5 thời điểm thích hợp để doanh nghiệp tái thiết kế thương hiệu
Chia sẻ kinh nghiệm,Thiết kế logo
Tại sao các thương hiệu lớn như Google, Yahoo hay Starbucks vẫn định kỳ làm mới nhận diện thương hiệu mặc dù họ vẫn đang thực sự thành công và chi phí cho sự thay đổi đó là rất đắt? Có thể bạn nghĩ điều đó không quá quan trọng, nhưng các tập đoàn lớn vẫn đi theo chiến lược đó và họ vẫn tiếp tục giữ vững vị thế trong cuộc chiến của các người khổng lồ.
Làm mới nhận diện thương hiệu tưởng chừng như có vẻ xa lạ đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi quá trình phức tạp và chi phí tốn kém. Nhưng trong một số trường hợp làm mới nhận diện thương hiệu là việc nhất định phải làm bất kể quy mô, tầm cỡ nếu bạn muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình.
- Vậy hãy cùng Sao Kim trả lời câu hỏi “khi nào doanh nghiệp cần làm mới nhận diện thương hiệu?”
1. Khi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp thay đổi
Thay đổi thiết kế logo là một lựa chọn đúng đắn nếu bạn đang có ý định dịch chuyển đối tượng khách hàng mục tiêu. Starbucks là một ví dụ tiêu biểu đã áp dụng và thành công. Chúng ta có thể thấy, gần đây Starbucks thay đổi logo bằng cách xóa bỏ vòng tròn phía ngoài có chữ Starbucks coffee và giữ nguyên hình người cá. Thông điệp muốn gửi tới khách hàng của việc thay đổi này từ phía Starbucks đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ chuẩn bị tham gia những lĩnh vực kinh doanh khác ngoài cà phê.
2. Khi logo không còn phản ánh được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Qua thời gian, mọi doanh nghiệp đều cần những bước ngoặt hoặc phát triển hoặc giải thể. Để duy trì hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần nắm lấy mọi cơ hội để duy trì sự tồn tại và phát triển, thiết lập và tái thiết lập các chiến lược marketing. Trong trường hợp này, có thể công ty của bạn sẽ cần sự thay đổi từ cốt lõi trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó có cả nhận diện của thương hiệu. Nhận diện cũ đã không còn phản ánh được hoạt động thực thụ của doanh nghiệp, lúc này đương nhiên bạn cần thay đổi nhận diện để đảm bảo sự đồng bộ giữa logo và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nhằm thông tin chính xác đến khách hàng hoạt động chính của doanh nghiệp.
LeGo là một ví dụ điển hình khi chuyển hướng kinh doanh từ đồ gia dụng sang đồ chơi trẻ em. Họ chuyển màu sắc logo sang màu đỏ là chủ đạo, với ý tưởng nhằm khuyến khích đối tượng khách hàng là trẻ em.
3. Khi logo không đồng bộ với xu hướng hiện đại
Một lý do nữa để thay đổi nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn đó là xu hướng. Nếu logo của bạn quá cũ, không bắt kịp những xu hướng của thời đại có thể khiến mọi người nghĩ về doanh nghiệp của bạn cũng tương tự như vậy. Bạn có muốn khách hàng nghĩ doanh nghiệp mình lạc hậu?
Volkswagen là một ví dụ điển hình về việc thay đổi logo của họ qua thời gian để đảm bảo luôn đi trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Các logo dưới đây cũng đều được thiết kế lại theo phương pháp đồ họa.
Hình ảnh đại tá Sanders biểu tượng của KFC trông hiện đại và trẻ trung hơn.
Chữ AT&T của logo đã chuyển sang chữ thường tạo cảm giác hiện đại, trẻ trung. quả cầu được chuyển từ thiết kế phẳng 2D sang thiết kế không gian.
Để tạo phong cách hiện đại cho logo, Ford đã giữ nguyên phần chữ hầu như không thay đổi và thay đổi hình oval phía ngoài cùng các sắc thái của màu xanh tím.
4. Khi kết quả kinh doanh quá thấp và không thể cải thiện
Có một nguyên tắc vàng bạn cần nhớ “khi doanh thu xuống dốc không phanh, cần xem xét thay đổi logo ngay”. Nếu mọi thứ hoạt động suôn sẻ tất nhiên bạn sẽ không muốn thay đổi bất cứ điều gì, nhưng khi lợi nhuận sụt giảm hàng quý và không có khả năng cải thiện. Có lẽ lúc này thay đổi logo là một giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp. Một logo mới có thể thổi một làn gió năng lượng mới cho tất cả mọi yếu tố của doanh nghiệp từ nhân sự, khách hàng, tinh thần làm việc… Nếu mọi chuyện suôn sẻ bạn sẽ giúp doanh nghiệp của mình có một khởi đầu mới đầy hy vọng.
5. Khi logo của doanh nghiệp bạn quá phức tạp, khó hiểu
Đơn giản hóa là chìa khóa dẫn đến thành công, nó cũng là điểm cốt lõi để bạn thiết kế một logo hiệu quả. Nếu logo hiện tại của doanh nghiệp bạn quá phức tạp, khó hiểu, nhồi nhét quá nhiều biểu tượng, màu sắc gây khó khăn cho việc nhận diện, in ấn trên các chất liệu như các đồ vật văn phòng phẩm, danh thiếp. Những logo rõ ràng, đơn giản bao giờ cũng dễ nhận diện, và thường thành công hơn cả.
Apple là ví dụ điển hình của việc chuyển đổi logo từ phức tạp sang đơn giản, các biểu tượng khó hiểu được chuyển sang đơn giản, quả táo 7 màu được chuyển sang màu ghi đơn sắc.
Bạn nên nhớ rằng, nếu bạn muốn thay đổi logo của doanh nghiệp, thì sự thay đổi đó cần đem lại lợi ích. Thay đổi là cần thiết nhưng trong một số trường hợp chưa chắc nó đã có hiệu quả.
Nếu đang phân vân về việc làm mới hoặc thay đổi thiết kế logo bạn có thể liên hệ với chuyên gia tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp tận tình.
- Tham khảo: 42works.net, eyelight.com
Nguồn: Sao Kim Branding
Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu
Người viết Thanh Phương
Xem thêm những bài viết khác:
5 thời điểm thích hợp để doanh nghiệp tái thiết kế thương hiệu