Category Archives: Uncategorized

Tại công văn này, Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết cho 3 đối tượng là bệnh nhân (BN) KCB: BN đang cách ly tập trung tại nhà do Covid-19; BN đang KCB nhưng cơ sở này bị cách ly do Covid-19; và cơ sở KCB bị cách ly y tế BN không đến đó được.

Ngoài BHYT chi trả, ngân sách nhà nước trả phần điều trị Covid-19

Với BN có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cách ly y tế tập trung tại cơ sở KCB do Covid-19 sẽ được ngân sách nhà nước chi trả: tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền…. phần cùng chi trả chi phí KCB đối với các bệnh khác và chi phí KCB ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT; chi phí thực hiện cách ly y tế.

Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng.

Bệnh viện bị cách ly do Covid-19, bệnh nhân được giải quyết ra sao?   - ảnh 1

Hiện nay, chi phí xét nghiệm Covid-19 là miễn phí.

Với BN là người có thẻ BHYT đang điều trị tại cơ sở KCB (không phải là điều trị bệnh do Covid-19), nhưng phải cách ly y tế do bộ phận, khoa, phòng, khu điều trị hoặc toàn bộ cơ sở KCB phải cách ly y tế thì chi phí KCB trước ngày cơ sở KCB phải cách ly y tế do quỹ BHYT và người có thẻ BHYT thanh toán.

Chi phí KCB từ ngày cơ sở KCB phải cách ly y tế thì ngân sách nhà nước chi trả đối với bệnh do Covid-19 (nếu có). Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác trong phạm vi được hưởng.

Đưa thuốc về nơi bệnh nhân đang điều trị

Trường hợp cơ sở KCB BHYT phải cách ly y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ KCB cho người nghi nhiễm, nhiễm Covid-19 thì Sở Y tế phối hợp với BHXH tỉnh hướng dẫn BN đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB này đến KCB ban đầu tại cơ sở KCB BHYT khác trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn cơ sở KCB chuyển tuyến KCB phù hợp với tình hình dịch bệnh. Các trường hợp này xác định là KCB đúng tuyến.
Bệnh viện bị cách ly do Covid-19, bệnh nhân được giải quyết ra sao?   - ảnh 2

Cấp thuốc cho bệnh nhân đến 3 tháng trong lúc dịch Covid-19

Theo đó, BN đã được cơ sở KCB kê đơn, cấp thuốc (thuốc chống thải ghép, thuốc điều trị ung thư ….), điều trị và đã cấp giấy hẹn khám lại, nhưng do dịch bệnh, BN không đến khám lại được hoặc không được đến khám và BN đến các cơ sở KCB khác để khám nhưng nơi đó lại không có các thuốc này để cấp cho BN. Với đối tượng này, cơ sở KCB đã cấp giấy hẹn khám lại cho BN hướng dẫn điều trị và chuyển thuốc, hoặc phối hợp với công ty dược để chuyển thuốc về cơ sở KCB nơi người bệnh đang cách ly y tế hoặc cơ sở KCB khác (mà người bệnh chọn KCB) để cấp thuốc phù hợp với điều kiện dịch bệnh.

Đối với đối tượng là BN đã được cơ sở KCB kê đơn, cấp thuốc (thuốc điều trị huyết áp, đái tháo đường ….), điều trị và có hẹn người bệnh khám lại, điều trị nhưng do dịch bệnh, BN không đến khám lại được. BN đến các cơ sở có khác đủ điều kiện kê đơn và có thuốc để cấp thuốc, điều trị thì BN được sử dụng giấy hẹn khám lại để được kê đơn, cấp thuốc, điều trị… tại đây. 

Cấp thuốc 3 tháng

Trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế yêu cầu bác sĩ, y sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng BN để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho BN là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày tối đa không quá 3 tháng. Cơ sở KCB phải cung cấp số điện thoại của mình cho BN để liên hệ khi cần thiết.

Ngoài ra, cơ sở KCB căn cứ vào số lượng BN đến khám và điều trị tại cơ sở để mua sắm, dự trữ thuốc (lưu ý các thuốc điều trị chuyên khoa tim mạch, đái tháo đường, huyết áp….). 

Bệnh viện bị cách ly do Covid-19, bệnh nhân được giải quyết ra sao?

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ngày 21.4, Ủy ban Kinh tế cho biết, thời gian qua, nhiều cử tri đã có ý kiến, doanh nghiệp có đơn thư kiến nghị, cầu cứu Chính phủ, các cơ quan truyền thông trung ương và địa phương đưa tin phản ánh về những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo, gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp, nông dân…

Sau khi tổng hợp, nghiên cứu, Ủy ban này kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực thi công vụ, tham mưu các quyết định có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và người dân nhưng đã không đánh giá kỹ tác động.

Ủy ban này cũng đề nghị, nghiên cứu giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại trong giai đoạn vừa qua, như phải bồi thường hợp đồng hoặc việc tăng chi phí lãi vay, chi phí cho việc lưu kho, bãi do bị ảnh hưởng bởi việc tạm dừng xuất khẩu gạo.

Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị cần làm rõ việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động để doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai vào lúc 0 giờ ngày Chủ nhật 12.4.2020 có dấu hiệu tiêu cực, lợi ích nhóm hay không; đã tuân theo đúng quy định tại Điều 18 luật Quản lý ngoại thương hay chưa.

Theo Ủy ban này, khoản 2, Điều 18 luật Quản lý ngoại thương quy định rõ: việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan về số lượng, khối lượng, trí giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị khẩn trương có biện pháp cho thông quan ngay đối với các lô hàng gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được kê khai và đang nằm tại cảng trước ngày 24.3.2020, khắc phục thiệt hại cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối phó với dịch Covid-19. Sau khi giải quyết hết số lượng gạo tồn đọng này mà vẫn còn chỉ tiêu xuất khẩu thì mới mở tờ khai tiếp, để không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần sử dụng các biện pháp trong điều hành xuất khẩu gạo theo quy luật thị trường, có lộ trình hợp lý, công khai, minh bạch để không gây khó khăn, bức xúc cho người dân và doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua.

“Trường hợp tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia thì cần phải có giải pháp tổng thể, hữu hiệu nhằm tránh gây thiệt hại đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, báo cáo của Ủy ban Kinh tế nêu.

Tránh điều hành giật cục, manh mún, bị động

Theo Uỷ ban Kinh tế, để đảm bảo lợi ích của người nông dân trồng lúa, doanh nghiệp xuất khẩu gạo và bảo đảm yêu cầu an ninh lương thực quốc gia trong thời gian dịch bệnh Covid – 19, Thường trực Ủy ban Kinh tế kiến nghị cần phân tích, đánh giá, dự báo kỹ sản lượng gạo của Việt Nam trong năm 2020, nhất là 2 vụ sản xuất lúa chính Đông Xuân và Hè Thu, trên cơ sở đó tính toán lượng gạo dự trữ quốc gia cho phù hợp với tình hình dịch Covid-19 và đặc điểm thế mạnh về nông nghiệp của Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến dịch Covid – 19; tình hình cung – cầu gạo của các nước trên thế giới, nhất là các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan… Từ đó, đánh giá, phân tích thị trường gạo thế giới trong giai đoạn hiện nay và dự báo trong thời gian tới để có giải pháp điều hành công khai, minh bạch, có lộ trình cụ thể về xuất khẩu gạo năm 2020, tránh tình trạng bị động, manh mún, giật cục, gây thiệt hại, bị động cho nông dân và doanh nghiệp.

Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị cho phép xuất khẩu trở lại ngay mặt hàng gạo nếp và các mặt hàng gạo hữu cơ là các mặt hàng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu, ít tiêu thụ trong nước và không thuộc danh mục hàng lương thực dự trữ quốc gia.

Qua vấn đề xuất khẩu gạo, đề nghị Chính phủ cần rà soát những mặt hàng, lĩnh vực khác bị tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, để chủ động trong chỉ đạo điều hành trong thời gian tới.
Trước đó, trước diễn biến phức tạp của tình hình xuất khẩu gạo và kiến nghị của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất và báo cáo Chính phủ trong tháng 6.2020. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét điều tra, xác minh làm rõ các nội dung vụ việc.

Mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc 0 giờ ngày Chủ nhật có lợi ích nhóm hay không?

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, cho biết trong thời gian gần đây xuất hiện những cuộc gọi không rõ nội dung, gọi đến phá rối Trung tâm cấp cứu 115, chiếm khoảng 70% tổng số cuộc gọi.

Cao điểm, ngày 15.4, Trung tâm có nhận được cuộc gọi từ một số thuê bao 096.881… gọi đến đầu số 115 liên tục. Theo đó, từ 14 giờ 12 đến 23 giờ 42 ngày 15.4, số này đã gọi đến 251 cuộc (thời lượng từ 1 giây đến 23 giây). Tuy nhiên, khi tổng đài viên bắt máy thì không có nội dung, chỉ nghe tiếng tivi.

“Việc gọi vào tổng đài 115 mà không rõ nội dung, cuộc gọi đến phá rối là thường xuyên mà hàng ngày Trung tâm gặp phải. Nhưng một số thuê bao gọi hàng trăm cuộc gọi trong thời gian ngắn như trên gây bức xúc đến toàn thể nhân viên Trung tâm, ảnh hưởng đến việc xử lý các cuộc gọi thật sự cần thiết của người dân. Đặc biệt là trong bối cảnh khối lượng công việc tăng nhiều như hiện nay”, bác sĩ Long cho biết.

Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM đề nghị Công an, Sở Thông tin – truyền thông xem xét, có giải pháp hỗ trợ đơn vị để ngăn chặn những trường hợp nêu trên.

Theo bác sĩ Long, Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM có nhiệm vụ tiếp nhận các cuộc gọi của người dân với nhu cầu cấp cứu, chăm sóc sức khỏe trong những tình huống đặc biệt khẩn cấp thông qua đầu số 115.
Ngoài ra, trong công tác phòng chống dịch Covid-19, hiện nay Trung tâm cấp cứu 115 cũng được giao nhiệm vụ tiếp nhận sàng lọc, tư vấn, chuyển bệnh những trường hợp nghi ngờ hoặc có liên quan từ nhiều nguồn, từ: Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế ở sân bay, ga xe lửa, bến tàu; các khu cách ly tập trung; các cơ sở y tế khác; các chốt kiểm dịch Covid-19 của TP.HCM; cộng đồng từ người dân liên quan đến dịch bệnh Covid-10 và những thắc mắc hoặc triệu chứng giống bệnh Covid-19; từ người bệnh yêu cầu taxi Mai Linh miễn phí…

TP.HCM: Tổng đài cấp cứu 115 'cầu cứu' vì bị quấy rối trong mùa dịch Covid-19

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn