10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME 2

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME 3

Xây dựng thương hiệu

Bạn là chủ một doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang muốn xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Hãy tìm hiểu 10 lời khuyên dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME nhé.

1. Bắt đầu bằng việc xác định thương hiệu của bạn

Đánh giá lại các sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp của bạn cung cấp, xác định thị phần các sản phẩm hay dịch vụ đó nắm giữ trên thị trường và nghiên cứu nhu cầu cũng như các mối quan tâm của khách hàng. Từ đó xác định thông điệp bạn muốn thương hiệu truyền tải tới khách hàng.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

80-20_chartCó lẽ bạn đã biết đến quy tắc “80/20”, hay 80% lợi nhuận của bạn đến từ 20% khách hàng. Điều đó cho thấy việc xác định đối tượng khách hàng muc tiêu là quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp. Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ có cùng một sở thích, nhu cầu hay thói quen. Lúc này, nhiệm vụ của thương hiệu chính là kết nối họ lại với nhau.

3. Tạo niềm tin với khách hàng

Không nên thổi phồng khả năng của doanh nghiệp trước khách hàng để họ mong đợi ở bạn quá nhiều. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc tối kị trong kinh doanh là thất tín với khách hàng. Hãy tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách xây dựng thương hiệu một cách trung thực – luôn nói rõ bạn là ai và bạn có thể thực sự mang lại những gì cho họ.

4. Mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo

dich-vu-hoan-haoTheo một nghiên cứu về Marketing, 55% khách hàng giới thiệu một doanh nghiệp cho một người khác là do hài lòng về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vì vậy, hãy cung cấp cho khách hàng những dịch vụ chăm sóc hoàn hảo và coi đó như một giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Khách hàng sẽ có những đánh giá xứng đáng cho thương hiệu của bạn.

5. Tạo sự thu hút đối với khách hàng

Đừng cố gắng phô trương tất cả hình ảnh thương hiệu của bạn trước khách hàng một cách gượng ép. Thay vào đó, hãy khơi gợi sự tò mò của khách hàng để họ có thể tự mình khám phá thương hiệu của bạn. Một lúc nào đó, chính những khách hàng này sẽ vô tình trở thành đại sứ giới thiệu thương hiệu của bạn với những người xung quanh.

6. Tương tác với khách hàng

tuong-tacTrong thời đại công nghệ thông tin, việc tương tác với khác hàng không chỉ là những cuộc trò chuyện diễn ra trực tiếp hay qua điện thoại. Các website, Youtube, Facebook, Linkedin hay các mạng xã hội khác có thể giúp bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng theo nhiều cách. Đó có thể là một đoạn video giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên Youtube, là những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hay sản phẩm doanh nghiệp bạn cung cấp.

7. Xây dựng tên và logo hợp lí

thinkViệc xây dựng tên và logo cần phải được làm bài bản ngay từ ban đầu. Tên và logo của doanh nghiệp phải dễ nhận biết, có thể phản ánh được tính chất kinh doanh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như thu hút được khách hàng tiềm năng.

8. Không bắt chước hình ảnh của các thương hiệu lớn

Đừng bao giờ cố gắng nhái lại hình ảnh của các thương hiệu lớn, thay vào đó, bạn hãy tạo một hình ảnh riêng biệt cho doanh nghiệp của mình. Trên thực tế, khách hàng ngày càng trở nên tinh tế hơn. Một thương hiệu nguyên bản và độc đáo sẽ thu hút và tạo sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm cho khách hàng hơn là một thương hiệu “nhái” một thương hiệu lớn nào đó.

9. Đồng bộ hình ảnh thương hiệu

Mau chungViệc quảng bá thương hiệu cần phải được thực hiện một cách đồng bộ dưới nhiều hình thức. Từ mặt hình ảnh như logo, card visit, email quảng cáo cùng các ấn phẩm khác của doanh nghiệp cho đến văn hóa của doanh nghiệp, tất cả đều phải có những điểm chung của thương hiệu, để khách hàng có thể nhận ra ngay khi nhìn vào.

10. Mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu

dai-su-thuong-hieuChính nhân viên, chứ không phải là các lãnh đạo doanh nghiệp, sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, mang hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khác hàng. Vì vậy, mỗi nhân viên đều phải được đào tạo đầy đủ về ý nghĩa của thương hiệu, cũng như học cách giới thiệu thương hiệu một cách chính xác và hiệu quả nhất đến với mọi đối tượng khách hàng.

10 lời khuyên trên đây chắc hẳn đã giúp bạn phần nào hình dung được những gì cơ bản cần làm cho việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME. Để có những tư vấn chuyên sâu hơn từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu hơn, hãy liên lạc với chúng tôi qua số máy 0907780812 hoặc email [email protected].

Nguồntham khảo:

1/ http://www.marketingdonut.co.uk/marketing/marketing-strategy/branding/ten-ways-to-build-a-brand-for-your-small-business
2/ https://www.sba.gov/blogs/10-tips-help-you-build-and-grow-stand-out-small-business-brand

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

10 lời khuyên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp SME






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *