Bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan
Copywriting,Sáng tác slogan
1. Do sự tác động của các yếu tố bên ngoài
Thời gian là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến slogan, một số doanh nghiệp thức thời thường thay đổi slogan, tagline cho phù hợp với phong cách và sự phát triển của thị trường hiện tại.
Slogan đầu tiên của FedEx nhấn mạnh vào chất lượng của dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà hãng này cung cấp. Qua thời gian cùng sự phát triển của thương mại điện tử, công ty này đã chuyển trọng tâm trong slogan sang “world”.
2. Khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi
Khi chiến lược của doanh nghiệp thay đổi, một cách gián tiếp để thông báo về sự thay đổi này đến truyền thông, đại chúng đó là thay đổi slogan, tagline.
Điển hình trong trường hợp này là Verizon. Trọng tâm chiến lược của doanh nghiệp này đã chuyển từ chất lượng cuộc gọi sang tốc độ di động với slogan “rule the air”.
3. Thay đổi slogan do đặc thù ngành nghề
Các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là các hãng có sự thay đổi slogan thường xuyên nhất. Nhìn vào sự thay đổi chóng mặt của các hãng nổi tiếng dưới đây cũng đủ hiểu tính chất của các mặt hàng này. Họ luôn cần thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng, cũng như bắt kịp, đi trước hoặc tạo ra xu hướng.
4. Khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp thay đổi
Coca – cola ra mắt thị trường vào năm 1886, theo sau là Pepsi năm 1898. Hơn 1 thế kỷ qua cả hai thương hiệu này luôn trong trạng thái cạnh tranh với nhau. Do có mùi vị khá giống nhau khiến người tiêu dùng không thể phẩn biệt được nên các công ty quảng cáo không thể nhấn mạnh vào sự khác biệt về sản phẩm giữa 2 doanh nghiệp này. Chính vì thế mà họ buộc phải đầu tư vào chất lượng của slogan để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua.
Bảng dưới đây là sự thay đổi slogan trong cuộc chiến chưa có hồi kết của Coca và Pepsi.
5. Thay đổi khi slogan cũ không thành công
Trong chiến dịch quảng cáo kẹo chocolate Snickers slogan “Chén xong là sẽ đâu vào đấy!” đã không thành công do không lôi cuốn khán giả, không mang đến một tinh thần, ý tưởng cụ thể và kết cục là chẳng ai nhớ đến sản phẩm. Cho đến khi “tiến lên Snickers” hừng hực khí thế ra đời tạo nên một câu nói quen thuộc của giới trẻ với hàm ý động viên suốt một thời gian dài.
Ở Việt Nam đại diện cho sự thay đổi này là FPT. Năm 2005 dưới sự hỗ trợ của nhiều hãng truyền thông, thương hiệu lớn FPT đã công bố slogan “Cùng đi tới thành công” tiếng anh là “Succeed together” tuy nhiên slogan này được đánh giá là không mang tính thúc giục, khá vô cảm và không gần gũi với người tiêu dùng. Đến năm 2010 sau sự thay da đổi thịt toàn công ty, FPT công bố slogan mới “Tiếp nguồn sinh khí” tiếng Anh là ” Energizing life” được công nhận là phù hợp vì có cô đọng được tinh thần cốt lõi “cứ máu là xong” của doanh nghiệp này.
6. Thay đổi là giữ nguyên
Mặc cho sự thay đổi của thời gian và các công ty khác có một số doanh nghiệp vẫn giữ nguyên slogan. Và thực sự những slogan này vẫn thành công qua thử thách của tháng năm.
Dưới đây là những ví dụ điển hình:
Có một sự thật thú vị là Ian Fleeming được truyền cảm hứng bởi quảng cáo của De Beers đã tạo ra nhân vật huyền thoại James Bond trong cuốn tiểu thuyết có tên trùng với Slogan “Diamond are forever” sau này được chuyển thể thành loạt phim trinh thám nổi tiếng do Jean Cornery đóng.
Doanh nghiệp bạn chưa có slogan hoặc đã có nhưng bạn không biết liệu thực sự slogan đó có hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó? Bạn đang không biết có nên thay đổi slogan hay không? Hãy liên hệ với Sao Kim, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Người Viết Thanh Phương.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Xem thêm những bài viết khác:
Bài học từ các thương hiệu lớn về thời điểm thay đổi slogan