5 bước cơ bản phải làm nếu muốn kế hoạch kinh doanh thành công
Chia sẻ kinh nghiệm,Khởi nghiệp,Quản trị điều hành,Thông tin tham khảo
Khởi đầu một công việc, một kế hoạch kinh doanh có phải là con đường trải đầy hoa hồng như mọi người vẫn nghĩ? Bạn luôn mơ ước sẽ có một doanh nghiệp riêng cho mình, sẽ được làm những gì mình thích và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty. Vậy làm thế nào để thực hiện bắt đầu một công việc kinh doanh đơn giản nhất có thể?
Để có một kế hoạch kinh doanh ít rủi ro và có tính khả thi cao khi đi vào thực hiện, bước đầu tiên mà mỗi chủ doanh nghiệp cần phải làm là xác định những điều cơ bản như: Xác định mục tiêu mà bạn hướng đến, chọn ý tưởng kinh doanh hợp lý, chọn tên doanh nghiệp/thương hiệu, xây dựng đội hình kinh doanh, lựa chọn thông minh giữa các vấn đề,…
1. Xác định mục tiêu của bản thân
Việc xác định mục tiêu của bản thân khi bắt đầu một kế hoạch kinh doanh là điều quan trọng bởi nó là một phần quyết định sự thành bại sau này của công ty bạn. Tâm lý chung là ai cũng muốn công ty mình lớn mạnh, doanh nghiệp của mình sẽ lớn hơn và phát triển hơn trong tương lai. Tuy nhiên mọi người thường quên rằng không có khởi đầu nào là không gặp khó khăn cả, muốn đi lâu dài thì phải thật kiên nhẫn và chính xác từng bước.
Xác định mục tiêu rõ ràng
Bạn muốn mở một công ty vừa/nhỏ mà bền vững, tạo ra thu nhập cho mình trong tương lai. Hay là bạn muốn đầu tư một khoản tiền lớn ngay từ ban đầu, muốn độc lập về tài chính để rồi phải bán lại công ty cho người nào trả giá cao nhất? Những điều này bạn phải làm rõ ngay từ đầu khi bắt tay vào kinh doanh riêng.
2. Đưa ra ý tưởng kinh doanh khả thi
Ý tưởng kinh doanh ở đây là các sản phẩm, dịch vụ,…mà bạn muốn làm hay muốn bán cho khách hàng và tất nhiên là nó phải cần thiết cho mọi người. Hoặc bạn cũng có thể kinh doanh những mặt hàng do chính mình phát minh, điều này cũng sẽ kích thích sự tò mò cho khách hàng mà tìm đến sản phẩm của bạn.
- Hãy bắt đầu vẽ ra những ý tưởng kinh doanh bằng việc tự cho mình các câu hỏi, ví dụ như là “Chúng ta sẽ làm gì?”. Bạn cũng có thể rủ thêm những người thông minh và sáng tạo để tham gia cùng.
- Việc thứ hai bạn cần làm là cân nhắc các kỹ năng, kinh nghiệm mình đã có để chọn ý tưởng phù hợp. Kết hợp giữa kiến thức của bản thân và nhu cầu thị trường hiện hành sẽ tăng tỷ lệ thành công cho một ý tưởng kinh doanh bất kỳ.
Chọn ý tưởng kinh doanh
Ví dụ như hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn của xã hội được nhiều người quan tâm. Bạn có thể tạo ra những đồ dùng, vật dụng hàng ngày có thể sử dụng tái chế nhiều lần, dễ phân hủy để bảo vệ môi trường. Việc kinh doanh theo xu hướng xã hội cũng đang được rất nhiều người áp dụng thành công.
3. Chọn tên Công ty dễ nhớ nhưng đặc sắc
Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định hình ảnh doanh nghiệp của bạn là như thế nào đối với khách hàng. Bước này bạn cũng có thể thực hiện trước khi nghĩ ý tưởng kinh doanh vì biết đâu nhờ cái tên mà bạn lại nghĩ ra được một sáng kiến hay ho thì sao?
Cái gì cũng thay đổi theo thời đại để phù hợp với xu hướng và tâm lý người dùng. Tên công ty cũng không phải là ngoại lệ. Bạn không cần phải mất thời gian quá nhiều để nghĩ ra tên cố định và cũng đừng ngần ngại thay đổi nó nếu sau này xu hướng thị trường thay đổi. Tốt hơn hết là bạn nên nghĩ ra những cái tên đơn giản, dễ nhớ, gắn liền với sản phẩm để khi nhắc đến tên là người ta nhớ ngay đến sản phẩm của bạn.
Chọn tên thương hiệu phù hợp
“Apple” là một ví dụ điển hình cho việc chọn tên thương hiệu. Bên cạnh sự đơn giản thì nó còn khá dễ phát âm, dễ nhớ mà lại đọng trong tâm trí người tiêu dùng.
