5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ thành công
Chia sẻ kinh nghiệm,Xây dựng thương hiệu
Nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay vẫn đang còn loay hoay tìm cách để xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, do đó bạn cần phải lựa chọn hướng đi đúng ngay từ đầu. Lựa chọn sai không những không giúp phát triển thương hiệu mà còn dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng.
= >> Tham khảo 11 Bước để một doanh nghiệp vừa và nhỏ chinh phục được khách hàng của mình với một thương hiệu mạnh!
Thực hiện 5 bước dưới đây đảm bảo doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu thành công.
Hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Cổ nhân có câu “Hiểu mình, hiểu người trăm trận trăm thắng”. Trong xây dựng thương hiệu đòi hỏi bạn phải thực sự hiểu doanh nghiệp của mình. Bạn cần hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình. Đồng thời, cần phải hiểu rõ thị trường. Bạn cần biết được những thời cơ, thách thức trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.
=>> Nếu bạn vẫn chưa hiểu giá trị cốt lõi của một thương hiệu là gì hãy tham khảo thêm bài viết này ! ”Vai trò của một thương hiệu với doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Để xác định được năng lực của doanh nghiệp, bạn nên sử dụng mô hình phân tích SWOT. Trên thị trường, mức độ cạnh tranh là rất lớn. Đừng chạy theo thị trường. Bạn hãy hiểu giá trị cốt lõi của mình là gì và hãy tập trung vào phát triển những giá trị cốt lõi ấy.
Với đối thủ, bạn cần biết được điểm yếu của đối thủ và nắm chắc lấy nó. Bạn cần tập trung khai thác điểm yếu của đối thủ và biến nó thành lợi thế của bạn.
Hiểu khách hàng của mình
Bạn đã hiểu mình, hiểu đối thủ và giờ là cần hiểu khách hàng của mình. Mỗi một sản phẩm đều hướng đến những đối tượng tiêu dùng cụ thể. Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai và họ như thế nào.
Đây chính là giai đoạn bạn tìm kiếm và phác họa chân dung, hành vi, thái độ, cách thức sử dụng sản phẩm của khách hàng. Khi hiểu được khách hàng, bạn mới có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt đẹp chính là bạn bạn đang xây dựng thương hiệu cho mình.
Khách hàng càng cảm nhận được nhiều điều ấn tượng về doanh nghiệp thì thương hiệu càng có khả năng ăn sâu trong tâm trí khách hàng. Vì thế hãy tận dụng mọi cơ hội tạo ra nhiều điểm chạm ấn tượng nhất có thể.
Không ngừng sáng tạo
Bạn có từng hỏi, điều gì làm nên thành công của các doanh nghiệp? Đó chính là sáng tạo. Bài học từ các thương hiệu thành công cho thấy họ sáng tạo không ngừng.
Học hỏi từ đối thủ là điều cần thiết, nhưng không có nghĩa áp dụng hoàn toàn những gì đối thủ làm. Vì mỗi doanh nghiệp mỗi hoàn cảnh và điều đó là không khả thi. Tốt hơn hết là bạn cần tập trung vào phát huy lợi thế của chính mình.
Thay vì chạy theo thị trường, tốt nhất là bạn nên tập trung vào khách hàng. Bạn hãy mang nhiều giá trị hơn đến cho khách hàng. Sự sáng tạo của bạn đó chính là mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi sử dụng sản, dịch vụ của bạn. “Khách hàng là thượng đế” cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng đắn.
Thiết lập triết lý thương hiệu phù hợp
Thật hiếm thấy có doanh nghiệp nào chỉ nói là kinh doanh đơn thuần mà không có triết lý kinh doanh nếu muốn phát triển. Triết lý thương hiệu cần được thể hiện cụ thể qua sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Một tầm nhìn phù hợp cần phải có tính khả thi, một sứ mệnh đẹp phải truyền được cảm hứng cho toàn thể đội ngũ. Tầm nhìn và sứ mệnh cần phù hợp với doanh nghiệp và có thể thay đổi nếu hoàn cảnh bắt buộc.
Tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp cần phải được gói gọn trong những cụm từ ngắn gọn, súc tích và sắc bén. Slogan, tag-line chính là cách hiệu quả để truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khóa càng sắc thì hiệu quả truyền thông thương hiệu càng cao.
Xây dựng hệ thống nhận diện chuyên nghiệp, đồng bộ
Có một triết lý không thể bỏ nếu muốn xây dựng thương hiệu thành công, đó là tạo nên các điểm chạm thương hiệu càng nhiều và càng ấn tượng càng tốt. Khách hàng có thể không nhớ tên doanh nghiệp nhưng chắc chắn sẽ nhớ hình ảnh logo nhận diện thương hiệu của bạn.
Nhận diện thương hiệu càng độc đáo, ấn tượng càng dễ thu hút sự chú ý của khách hàng và dễ dàng được tiếp nhận. Tần suất xuất hiện của nhận diện thương hiệu càng nhiều và sự tiếp xúc càng thường xuyên thì thương hiệu càng có khả năng được khách hàng ghi nhớ.
Thương hiệu con đường ngắn nhất để đưa hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng!
5 bước đơn giản xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ thành công