Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai
Báo cáo thường niên
Hiện nay, báo cáo thường niên không còn chỉ là yêu cầu bắt buộc mang tính pháp lý mà các doanh nghiệp đã biến nó trở thành một trong những ấn phẩm truyền thông thương hiệu. Vậy báo cáo thường niên là gì? Bạn đã biết hay chưa?
1. Báo cáo thường niên là gì?
Báo cáo thường niên là tài liệu được xuất bản hàng năm mà doanh nghiệp đưa ra nhằm cung cấp, minh bạch hóa thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, lợi nhuận và các hoạt động khác của công ty trong suốt năm vừa qua. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần đưa ra định hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.
Báo cáo thường niên bao gồm:
- Khái quát về doanh nghiệp, mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược hoạt động
- Báo cáo của hội đồng quản trị
- Báo cáo của ban giám đốc
- Báo cáo Tài chính
- Bản giải trình báo cáo Tài chính
- Các công ty con, công ty có liên quan
- Tổ chức nhân sự
- Thông tin về Cổ đông và hội đồng quản trị doanh nghiệp
Vậy khi nào thì bạn cần thiết kế báo cáo thường niên? Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tập trung thiết kế báo cáo thường niên vào quý 1 của năm mới. Bởi đây là lúc vừa kết thúc kỳ nghỉ lễ, doanh nghiệp có thời gian để tổng hợp lại các số liệu của năm cũ và có cơ sở để đề ra kế hoạch hoạt động cho năm mới.
Tuy nhiên, để xây dựng được một bộ báo cáo chi tiết nhằm truyền tải đầy đủ thông tin thì doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị trước các giấy tờ, số liệu thống kê lợi nhuận, kết quả hoạt động theo từng giai đoạn…
2. Lý do doanh nghiệp nên thiết kế báo cáo thường niên
Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp lại lựa chọn thiết kế báo cáo thường niên như một ấn phẩm truyền thông của mình. Bên cạnh nhu cầu sử dụng như một văn bản báo cáo thì báo cáo thường niên còn là ấn phẩm truyền thông sáng tạo. Dưới đây chính là 5 lý do vì sao doanh nghiệp nên thiết kế báo cáo thường niên:
2.1. Bổ sung bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp:
Tương tự như catalogue hay brochure, báo cáo thường niên cũng giới thiệu doanh nghiệp hiệu quả từ tên gọi, sứ mệnh, nhiệm vụ cho đến các thành tích hoạt động… Đây là cách đối thoại đầy tinh tế khi bạn chỉ cung cấp những hiểu biết về doanh nghiệp của mình để mọi người có thể tự rút ra đánh giá riêng.
2.2. Cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình hoạt động của công ty trong một năm qua:
Khác với catalogue, báo cáo thường niên mang đến một cái nhìn đầy đủ hơn. Báo cáo được thể hiện trực quan dưới dạng biểu đồ, số liệu thống kê giúp người đọc nắm được thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Từng báo cáo sẽ điểm lên những dấu mốc quan trọng, những thăng trầm, những bước đi phát triển của công ty không chỉ bằng con số biết nói mà còn bằng ngôn từ được tỉ mỉ và hình ảnh được chau chuốt. Đó là cơ sở để cho đối tác, khách hàng, cổ đông hiểu hơn về doanh nghiệp và đưa ra được nhận định chính xác.
2.3. Thể hiện tính chuyên nghiệp, trách nhiệm:
Báo cáo thường niên sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt cổ đông, đối tác và khách hàng. Bởi họ có thể dễ dàng tìm hiểu về doanh nghiệp thông qua ấn phẩm này.
2.4. Thu hút sự quan tâm của đối tác, nhà đầu tư:
Các báo cáo tài chính, lợi nhuận sẽ được minh bạch hóa giúp thể hiện rõ thực lực của doanh nghiệp hơn. Từ đó, thực lực của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ ràng hơn và có những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục khách hàng.
3. Những lưu ý khi thiết kế báo cáo thường niên cho doanh nghiệp
3.1. Thiết kế trang bìa, hình ảnh ấn tượng:
Trang bìa tạo ra ấn tượng đầu tiên của bạn đối với báo cáo thường niên. Chính vì vậy, trang bìa ấn tượng sẽ giúp báo cáo của bạn ghi điểm hơn trong mắt khách hàng, đối tác. Ngoài ra, hình ảnh được sử dụng bắt mắt cũng sẽ tạo được ấn tượng thị giác tốt hơn.
3.2. Sử dụng các loại biểu đồ phù hợp với số liệu:
Mỗi loại biểu đồ có khả năng thể hiện khác nhau. Chẳng hạn như biểu đồ tròn thường dùng để miêu tả quy mô, tỷ lệ phần trăm; biểu đồ đường miêu tả tốc độ tăng trưởng của từng giai đoạn; biểu đồ cột thể hiện số lượng hoặc phần trăm từng danh mục, bộ phận riêng biệt.
3.3. Nên sử dụng màu sắc bắt mắt để nổi bật số liệu, sự kiện, trích dẫn:
Giống như cách bạn highlight trên trang sách, những thông tin có màu sắc nổi bật với kích thước lớn hơn thường thu hút hơn. Cách này thường được sử dụng cho những số liệu, trích dẫn hay những gì bạn muốn làm nổi bật thông qua bản báo cáo.
3.4. Xây dựng hệ thống phân cấp rõ ràng:
Người đọc không thể bỏ thời gian đọc hết từ đầu đến cuối hàng trăm trang báo cáo mà đa số chỉ tập trung vào những thông tin chính họ muốn quan tâm như lợi nhuận, số liệu tăng trưởng, hoạt động, kế hoạch kinh tế… Để tiết kiệm thời gian và thu hút người đọc, người thiết kế cần phân chia các đề mục cụ thể từ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, chú thích…
3.5. Tập trung vào những nội dung quan trọng:
Một năm hoạt động của doanh nghiệp được gói gọn trong bản báo cáo vài chục đến vài trăm trang. Chính vì vậy, bạn không thể thể hiện hết những hoạt động, thành quả đã trải qua mà chỉ có thể tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Hãy chắc chắn, bạn đã lựa chọn những thông tin cốt lõi, làm nên sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp.
4. Một số case study tiêu biểu thiết kế báo cáo thường niên
4.1. BCTN Ống nhựa Tiền Phong 2015:
4.2. BCTN Agribank 2015:
4.3. BCTN Công ty Sơn Hà 2015
4.4. BCTN Công ty Cổ phần bia Sài Gòn
4.5. BCTN công ty GTN Food 2020
Báo cáo thường niên không chỉ là một bản báo cáo tổng hợp mà còn là yếu tố giúp nhận điện thương hiệu của bạn tốt hơn. Để sở hữu một báo cáo thường niên chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ thiết kế kinh nghiệm của Sao Kim theo địa chỉ: [email protected]. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn có được sản phẩm hài lòng nhất!
Nguồn:Sao Kim Branding
Xem thêm những bài viết khác:
- 7 thay đổi nhỏ tạo nên sự khác biệt của thương hiệu lớn
- Lợi ích vô giá doanh nghiệp thu được từ báo cáo thường niên
Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp và những điều bạn đang hiểu sai