4. Tìm kiếm những người đi cùng bạn
Trước khi bắt đầu khởi nghiệp bạn nên xác định là sẽ làm một mình hay làm cùng người khác. Mỗi cách lại có một ưu nhược điểm khác nhau. Nếu bạn tự tin những kỹ năng và kiến thức của bạn đủ để có thể tự lực gây dựng công ty thì có thể không cần đến sự trợ giúp của người khác. Còn nếu bạn chưa thật sự đủ can đảm để bắt đầu một mình thì nên tìm đến người thứ hai, có thể là người thứ 3 cùng nhau hiệp lực, trao đổi ý kiến để đưa ra phương án tốt nhất.
John Lennon và Paul McCartney (thành viên nhóm nhạc The Bealtes), Bill Gates và Paul Allen (Microsoft), Larry Page và Sergey Brin (Google), Steve Jobs và Steve Wozniak (Apple),…dường như là những hình mẫu lý tưởng cho sự kết hợp khi khởi nghiệp. Sự kết hợp chỉ mang lại hiệu quả tốt khi bạn thực sự tìm đúng người và có cùng chí hướng, hỗ nhau hợp tác để phát triển công ty.
Bill Gates và Paul Allen
Để có khả năng cao trong việc tìm đối tác phù hợp, bạn nên xem xét bản thân mình còn yếu ở điểm gì, cần khắc phục những điểm nào hay những lĩnh vực nào mà bạn không có nhiều kiến thức. Sau đó, tìm đối tượng phù hợp với tính cách của bạn, vừa bù đắp được những lỗ hổng thiếu sót của bạn. Bằng việc lựa chọn kỹ càng ngay từ bước đầu tiên là một cách tuyệt vời đặt nền móng cho sự thành công của doanh nghiệp sau này.
5. Đưa ra những lựa chọn thông minh
Khi lựa chọn nhân viên – những người sẽ đồng hành cùng bạn trên chặng đường xây dựng doanh nghiệp, bạn phải thật cẩn trọng. Không phải cứ chơi với nhau hợp là làm kinh doanh cũng hiểu ý nhau. Bạn nên chọn những người bạn tin tưởng thay vì lúc nào cũng hoài nghi họ. Bạn có thể xem xét một số yếu tố sau khi lựa chọn người đồng hành:
- Người này có thật sự có đủ kiên nhẫn và kỹ năng để bắt đầu cùng bạn trong quá trình xây dựng công ty hay không? Bởi lúc mới bắt tay vào kinh doanh, nhiều người rất nản chí khi kết quả và công sức của mình chưa được chứng minh.
- Bạn và người đó có kỹ năng giống nhau hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn nên cân nhắc thật kỹ có nên chọn người này hay không. Có rất nhiều đầu bếp nấu được cùng 1 món ăn nhưng những món khác thì lại chẳng ai làm được. Cũng giống như việc trong 1 công ty ai cũng làm việc giống nhau thì những việc khác người nào sẽ đảm nhận?
- Nên nhìn rõ bao quát vấn đề trước khi đi vào chi tiết. Đa phần những cuộc họp, những cuộc tranh luận đều tập trung vào các chi tiết nhỏ, điều này có thể giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu không nhìn thấu tổng quan của vấn đề thì rất có thể doanh nghiệp sẽ đi chệch hướng. Bạn hãy chắc chắn rằng những người bạn muốn cộng tác cũng quan tâm đến mục tiêu giống bạn.
- Bạn nên tìm hiểu những kỹ năng và kiến thức của các ứng viên trước khi quan tâm đến bằng cấp, chứng chỉ của họ. Cho dù bằng cấp có cao đến mấy nhưng kỹ năng làm việc không đủ đáp ứng yêu cầu của bạn thì cũng bằng không. Không nên quá tập trung vào trình độ văn hóa mà quên đi những điều bạn thật sự cần ở một người đồng hành.
Không có con đường nào là dễ dàng khi bạn muốn bắt đầu một sự nghiệp riêng cho mình cả. Tất cả những kết quả, những tinh hoa mà bạn nhận được trong tương lai sẽ là minh chứng lớn nhất cho việc trong quá khứ bạn đã nỗ lực như thế nào. Việc lên kế hoạch kinh doanh có khả thi và có nhiều rủi ro hay không là phụ thuộc vào những điều cơ bản mà bạn nên làm ở trên.
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Xem thêm những bài viết khác:
- Chiến lược thương hiệu giúp gì được cho doanh nghiệp và vì sao cần xây dựng?
- 8 nội dung thiết yếu nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh cho startup
z dvsdv
5 bước cơ bản phải làm nếu muốn kế hoạch kinh doanh thành công