Trong đó, đáng chú ý là không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách tối thiểu 1 m khi tiếp xúc; khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết… Tuy nhiên, cảnh tượng “xả láng” phổ biến ở nhiều nơi.
Nhiều nơi phía bắc “thả cửa”
Tại Hải Phòng, cơ quan chức năng địa phương cũng thừa nhận, việc kiểm soát dịch bệnh khi “mở cửa” đón du khách chủ yếu phụ thuộc vào ý thức người dân.
Hàng quán ở TP.HCM chẳng “kiêng cữ”
Tối 1.5, trên nhiều tuyến đường ở trung tâm TP.HCM và nhiều hàng quán, đặc biệt là quán cà phê, quán nhậu… vẫn cho khách ngồi rất đông đúc, chẳng “kiêng cữ” gì trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
Đà Nẵng: Ít du khách, dễ thực hiện giãn cáchGhi nhận tại TP.Đà Nẵng, khu vực trung tâm TP vắng hơn bình thường do người dân tranh thủ về quê sau thời gian cách ly xã hội. Nhiều điểm du lịch như Bà Nà Hills, khu di tích thắng cảnh Ngũ Hành Sơn… cũng khá vắng khách. Theo Sở Du lịch, lượng khách tham quan dịp lễ 30.4 – 1.5 kéo dài 4 ngày tại Đà Nẵng ước đạt 5.800 lượt, giảm 98,5% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ có 150/968 cơ sở lưu trú hoạt động, các hàng quán khu vực du lịch như biển Đà Nẵng cũng đóng cửa phần lớn. Do ít du khách nên dễ thực hiện giãn cách, đặc biệt các lực lượng chức năng thường xuyên túc trực, yêu cầu mang khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn, đo thân nhiệt tại các địa điểm tham quan. |
Khoảng 21 giờ cùng ngày, một quán cà phê trên đường Trần Hưng Đạo (P.2, Q.5), hàng chục nam nữ thanh niên ngồi tụm năm, tụm ba vừa hút shisha vừa… nhậu. Vỉa hè trên đoạn đường này bị chiếm đóng để hàng chục người tụ tập. Và gần như không ai đeo khẩu trang. 21 giờ 30 cùng ngày, trên đường Nguyễn Tri Phương (P.4, Q.10), dãy hàng quán bán chè, quán nhậu… hoạt động chẳng khác ngày thường. Bàn ghế được kê san sát nhau, khách túm tụm hàng chục người. Lúc này, ngay giao lộ Nguyễn Tri Phương – Nhật Tảo, một nhóm nam nữ thanh niên còn dựng sân khấu dã chiến, loa thì phát to hết cỡ, để “hát tới bến”, phục vụ cuộc vui.
Quảng Nam: Du khách đến Hội An vẫn “phớt lờ”Ngày 2.5, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An (Quảng Nam), cho biết TP đã mở cửa miễn phí các điểm tham quan và yêu cầu du khách đeo khẩu trang để phòng chống dịch. Các nhà hàng mở cửa đón khách không được kinh doanh theo kiểu “xả láng” vì tình hình dịch Covid-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều hàng quán vỉa hè ở phố cổ Hội An trở thành nơi tụ tập của du khách và những người trẻ. Dù được khuyến cáo ngồi cách nhau ít nhất 1 m, nhiều người vẫn không áp dụng, không mang khẩu trang. Bên cạnh đó, nhiều du khách đi tham quan dọc các tuyến đường phố cổ cũng “thờ ơ” với việc đeo khẩu trang phòng chống dịch. |
Dọc tuyến đường Nguyễn Trãi (P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), từ chập tối đã có hàng chục bạn trẻ tụ tập, ngồi “trà đá vỉa hè”. Lúc 22 giờ ngày 1.5, đoạn đường dài khoảng 50 m kín mít khách ngồi uống cà phê. Dọc tuyến đường Nguyễn Biểu (P.1, Q.5), đêm đêm khách vẫn “cấp tập cụng ly” từ chập tối cho đến rạng sáng hôm sau. Khuya 1.5, một quán nhậu trên đường này gần như kín chỗ. “Tôi thấy người ta vẫn tụ tập ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Người vẫn đông đúc có khác gì ngày thường đâu! Kiểu này lỡ ai mang mầm bệnh rồi lây lan là “đỡ” không nổi”, một người dân sống trên đường Nguyễn Biểu ngao ngán.
Còn tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ (P.Bến Nghé, Q.1), tối 1.5 và chiều 2.5, cảnh tụ tập, vui chơi của người dân thực sự rất đáng báo động. Người người chen chúc, ngồi hóng mát nhưng… không đeo khẩu trang trên phố đi bộ. Thậm chí, nhiều quán cà phê “cóc” còn bày ghế nhựa, xe bán cá viên chiên liên tục phát loa “chào hàng”.
Đà lạt xử phạt không xuể
Kể từ lúc chiều tối cho đến khuya 30.4, du khách ùn ùn kéo đến khiến nhiều nơi công cộng ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) người đông như trẩy hội.
Huế: Nhiều nơi quên đại dịch vẫn rình rậpNgười dân, du khách đổ ra đường trong những ngày nghỉ lễ nhưng các biện pháp phòng dịch đã bắt đầu có dấu hiệu chủ quan. Tại rất nhiều quán cà phê, khu vui chơi, du lịch sinh thái…, dường như mọi người đã quên đại dịch Covid-19 vẫn còn rình rập. Cụ thể, các quán cà phê vẫn đông nghịt khách, khoảng cách các bàn và ghế san sát, hầu như tất cả đều tháo khẩu trang. Tương tự, tại các bãi tắm biển như Thuận An (H.Phú Vang), Hải Dương (TX.Hương Trà), Cảnh Dương (H.Phú Lộc), hàng ngàn người đi tắm biển cũng vô tư ken đặc bãi biển. Hàng ngàn người kéo đến các khu du lịch tắm suối vô tư tắm, ăn nhậu. |
Du khách đến cũng là điều đáng mừng cho du lịch “thành phố hoa”. Tuy nhiên, trong dịp này, việc phòng chống dịch Covid-19 vẫn được đặt lên hàng đầu, vậy mà nhiều du khách lại coi nhẹ việc này. Chợ đêm Đà Lạt những ngày qua luôn chật ních người, các quy định về phòng chống dịch dường như không còn tác dụng. Quan sát thực tế, ngoài khu vực chợ đêm Đà Lạt thì các nơi khác như quảng trường Lâm Viên, quanh thắng cảnh hồ Xuân Hương và một số khu du lịch vẫn có hàng loạt du khách thờ ơ, thiếu ý thức phòng chống dịch.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Biển vắng, hàng quán “xả láng”Trong dịp nghỉ lễ này, tại các địa phương ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu như TP.Vũng Tàu, H.Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, bãi tắm không có người dân hay du khách xuống biển do địa phương vẫn còn duy trì lệnh cấm tắm biển. Bãi biển Bãi Sau và Bãi Trước, TP.Vũng Tàu đã huy động hơn 1.000 người đứng chặn tại các lối xuống bãi biển để ngăn không cho du khách, người dân tắm biển, tập trung thành đám đông. Trong khi đó, rất nhiều quán cà phê, quán nhậu trong dịp này, khách ngồi đông kín, san sát nhau, không hề có ý thức phòng dịch. |
Bà Trần Thị Vũ Loan, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết 2 ngày qua, đã có gần 29.000 du khách lưu trú tại Đà Lạt (trong đó có 633 khách quốc tế) đến tham quan, nghỉ dưỡng. TP.Đà Lạt đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở người dân, du khách, cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, nhưng thực tế đã có nhiều du khách chủ quan với việc này.
“Các tổ công tác của TP.Đà Lạt với hàng trăm người hằng ngày ra quân túc trực để tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí xử phạt cả trăm trường hợp không đeo khẩu trang nhưng cũng không hết được, nhất là lúc không có mặt lực lượng chức năng”, bà Loan nói.
Ý thức phòng dịch bị buông lỏng