6 phương pháp mở rộng thương hiệu phổ biến nhất
Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu
Bạn đã có một thương hiệu chính đủ mạnh, một ý tưởng về mở rộng thương hiệu đủ thú vị, nhưng chưa biết làm thế nào để kết nối từ nền tảng sẵn có và ý tưởng mới một cách hiệu quả. Đừng lo lắng, hãy thử một trong 6 gợi ý về phương pháp mở rộng thương hiệu mà Sao Kim mang đến cho bạn như sau:
1. Mở rộng thương hiệu với “BÌNH MỚI, RƯỢU CŨ”
Mở rộng thương hiệu không nhất thiết phải bắt đầu với những phương pháp phức tạp. Nó hoàn toàn có thể đơn giản là việc thay đổi về mặt hình thức/cách thức phân phối tới khách hàng cho sản phẩm hiện tại của bạn. Một phương pháp hoàn toàn đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả để thu hút nhiều nhóm khách hàng với những tính cách khác nhau.
Tạp chí Economist vốn nổi tiếng với các báo cáo về phân tích kinh doanh- chính trị toàn cầu dưới dạng bản in. Tuy nhiên, với xu hướng digital hiện nay, họ đã phát triển cả phiên bản ebook phục vụ những khách hàng thích đọc tài liệu trên các thiết bị điện tử. Với cách làm này, Economist đã giữ chân được một lượng khách hàng không hề nhỏ.
Bên cạnh các dòng sản phẩm cà phê rang xay truyền thống để phục vụ những người muốn uống cà phê phin, Trung Nguyên cũng phát triển các sản phẩm cà phê đóng gói (vẫn với nguyên liệu của cà phê rang xay) cho những khách hàng muốn cà phê uống liền. Kết quả G7 trở thành một trong những thương hiệu mạnh nhất trong hệ thống thương hiệu của Trung Nguyên đồng thời mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ cho tập đoàn.
2. Phương pháp mở rộng thương hiệu “BÌNH CŨ, RƯỢU MỚI”
Một cách thức thông minh khác để mở rộng thương hiệu chính là chuyển đổi thành phần của sản phẩm. Bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào trên thị trường đều được cấu thành từ hàng trăm các yếu tố khác nhau. Một hương vị mới, thành phần, màu sắc mời hoàn toàn mang đến những thị trường tiềm năng cho sản phẩm của bạn.
Đây cũng là cách thức mà Unilever áp dụng cho hàng loạt sản phẩm cùng dưới thương hiệu Pond’s của mình. Từ Pond’s tinh chất ngọc trai cho những khách hàng thích làn da trắng mịn, tới Pond’s tinh chất nhân sâm- nghệ tây có thành phần trị mụn hay Pond’s chứa carbon hoạt tính với tác động làm sạch hoàn hảo.
Tương tự với một số sản phẩm có tính chất thời điểm, việc liên tục thay đổi một yếu tố trong sản phẩm sẽ khiến sản phẩm không bị nhàm chán mà vẫn thu hút được khách hàng.
Thay vì những hương vị truyền thống, nhiều năm nay, các dòng bánh trung thu bắt đầu thêm vào danh sách của mình bánh trung thu nhân matcha trà xanh, bánh trung thu nhân khoai môn trứng muối… vừa mới lạ, hợp thời và tất nhiên khách hàng sẽ khó lòng từ chối một sản phẩm độc đáo như vậy.
3. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BỔ TRỢ
Bên cạnh lĩnh vực hoạt động chính, việc mở rộng thương hiệu cho những sản phẩm bổ trợ không phải là cách thức xa lạ đối với các chuyên gia thương hiệu. Chắc hẳn bạn đã từng thấy “bộ đôi” kem đánh răng và bàn chải Colgate, dao cạo đi với lưỡi dao của Gillette hay giấy viết đi kèm với bút bi Thiên Long?
Việc cung cấp những sản phẩm thường hay đi kèm với sản phẩm chính sẽ tạo ra sự mở rộng thương hiệu một cách toàn diện. Mặc dù mỗi thương hiệu sẽ có một thế mạnh chính trong một lĩnh vực, nhưng hẳn bạn không xa lạ với những đề xuất “hãy sử dụng sửa rửa mặt L’oreal kết hợp với nước hoa hồng và kem dưỡng da cùng hãng để đạt hiệu quả tốt nhất”… Thậm chí nhiều thương hiệu như Apple- đủ mạnh để sản xuất hệ điều hành riêng của mình và người tiêu dùng muốn sử dụng Macbook chỉ có thể sử dụng hệ điều hành iOS để có hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, cần lưu ý việc kiểm soát việc mở rộng thương hiệu bổ trợ bởi nếu chuỗi thương hiệu nhánh phù hợp với thương hiệu chính, tác động sẽ là tích cực lên cả doanh nghiệp. Nhưng nếu sa đà vào phát triển những thương hiệu không liên quan, bạn có thể sẽ muốn suy nghĩ lại khi phải giải quyết hậu quả bởi chiến lược vội vàng của mình!
3. ĐỒNG THƯƠNG HIỆU
Kinh doanh không phải lĩnh vực chỉ có cạnh tranh. Nó còn là sân chơi của sự hợp tác. Tự phát triển thương hiệu riêng của mình là tốt. Nhưng trong nhiều trường hợp, bắt tay với một thương hiệu với chuyên môn sâu sắc trong ngành nghề của họ cũng là lựa chọn khôn ngoan.
Hãy thử kiểm nghiệm ở thị trường tài chính Việt Nam. Một số ngân hàng với tiềm lực tài chính của mình đã phát triển các công ty con đa ngành nghề nhưng đa phần khá mờ nhạt và không tận dụng được tiềm lực của công ty mẹ.
Nhưng một số ngân hàng khác, lựa chọn tài trợ cho các dự án bất động sản Techcombank- Vincom, phân phối bảo hiểm của các công ty lớn Citibank- AIA, Aon- Bảo Việt, liên kết phát hành thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airline- VPBank… Những thương vụ hợp tác này với sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chiến lược phát triển bài bản đã đem lại thành công cho cả hai bên đối tác và để lại những bài học đáng nhớ về xây dựng thương hiệu.
4. “BẮT TAY” NGƯỜI NỔI TIẾNG
Những thương hiệu cao cấp luôn biết cách tận dụng cả thế mạnh của thương hiệu cốt lõi đồng thời kết hợp với sự nổi tiếng của các ngôi sao trong việc tạo ra những thương hiệu mới. Một trong những ví dụ xuất sắc của việc “bắt tay” với người nổi tiếng là chiếc túi xách trứ danh Hermes Birkin do Hermes kết hợp với Jane Birkin- một nữ minh tinh, ca sĩ, nhà nhân đạo đồng thời là biểu tượng phong cách của phụ nữ châu Âu.
Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết một chiếc Birkin có giá không dưới 12.000 USD và chỉ sản xuất riêng cho một nhóm khách hàng. Chính vì lý do này, Birkin trở thành một trong những phụ kiện đáng mơ ước và xa xỉ bậc nhất đối với phụ nữ khắp thế giới.
Còn với Hermes- công ty từng khởi nghiệp với các sản phẩm yên ngựa và vali, những chiếc túi Birkin (hay trước đó là Kelly- đặt theo tên Công chúa Grace Kelly của Monaco) đã mang lại sức lan toả và thành công kéo dài cho thương hiệu này. Một số phân tích cho thấy, đầu tư vào túi Birkin còn có giá hơn là đầu tư vào cổ phiếu hay vàng, bởi mỗi năm, giá trị của những chiếc túi này tăng 14.2%.
5. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU
Sẽ là thiếu sót khi tìm hiểu về các phương pháp mở rộng thương hiệu mà bỏ qua nhượng quyền- cách thức đã trở nên kinh điển trong việc phát triển sức ảnh hưởng của thương hiệu trên thị trường. KFC, Mc Donalds, Lotteria… là những doanh nghiệp mở rộng được sự hiện diện của mình khắp thế giới nhờ phương pháp nhượng quyền và cũng vô cùng thành công.
Nhượng quyền thương hiệu giúp doanh nghiệp nhận tiết kiệm thời gian, công sức để tập trung vào hoạt động chính: bán hàng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp thương hiệu mẹ tận dụng được sự trung thành của nhóm khách hàng hiện hữu và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trước khi đối thủ cạnh tranh kịp xuất hiện. Đồng thời bên chuyển giao vẫn nhận được tỷ lệ phần trăm từ hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thiết kế logo
Xem thêm những bài viết chất lượng khác
- 8 Tiêu chí đánh giá một logo chuyên nghiệp
- Thiết kế logo của 30 đội bóng giá trị nhất thế giới 2019 có gì đặc biệt
6 phương pháp mở rộng thương hiệu phổ biến nhất