8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup 2

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup 3

Chia sẻ kinh nghiệm,Tài liệu tham khảo,Xây dựng thương hiệu

Là nhà quản lý, nhà điều hành của một doanh nghiệp Starup, bạn chắc chắn hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ thuyết phục chủ đầu tư rót vốn cho bạn, thu hút nhân tài để họ tham gia phát triển doanh nghiệp cùng bạn. Và quan trọng nhất, nó là bản đồ định hướng để bạn chèo lái doanh nghiệp đến những kết quả mong muốn.

Dành thời gian viết bản kế hoạch kinh doanh còn là cơ hội để bạn một lần nữa suy nghĩ thấu đáo từng bước phát triển doanh nghiệp. Những ý tưởng bạn nghĩ trong đầu khi được viết rõ ràng ra giấy sẽ cho bạn một trải nghiệm cực kỳ thú vị. Đâu đó bạn sẽ phát hiện ra thiếu sót trong ý tưởng của mình hay những cơ hội mà bạn còn chưa từng cân nhắc, những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh.

Nhằm giúp bạn có những hình dung nhất định cho nội dung bản kết hoạch khởi sự kinh doanh hoàn hảo, Sao Kim xin chia sẻ bạn 8 nội dung thiết yếu cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh.

ke-hoach-ban-hang-kinh-doanh

  1. Tóm tắt dự án kinh doanh

Đây là phần mở màn cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn, là nhân tố quyết định việc nhà đầu tư có đọc tiếp phần còn lại của bản kế hoạch hay không. Vì vậy, hãy thật tâm huyết và tỉ mỉ khi viết tóm tắt dự án, hãy thể hiện rõ ý tưởng, sự thông minh và nhiệt huyết của bạn.

Bạn nên giới hạn phần tóm tắt dự án trong tối đa 2 trang giấy. Sau khi đọc xong bản tóm tắt dự án, người đọc phải cảm thấy hiểu cơ bản về dự án của bạn và cảm thấy hào hứng vì những tiềm năng mà nó có thể đem lại.

  1. Mô tả công ty

Trong phần này, bạn cần cho người đọc có một cái nhìn toàn cảnh về công ty khởi nghiệp của bạn. Hãy để người đọc nắm được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, thị trường bạn nhắm đến, đối thủ cạnh tranh, hình thức pháp lý mà startup của bạn theo đuổi.

  1. Sản phẩm và dịch vụ cung ứng

Nếu như ở phần tóm tắt dự án và mô tả công ty bạn đã cho người đọc hiểu giá trị mà startup của bạn mang lại thì trong phần này bạn cần cho họ biết cụ thể và rõ ràng bạn mang lại những giá trị đó bằng cách nào, đó chính là những sản phẩm và dịch vụ công ty cung ứng.

Sản phẩm và dịch vụ của bạn có gì đặc biệt? Chúng giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? Chúng có gì khác biệt và độc đáo so với những đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên thị trường? Hãy chỉ ra những điều đó một cách logic và thuyết phục.

  1. Kế hoạch Marketing, bán hàng

Đây là phần rất quan trọng tốn không ít chất xám và thời gian nghiên cứu của người viết kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ phải cung cấp nội dung phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh và khách hàng, thị trường mục tiêu bạn nhắm đến.

Khi bạn có sản phẩm/dịch vụ cụ thể và mang giá trị nhất định, bạn cần có kế hoạch tiếp thị, quảng bá, phân phối, bán hàng để giành được khách hàng thực sự cho công ty. Ở đây sẽ cần có chiến lược ngắn hạn và dài hạn mà bạn sẽ phải nỗ lực để thực thi hiệu quả.

  1. Kế hoạch hoạt động

Kế hoạch hoạt động sẽ bao gồm tất cả những gì diễn ra hàng ngày với doanh nghiệp của bạn. Từ địa chỉ, trụ sở làm việc, trang thiết bị sử dụng đến nhân sự và quy trình làm việc.

Doanh nghiệp hoạt động như một hệ thống bánh răng, kế hoạch hoạt động của bạn sẽ cho người đọc thấy từng bánh răng ấy mỗi ngày quay như thế nào để cả hệ thống bánh răng đó vận hành trơn tru và hiệu quả.

  1. Bạn lãnh đạo , tổ chức

Đường hướng lãnh đạo và cách thức tổ chức có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của mọi doanh nghiệp không chỉ riêng startup. Hãy cũng cấp thông tin về ban lãnh đạo và quản lý công ty của bạn, vai trò và trách nhiệm của họ là gì. Thương hiệu cá nhân và kinh nghiệm trong nghành của bạn lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hình ảnh của công ty.

Hãy để người đọc và đặc biệt là các nhà đầu tư tin tưởng sự phát triển của doanh nghiệp khi họ có thông tin về bạn lãnh đạo.

  1. Chi phí và số vốn cần thiết

Trong phần này bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về các chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp và số vốn bạn cần để thực hiện điều đó. (Không bao gồm các chi phí phát sinh khi công ty đi vào hoạt động) Cố gắng ước tình con số chi phí thật chính xác ở phần này.

  1. Kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính là nội dung quan trọng nhất trong bản kế hoạch kinh doanh. Đây là phần mà các nhà đầu tư sẽ xem xét kỹ lưỡng và đánh giá xem dự án của bạn có thực thi được hay không.

Thiết lập kế hoạch tài chính giúp bạn xác định mục tiêu về tài chính đánh giá được nhu cầu tài chính cần thiết cho doanh nghiệp.

Nguồn tham khảo:

Memilus Agency

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm các bài viết khác:

8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *