Kênh Vĩnh Tế nối từ sông Châu Đốc (An Giang) chạy dọc biên giới Việt Nam – Campuchia, đổ nước vào dòng Gianh Thành và cùng xuôi ra biển Tây Nam ở chót mũi Hà Tiên (Kiên Giang). Nằm bên dòng chảy phía tây đó là những trạm chốt biên phòng – dân quân giăng hàng, với những tâm tình, ít người biết đến.
Ướt người, không ướt mùng
Chốt phòng chống dịch Covid-19 số 7 của Đồn biên phòng Vĩnh Gia (Tri Tôn, An Giang) nằm gần mốc 285. Cuối năm 2012, Bộ đội biên phòng An Giang lập 1 tổ chốt bảo vệ cọc dấu 285 trên đường biên giới Việt Nam – Campuchia, sau đó tiếp tục làm nhiệm vụ đảm bảo xây dựng cột mốc 285, và từ giữa tháng 3 tới nay, chốt được kiêm thêm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh. Do nằm ở khu vực có nhiều cây cối, chim chóc tập trung làm tổ nhiều nên bộ đội thường xuyên rắc lúa gạo, cơm thừa cho chim ăn. Lâu thành quen, các loài chim chóc ở khu vực Tri Tôn rủ nhau về kiếm ăn và dần sinh sản ngày càng nhiều. Những hôm mưa to gió lớn, chim đậu trên cành bị quật xuống đất, bộ đội phải đội mưa ra đưa chim vào chỗ khô ráo, tránh ướt… |
Lạch tạch ngồi vỏ lãi từ Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn xuôi kênh Vĩnh Tế, ngoặt phải vào rạch Miếu Ngói Lớn chừng 30 phút, vỏ lãi dừng lại bởi con rạch bị chắn ngang bằng thân cây, lục bình kết lại thành bè lớn.
Thiếu tá Nguyễn Di Khải, Chính trị viên Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn, bảo: “Đi mấy bước ngược kênh là đường biên. Lục bình này từ Campuchia trôi sang” và chỉ sang chiếc lều bạt xanh, phập phồng nằm bên trái con rạch: “Trước anh em đóng ở phía sau, để chống buôn lậu. Từ giữa tháng 3 có lệnh chống dịch, mới di chuyển lên sát biên, cạnh mốc 268 (2) để bao quát địa bàn”.
“Lính tuổi quân, dân tuổi đời”, 2 yếu tố này Linh đều đủ nên là anh cả của 2 “cấp dưới” mới 20 tuổi là binh nhất Liêu Thoại Hòa và dân quân Huỳnh Tấn Lực (Ban Chỉ huy quân sự xã Vĩnh Tế, TP.Châu Đốc).
Bà con trong xã Vĩnh Tế đi làm đồng, thấy thức ăn chủ yếu ở chốt là cá khô, trứng luộc nên rất thương, thi thoảng tiện xách cho con cá, mớ rau cải thiện. “Sợ nhất là những lúc mưa gió. Lều bạt để lâu trong kho bị thủng, nước dột khắp nơi. Những lúc ấy cứ loanh quanh chạy tránh trú. Quần áo đồ dùng có thể bị ướt nhưng phải giữ chăn màn khô ráo, nếu không sẽ làm mồi cho muỗi đồng, cứ lao vào như đám trấu và cắn loét thịt da”, thiếu úy Linh thật thà kể vậy.
Anh em sinh đôi cùng gác
Đó là câu chuyện của 2 anh em sinh đôi Liêu Thoại Hòa và Liêu Thoại Thuận (quê ở P.Châu Phú A, TP.Châu Đốc). Hòa là anh, hiện đang là chiến sĩ Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn, được cử lên chốt rạch Miếu Ngói Lớn từ cuối năm 2019. Thuận là em sinh sau Hòa mấy phút, hiện đang là dân quân P.Châu Phú A.
Tiếng là đóng quân gần nhà, chỉ cách 2 km, nhưng Liêu Thoại Hòa chấp hành nghiêm quy định, không lèo nhèo xin chỉ huy cho về thăm người thân như một số bạn khác, nên từ tháng 7.2019 đến nay, Hòa liên tục bám chốt, bám đồn.
Ở chốt rạch Miếu Ngói Lớn, Liêu Thoại Hòa tuy ít tuổi nhưng việc nặng gì cũng giành về mình: từ gác đêm, vác cây sửa chòi, cuốc đất be bờ tháo nước những đêm mưa to gió lớn…, cho đến việc chạy vỏ lãi tuần tra kiểm soát, nắm tình hình địa bàn, báo cáo về đồn, mua bán thực phẩm, mỗi ngày có khi cả chục lần. Hỏi: “Không mệt à?”, Hòa cười tít mắt, lộ má lúm đồng tiền: “Trước cha ông mình chống giặc. Nay mình chống dịch. Gian khổ để sau này kể con cháu nghe”.
Chạy vỏ lãi từ biên giới ra ngã ba kênh Vĩnh Tế, đưa chúng tôi về Đồn biên phòng Vĩnh Ngươn, vừa chui qua cây cầu trên lộ bắc ngang kênh gần đồn, thấy lũ trẻ chơi trên cầu chạy ùa ra vẫy tay rối rít: “Anh Hòa nè! Anh Hòa ơi!”, khiến cậu binh nhất Liêu Thoại Hòa nhổm lên, cười lấp lánh: “Bọn trẻ cạnh nhà, cứ đi qua là gọi”. Hòa lại bập bõm kể giữa tiếng máy vỏ lãi nổ: “Giao thừa tết năm rồi ở chốt, 3 anh em kê ghế ngồi giữa cánh đồng nhìn về TP.Châu Đốc xem bắn pháo hoa. Xong chui vào lều, trằn trọc mãi mới ngủ được. Đời bộ đội cũng cực như sinh viên nghèo tụi em ngày xưa, nhưng tình cảm và gắn bó. Em thích điều ấy, bởi ở ngoài, ít người có được”…
Ý chí thép tuổi 20: Ước mơ của tổ 3 người