8 cách để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp

8 cách để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp 2

8 cách để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 cách để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp 3

Tài liệu tham khảo,Thông tin tham khảo

Niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng. Một công ty cần niềm tin từ đội ngũ nhân viên cũng tương như một tập thể cần tinh thần đoàn kết của các thành viên. Do tầm quan trọng của niềm tin trong việc xây dựng tổ chức doanh nghiệp phát triển mạnh, bài viết này Sao Kim Branding xin chia sẻ cách làm thế nào để có được lòng tin của nhân viên.

1. Tại sao tổ chức doanh nghiệp cần có niềm tin

Niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp được hiểu là sự tin tưởng của các thành viên, nhân viên với nhau, mọi người cảm nhận thấy những người xung quanh đáng tin cậy, tốt, trung thực và hiệu quả. Đặc biệt quan trọng hơn cả là niềm tin của tất cả nhân viên với các quản lý trực tiếp và nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

8-cach-de-tao-dung-niem-tin-trong-to-chuc-doanh-nghiep-2

Nhân viên tin tưởng vào tổ chức tức là tin tưởng vào người lãnh đạo

Bạn đã bao giờ làm việc trong một tổ chức nơi có mức độ tin cậy thấp giữa các đồng nghiệp, hoặc nơi mà nhân viên không tin tưởng ông chủ hoặc người lãnh đạo? Nếu đã từng chắc chắn bạn sẽ thấy tình trạng này làm giảm đáng kể hiệu quả công việc, thiếu đi sự gắn bó và lòng trung thành.

Khi mọi người tin tưởng lẫn nhau tức là đã tạo nên một sợi dây gắn kết vô hình ở văn phòng. Điều này ảnh hưởng rất đến tinh thần và thái độ làm việc, tạo ra hiệu quả rõ rệt. Ngược lại khi không có niềm tin sẽ tạo nên một bầu không khí căng thẳng, đối phó, nói xấu, hãm hãi lẫn nhau. Kết quả không chỉ là công việc bị ảnh hưởng mà tổ chức sớm tan rã.

Vậy, nếu là một người làm chủ, làm thế nào để xây dựng niềm tin trong một tổ chức?

2. Tổng hợp 8 để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp

2.1 Hãy nhất quán và dễ hiểu

Là một giám đốc điều hành hoặc nhà lãnh đạo hãy chắc chắn rằng bạn luôn nhất quán. Để nhân viên tin tưởng và muốn làm việc trong tổ chức của bạn thì bạn phải có tiêu chuẩn nhất định và sống, làm việc theo đúng những tiêu chuẩn đó.

8-cach-de-tao-dung-niem-tin-trong-to-chuc-doanh-nghiep-1

Lãnh đạo là trung tâm của một doanh nghiệp, do đó không thể không nhất quán

Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn phải thể hiện nhiều hơn tất cả để đảm bảo sự mong đợi của tất cả nhân viên. Đặc biệt bạn cần tuyệt đối chú ý nhất quán khi thực hiện các quy trình mới. Chẳng hạn các tình huống phát sinh mà không có quy trình hoạt động hoặc tiền lệ, là một người lãnh đạo bạn cần suy nghĩ cẩn thận để những gì bạn đưa ra được thực hiện tương tự ở những lần sau.

2.2 Đáp ứng các cam kết của bạn

Đừng cam kết nếu bạn không thể giữ. Với một người lãnh đạo thì lời cam kết là điều cực kỳ quan trọng. Nếu tình hình thay đổi và bạn thấy rằng bạn không thể thực hiện, hãy thông báo cho họ ngay lập tức.

2.3 Đừng đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của bạn

Bạn là lãnh đạo của doanh nghiệp thì bạn vẫn có thể sai. Nếu bạn phạm phải sai lầm, hãy nhận nó và xử lý vấn đề theo cách khác. Khi mà nhân viên đã thấy rằng bạn sai thì việc sếp của họ đổ lỗi cho người khác lại càng khiến họ mất niềm tin.

2.4 Cho phép nhân viên được thể hiện quan điểm dù có trái ngược

Những ông chủ không quan tâm đến những quan điểm trái chiều của nhân viên sẽ không tạo được lòng tin. Là người lãnh đạo, hãy so sánh ý kiến ​​của người khác về cách tiến hành một vấn đề với quan điểm của riêng bạn. Hãy trao cho nhân viên cơ hội được thảo luận và tranh luận, bởi điều này chứng tỏ bạn tôn trọng họ.

Hơn hết khi trao đổi rất có thể bạn chấp nhận quan điểm của họ hoặc khám phá ra một phương án thay thế thứ ba tốt hơn hẳn ý kiến của bạn.

2.5 Tạo một môi trường cho phép nhân viên được thoải mái

Là một nhà lãnh đạo, để hiểu được nhân viên trong tổ chức doanh nghiệp của mình, bạn phải cho họ cơ hội được thể hiện. Khi nhân viên cảm thấy an toàn trong việc chia sẻ hay thể hiện bản thân tức là khi bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược tạo dựng niềm tin.

8-cach-de-tao-dung-niem-tin-trong-to-chuc-doanh-nghiep

Nhân viên được thoải mái thể hiện thì lãnh đạo mới có thể thấu hiêu

Hãy nhớ rằng bạn không thể giải quyết vấn đề nếu bạn biết nó là gì. Bạn muốn người của bạn có niềm tin ở tổ chức thì bạn phải cho họ cơ hội nói và lắng nghe những gì họ chia sẻ.

2.6 Trao cho nhân viên quyền sở hữu

Bạn có một doanh nghiệp và bạn sở hữu thương hiệu đó, bạn yêu nó, hết lòng vì nó. Đieèu này cũng tương tự với nhân viên của bạn. Đừng để những người trong công ty nghĩ rằng họ đang làm thuê, thay vào đó trao quyền cho nhân viên để họ cảm thấy sự sở hữu.

Khi đó họ làm việc vì sự tự hào, vì bản thân chính họ. Thêm vào đó một người nhân viên khi biết rằng sếp tin tưởng để họ quyết định thì họ chắc chắn sẽ trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu.

2.7 Luôn luôn minh bạch và gần gũi

Một người quản lý doanh nghiệp không phải là người đứng ở trên cao và nhìn xuống. Ngược lại bạn phải tạo cơ hội cho nhân viên ngoài các báo cáo công việc thì còn nói chuyện với bạn. Đơn giản có thể là bộ quanh văn phòng hoặc nhà máy và hỏi mọi người đang làm thế nào.

Nếu một vấn đề phát sinh cần được giải quyết, hãy nói chuyện công khai và trả lời rõ ràng các câu hỏi của nhân viên. Càng minh bạch càng tốt, bởi điều này giúp an lòng tất cả.

2.8 Trước khi đưa ra quyết định, hãy nghe cả hai mặt của một vấn đề

Cho dù một vấn đề được trình bày hết sức thuyết phục bởi một cá nhân thì vẫn luôn luôn có mặt khác. Biết đâu có thể hấp dẫn hơn hoặc xuất hiện những điểm khác biệt. Nghe cả hai bên trước khi đưa ra quyết định. Điều này giúp mọi người phải tôn trọng và khâm phục bạn. Bạn là một người lãnh đạo công bằng và biết lắng nghe.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

8 cách để tạo dựng niềm tin trong tổ chức doanh nghiệp






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *