5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp 2

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp 3

Xây dựng thương hiệu

1. Phân tích sản phẩm

Liệt kê ra những đặc điểm, tính năng, công năng và lợi ích sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng. Đối với từng đặc điểm sẽ có những công năng khác nhau và những lợi ích khác nhau. Bạn cần liệt kê và phân tích chi tiết để xây được hình ảnh nhiều chiều về sản phẩm của mình.

Dựa trên bảng phân tích sản phẩm đó, bạn hãy liệt kê ra những vấn đề của khách hàng mà sản phẩm của bạn sẽ giải quyết cho họ. Đó là những yếu tố đảm bảo sản phẩm của bạn thực tế, có khả năng được thị trường chấp nhận.

2. Thu thập dữ liệu và Xây dựng thương hiệu

Bước 1: Lập mô hình chung để thu thập dữ liệu. Mô hình đó thường sẽ đi theo hình phễu từ giới tính đến độ tuổi đến khu vực sống đến thu thập và cuối cùng là hành vi, sở thích. Từ đó sẽ xây dựng được chân dung toàn diện của một khách hàng từ vấn đề của họ, sự thích hợp của họ với sản phẩm bạn cung cấp và khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.

xay-dung-thuong-hieu-muc-tieu

Bước 2: Lựa chọn kênh thu thập dữ liệu. Kênh thu thập dữ liệu hiện nay khá đa dạng từ dữ liệu Online (Google, Facebook…) đến offline (Phiếu câu hỏi) đến dữ liệu cung cấp bởi đối tác hoặc dữ liệu mua từ bên thứ ba. Kênh Online hiện nay được nhiều doanh nghiệp tận dụng triệt để vì nó khá chính xác, nhanh gọn, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Bước 3: Vô cùng quan trọng là thu thập dữ liệu về đối thủ của bạn. Xác định những lợi thế sản phẩm của đối thủ và nhóm khách hàng mà đối thủ đang khai thác.

3. Phân tích dữ liệu

Bước 1: Phân chia các nhóm khách hàng

– Theo nhân khẩu: Đây là cách đơn giản nhất để phân chia khách hàng. Bạn chỉ cần phân chia tệp theo những yếu tố về độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập.

– Theo khu vực sống: Phân chia theo khu vực sống sẽ làm nổi bật được mật độ dân cư (thị trường lớn hay nhỏ), đô thị hay nông thôn, khí hậu và đặc biệt là phong tục ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành vi mua hàng.

– Theo hành vi mua hàng: Phân chia theo thói quen mua hàng. Sản phẩm họ quan tâm, tần suất mua hàng, lượng mua hàng và kênh mua hàng chủ yếu. Dựa trên thống kê này, ta có thể xác định được vòng đời giá trị của khách hàng. Yếu tố này rất quan trọng quyết định đến sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.

– Theo niềm tin, tín ngưỡng: Phân chia theo tôn giáo, văn hóa vùng miền, phong tục tập quán. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua và thói quen mua hàng của khách hàng.

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp 4

Bước 2: Phân chia thành các nhóm phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn

Từ những phân tích, phân chia, chọn lọc từ bước 1 và so sánh với lợi ích sản phẩm, nguồn lực của bạn, bạn có thể chia thành 4 nhóm chính:

– Nhóm 1: Không tạo ra lợi nhuận, phàn nàn: Nhóm này tập hợp những người chắc chắn sẽ không mang đến giá trị cho doanh nghiệp, hơn nữa còn chỉ trích. Họ không tin vào sản phẩm của bạn.

– Nhóm 2: Không tạo ra lợi nhuận. Họ không có nhu cầu hoặc nhu cầu của họ không khớp với những lợi ích sản phẩm của bạn cung cấp.

– Nhóm 3: Tạo ra lợi nhuận thấp. Nhóm này sẽ giúp bạn tăng doanh thu mà không tăng lợi nhuận. Họ có thể có thu nhập thấp hoặc có sở thích săn khuyến mại…

– Nhóm 4: Tạo ra lợi nhuận cao. Nhóm sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm của bạn.

Bước 3: Phân tích điểm mạnh điểm yếu so với đối thủ. Tìm ra thị trường ngách và USP sản phẩm của mình.

4. Lựa chọn ra phân khúc khách hàng mục tiêu

Một trong những chiến lược xây dựng thương hiệu khôn ngoan nhất trong kinh doanh là chiến lược tập trung, đồng nghĩa bạn phải hy sinh nhiều lợi ích nhỏ nhặt khác để tập trung vào mục tiêu chính. Pepsi đã quyết định từ bỏ phần lớn thị trường để tập trung duy nhất vào nhóm khách hàng trẻ tuổi. Sự hy sinh đó cho Pepsi một mục tiêu rõ ràng nhằm phát huy lợi thế của sản phẩm. Nhờ quyết định đó, vị thế Pepsi sánh ngang với Coca trên thị trường nước ngọt Mỹ.

xay-dung-thuong-hieu-muc-tieu

Do vậy, từ kết quả phân tích dữ liệu, định giá mỗi phân khúc. Hãy ưu tiên vào nhóm sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất. Khi đã có tệp khách hàng mục tiêu rõ ràng, việc còn lại của bạn là tập trung nguồn lực để khai thác và tối ưu thị phần đó.

5. Tối ưu phân khúc khách hàng mục tiêu

Bước 1: Khai thác phân khúc khách hàng mục tiêu và tìm ra khiếm khuyết của sản phẩm.

Tiếp tục thu thập thông tin khách hàng hiện tại và phản hồi trải nghiệm của họ.

Bước 2: Cải thiện và tối ưu sản phẩm.

Dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu cũng có những khiếm khuyết. Lắng nghe và phát triển sản phẩm của bạn. Biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành

Bước 3: Mở rộng tệp khách hàng tiềm năng

Phát triển sản phẩm, dòng sản phẩm để mở rộng thị trường mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố phải có khi bạn cho ra đời một chiến dịch marketing thành công cũng như tăng ROI cao nhất. Sao Kim với những chuyên gia xây dựng thương hiệu hàng đầu sẽ cho bạn những giải pháp hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.Hãy liên hệ đến Sao Kim để nhận tư vấn miễn phí qua hotline 0907780812hoặc qua email [email protected]

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia số 1 về Thiết kế thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

5 bước xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *