136

Thời điểm làm báo cáo thường niên

Theo Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính, công ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo cáo thường niên chậm nhất là 20 ngày sau khi công bố Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.

Việc công bố thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo.

Thông tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.

Khung nội dung theo quy định của báo cáo thường niên

Cũng theo Thông tư 52 của Bộ Tài chính, Báo cáo thường niên phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thông tin chung về doanh nghiệp: Thông tin khái quát, Quá trình hình thành và phát triển, Ngành nghề và địa bàn kinh doanh, Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý, Định hướng phát triển, Các rủi ro.

Ngoài ra phần này còn cung cấp thông tin vềcác sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp hiện tại. Nó cũng sẽ mô tả những dự án mới mà công ty dự định đưa ra trong năm tiếp theo. Đồng thời, bản báo cáo sẽ đưa ra những thành tựu đáng tự hào để thuyết phục các nhà đầu tư và cổ đông tiếp tục rót vốn hoặc cân nhắc rót thêm vốn vào hoạt động của công ty.

Một số báo cáo sẽ thực hiện so sánh những kết quả tài chính từ năm này qua năm khác, nó giúp người đọc có thể dễ dàng nhìn nhận tình hình hoạt động giữa các năm là thành công hay thất bại, thu được lợi nhuận hay thua lỗ.

Tình hình hoạt động trong năm: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổ chức và nhân sự, Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án, Tình hình tài chính, Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Nội dung này đưa ra những thông tin ngắn gọn về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp năm vừa qua. Nó cũng mô tả các kế hoạch mà các công ty dự định làm trong năm tới bao gồm việc ra mắt các sản phẩm mới, cơ hội cũng như tổng quan về tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình mọi mặt của công ty): Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Tình hình tài chính, Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý, Kế hoạch phát triển trong tương lai, Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán (nếu có).

Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty: Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty, Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị.

Quản trị công ty: Hội đồng quản trị và các hoạt động trong năm, Ban Kiểm soát và các hoạt động trong năm, Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.

Ngoài ra còn có một bản mô tả đơn giản về những người lãnh đạo trong công ty và vai trò, vị trí cụ thể của họ, nó có thể đưa ra các những thông tin cơ bản hoặc kinh nghiệm trong quá khứ.

Báo cáo tài chính: Ý kiến kiểm toán và Báo cáo tài chính được kiểm toán.

Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo thường niên. Đây là báo cáo chi tiết cụ thể lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty trong năm vừa qua. Phần này sẽ so sánh về sự phát triển hoăc suy giảm từ năm này qua năm khác và giải thích chính xác về các yếu tố chính tác động đến những thay đổi này. Nó cũng tổng hợp những dữ liệu quan trọng từ bảng cân đối, báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền.

Mặc dù các doanh nghiệp đã cung cấp các thông tin khá chi tiết trong cuốn báo cáo thường niên nhưng thường vẫn mắc phải một số lỗi cơ bản sau:

Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính.

Đa phần các báo cáo chỉ đề cập đến các rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh hoặc đối với việc hoàn thành mục tiêu của công ty nhưng vẫn còn sơ sài và lại bỏ qua các rủi ro quan trọng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm chỉ được trình bày qua các số liệu về tài chính nhưng lại thiếu sự phân tích sâu cũng như đánh giá mức độ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thường chỉ đề cập đến các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng thuận lợi đến hoạt động của công ty và bỏ qua những diễn biến ảnh hưởng không tốt cùng việc phân tích về những ảnh hưởng đó.

Đồng thời các doanh nghiệp cũng chưa đưa ra được các kế hoạch trung và dài hạn mà chỉ dừng lại ở các kế hoạch ngắn hạn.

Một số báo cáo thường niên chưa cung cấp rõ ràng về tình hình đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên kết.

Ở các báo cáo thường niên có ý kiến kiểm toán lưu ý cần bổ sung thêm giải trình của công ty về ý kiến kiểm toán, đính kèm báo cáo tài chính hay đường dẫn báo cáo tài chính.

Thông tin về quản trị công ty

Thường các công ty ít trình bày các nội dung hoạt động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành” và “Danh sách các thành viên HĐQT có chứng chỉ đào tạo về quản trị công ty. Danh sách các thành viên HĐQT tham gia các chương trình về quản trị công ty” cũng ít được nhắc đến, đa phần chỉ đề cập danh sách HĐQT.

Hầu hết các báo cáo thường niên thiếu phần ” “Thực hiện quy định quản trị công ty” hoặc có thì chỉ trình bày là đã thực hiện đúng các quy định về quản trị công ty, không có nội dung chưa thực hiện và phương án khắc phục.

Nội dung phát triển bền vững chưa đầy đủ vì không theo bất kỳ chuẩn mực nào nên thiếu những nội dung rất cơ bản (thông tin liên hệ, phạm vi báo cáo, đối tượng sử dụng báo cáo…) hoặc có nội dung tương đối đầy đủ nhưng lại không xác nhận chuẩn mực sử dụng. Bên cạnh đó, rất ít báo cáo có đặt mục tiêu cho các chỉ tiêu báo cáo hoặc chỉ có những công bố mang tính chất định tính, chưa có quy trình quản trị hữu hiệu để đảm bảo tính tin cậy của các thông tin và rất ít công ty có xác nhận độc lập.

Hình thức báo cáo thường niên

Ngoài ra, Công ty cũng cần chú trọng hình thức thể hiện, sử dụng bảng biểu và hình ảnh để truyền tải nội dung dễ hiểu hơn. Đặc biệt, đối với các BCTN đã làm tốt ở các năm trước cần có sự cải tiến hơn nữa để tránh rập khuôn trong cách trình bày và đem đến ít thông tin cho người đọc do sự nhàm chán.

Để có bản báo cáo thường niên có nội dung đầy đủ, hình thức đẹp mắt liên hệ ngay với các chuyên gia của Sao Kim. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất có thể.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Hướng dẫn viết nội dung báo cáo thường niên chuẩn theo thông tư 52







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 208

Báo cáo thường niên

Hiện nay, báo cáo thường niên không còn chỉ là yêu cầu bắt buộc mang tính pháp lý mà các doanh nghiệp đã biến nó trở thành một trong những ấn phẩm truyền thông thương hiệu. Vậy báo cáo thường niên là gì? Bạn đã biết hay chưa?

1. Báo cáo thường niên là gì?

Báo cáo thường niên là tài liệu được xuất bản hàng năm mà doanh nghiệp đưa ra nhằm cung cấp, minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, lợi nhuận và các hoạt động khác của công ty trong suốt năm vừa qua. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đưa ra định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.

Báo cáo thường niên bao gồm:

  • Khái quát về doanh nghiệp, mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược hoạt động
  • Báo cáo của hội đồng quản trị
  • Báo cáo của ban giám đốc
  • Báo cáo Tài chính
  • Bản giải trình báo cáo Tài chính
  • Các công ty con, công ty có liên quan
  • Tổ chức nhân sự
  • Thông tin về Cổ đông và hội đồng quản trị doanh nghiệp

Vậy khi nào thì bạn cần thiết kế báo cáo thường niên? Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tập trung thiết kế báo cáo thường niên vào quý 1 của năm mới. Bởi đây là lúc vừa kết thúc kỳ nghỉ lễ, doanh nghiệp có thời gian để tổng hợp lại các số liệu của năm cũ và có cơ sở để đề ra kế hoạch hoạt động cho năm mới.

Tuy nhiên, để xây dựng được một bộ báo cáo chi tiết nhằm truyền tải đầy đủ thông tin thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị trước các giấy tờ, số liệu thống kê lợi nhuận, kết quả hoạt động theo từng giai đoạn…

2. Lý do doanh nghiệp nên thiết kế báo cáo thường niên

Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp lại lựa chọn thiết kế báo cáo thường niên như một ấn phẩm truyền thông của mình. Bên cạnh nhu cầu sử dụng như một văn bản báo cáo thì báo cáo thường niên còn là ấn phẩm truyền thông sáng tạo. Dưới đây chính là 5 lý do vì sao doanh nghiệp nên thiết kế báo cáo thường niên:

2.1. Bổ sung bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp:

Tương tự như catalogue hay brochure, báo cáo thường niên cũng giới thiệu doanh nghiệp hiệu quả từ tên gọi, sứ mệnh, nhiệm vụ cho đến các thành tích hoạt động… Đây là cách đối thoại đầy tinh tế khi bạn chỉ cung cấp những hiểu biết về doanh nghiệp của mình để mọi người có thể tự rút ra đánh giá riêng.

2.2. Cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động của công ty trong một năm qua:

Khác với catalogue, báo cáo thường niên mang đến một cái nhìn đầy đủ hơn. Báo cáo được thể hiện trực quan dưới dạng biểu đồ, số liệu thống kê giúp người đọc nắm được thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Từng báo cáo sẽ điểm lên những dấu mốc quan trọng, những thăng trầm, những bước đi phát triển của công ty không chỉ bằng con số biết nói mà còn bằng ngôn từ được tỉ mỉ và hình ảnh được chau chuốt. Đó là cơ sở để cho đối tác, khách hàng, cổ đông hiểu hơn về doanh nghiệp và đưa ra được nhận định chính xác.

2.3. Thể hiện tính chuyên nghiệp, trách nhiệm:

Báo cáo thường niên sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt cổ đông, đối tác và khách hàng. Bởi họ có thể dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua ấn phẩm này.

2.4. Thu hút sự quan tâm của đối tác, nhà đầu tư:

Các báo cáo tài chính, lợi nhuận sẽ được minh bạch hóa giúp thể hiện rõ thực lực của doanh nghiệp hơn. Từ đó, thực lực của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ ràng hơn và có những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục khách hàng.

3. Những lưu ý khi thiết kế báo cáo thường niên cho doanh nghiệp

3.1. Thiết kế trang bìa, hình ảnh ấn tượng:

Trang bìa tạo ra ấn tượng đầu tiên của bạn đối với báo cáo thường niên. Chính vì vậy, trang bìa ấn tượng sẽ giúp báo cáo của bạn ghi điểm hơn trong mắt khách hàng, đối tác. Ngoài ra, hình ảnh được sử dụng bắt mắt cũng sẽ tạo được ấn tượng thị giác tốt hơn.

3.2. Sử dụng các loại biểu đồ phù hợp với số liệu:

Mỗi loại biểu đồ có khả năng thể hiện khác nhau. Chẳng hạn như biểu đồ tròn thường dùng để miêu tả quy mô, tỷ lệ phần trăm; biểu đồ đường miêu tả tốc độ tăng trưởng của từng giai đoạn; biểu đồ cột thể hiện số lượng hoặc phần trăm từng danh mục, bộ phận riêng biệt.

3.3. Nên sử dụng màu sắc bắt mắt để nổi bật số liệu, sự kiện, trích dẫn:

Giống như cách bạn highlight trên trang sách, những thông tin có màu sắc nổi bật với kích thước lớn hơn thường thu hút hơn. Cách này thường được sử dụng cho những số liệu, trích dẫn hay những gì bạn muốn làm nổi bật thông qua bản báo cáo.

3.4. Xây dựng hệ thống phân cấp rõ ràng:

Người đọc không thể bỏ thời gian đọc hết từ đầu đến cuối hàng trăm trang báo cáo mà đa số chỉ tập trung vào những thông tin chính họ muốn quan tâm như lợi nhuận, số liệu tăng trưởng, hoạt động, kế hoạch kinh tế… Để tiết kiệm thời gian và thu hút người đọc, người thiết kế cần phân chia các đề mục cụ thể từ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, chú thích…

3.5. Tập trung vào những nội dung quan trọng:

Một năm hoạt động của doanh nghiệp được gói gọn trong bản báo cáo vài chục đến vài trăm trang. Chính vì vậy, bạn không thể thể hiện hết những hoạt động, thành quả đã trải qua mà chỉ có thể tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Hãy chắc chắn, bạn đã lựa chọn những thông tin cốt lõi, làm nên sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp.

4. Một số case study tiêu biểu thiết kế báo cáo thường niên

4.1. BCTN Ống nhựa Tiền Phong 2015:

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 209

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 210

4.2. BCTN Agribank 2015:

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 211Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 212

4.3. BCTN Công ty Sơn Hà 2015

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 213

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 214

4.4. BCTN Công ty Cổ phần bia Sài Gòn

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 215

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 216

4.5. BCTN công ty GTN Food 2020

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 217

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai 218

Báo cáo thường niên không chỉ là một bản báo cáo tổng hợp mà còn là yếu tố giúp nhận điện thương hiệu của bạn tốt hơn. Để sở hữu một báo cáo thường niên chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ thiết kế kinh nghiệm của Sao Kim theo địa chỉ: [email protected]. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn có được sản phẩm hài lòng nhất!

Nguồn:Sao Kim Branding

Xem thêm những bài viết khác:

Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn