Category Archives: Uncategorized

Ngày 22.4, theo thông tin Thanh Niên có được, vụ việc ông Đặng Phạm Viên, Chi Cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tử vong, cơ quan chức năng test nhanh đã phát hiện trong rượu nạn nhân uống có chứa chất độc Cyanua.

Trước đó, chiều 19.4, ông Trần Xuân Minh (46 tuổi, ngụ tại số nhà 50, đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa) mang 2 lít rượu từ nhà đến đổ vào bình rượu ở trụ sở của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại – bất đống sản Á Âu (địa chỉ tại khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa). Công ty do bà Lê Thị Phương (38 tuổi, vợ ông Trần Xuân Minh) làm giám đốc.

Đến khoảng 12 giờ 20 ngày 20.4, bà Phương cùng 6 người bạn, trong đó có ông Đặng Phạm Viên (53 tuổi, Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa), ông Nguyễn Văn Thọ (39 tuổi, ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đầu tư xây dựng thương mại – bất động sản Á Âu) và bà Trương Thị Xuyến (32 tuổi, ngụ tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa) ăn cơm tại trụ sở công ty.

Trong lúc ăn cơm, ông Viên, ông Thọ và bà Xuyến có uống rượu trước đó ông Minh mang đến. Khi vừa uống xong, cả 3 người đều có các triệu chứng như bị ngộ độc, nên được những người có mặt trong bữa ăn đưa đi viện cấp cứu. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, ông Viên đã tử vong. Ông Thọ và bà Xuyến may mắn thoát chết, hiện đang được tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Khi xảy ra vụ việc, bà Phương đã liên lạc với người thân đang ngồi ăn cơm cùng với ông Minh (chồng bà Phương) để báo tin. Tuy nhiên, sau đó ông Minh đi đến phòng để các loại hóa chất dùng cho việc chế tác vàng (gia đình có mở tiệm vàng), và uống 1 cốc chất lỏng (nghi là chất độc) dẫn tới bất tỉnh. Mặc dù được người thân đưa đi viện cấp cứu ngay sau đó, nhưng ông Minh đã tử vong vào chiều cùng ngày.

Theo thông tin phóng viên có được, thời gian gần đây, quan hệ vợ chồng giữa ông Trần Xuân Minh và bà Lê Thị Phương không được hòa thuận. Có dấu hiệu nhiều lần ông Minh đe dọa bà Phương vì nghi ngờ bà Phương quan hệ bất minh với người khác. Tuy nhiên, hiện nghi vấn tình cảm bất minh với ai thì chưa được cơ quan chức năng làm rõ.

Do phát hiện có dấu hiệu của vụ đầu độc, nên ngày 21.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án để điều tra vụ việc.

Vụ Chi Cục trưởng thi hành án chết bất thường: Nghi bị đầu độc bằng Cyanua

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




85 cán bộ, công chức… bị đề nghị kỷ luật, xử lý trách nhiệm

Để xảy ra những hạn chế, thiếu sót sai phạm trong việc thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người có công, Chánh Thanh tra tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh kiểm điểm trách nhiệm ông Kim Ngọc Thái, Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND H.Trà Cú và ông Thạch Phước Bình, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh, nguyên Chủ tịch UBND H.Trà Cú.

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật ông Lâm Sáng Tươi, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, nguyên Chủ tịch UBND H.Châu Thành và ông Trần Văn Diều, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Châu Thành.

Ngoài ra, các ông: Nguyễn Thanh Chẩm, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch UBND H.Càng Long; ông Đoàn Minh Phương và Kiên Văn Dung cùng là Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; ông Lê Thanh Bình, Bí thư Thị ủy Duyên Hải và ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Trà Vinh cùng bị đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm vì để xảy ra sai phạm trong thời gian làm Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các huyện. 

Truy cứu trách nhiệm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh  - ảnh 1

Ông Diệp Văn Thạnh, khi đang đương chức Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Trà Vinh, đã bị kỷ luật, sau đó bị khởi tố bị can

Chánh Thanh tra cũng đề nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND H.Tiểu Cần; ông Đoàn Trung Thống, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Càng Long; ông Lê Hồng Phúc, Chủ tịch UBND H.Trà Cú; ông Ngô Thanh Xuân, Phó chủ tịch UBND H.Cầu Kè; ông Ưng Hồng Hải, Phó chủ tịch UBND H.Càng Long; ông Nhan RaNi, Phó Chủ tịch UBND H.Trà Cú; ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, nguyên Chủ tịch UBND H.Trà Cú; ông Nguyễn Văn Nguyền, Phó chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Trà Vinh, nguyên Phó chủ tịch UBND H.Châu Thành; ông Nguyễn Đức Mậu, Phó chủ tịch UBND H.Cầu Ngang và ông Thạch Chiên, Phó chủ tịch UBND H.Châu Thành.

Truy cứu trách nhiệm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh  - ảnh 2

Ông Trần Trường Sơn, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP. Trà Vinh bị kỷ luật về mặt đảng, chính quyền và ngay sau đó bị khởi tố bị can

Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm ông Châu Văn Hòa, Giám đốc Sở KH-ĐT Trà Vinh, nguyên Chủ tịch UBND H.Càng Long.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm các ông Trần Hoàng Khải, Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế – nguyên Chủ tịch UBND H.Tiểu Cần; ông Nguyễn Hoàng Khải, Chủ tịch UBND H.Cầu Kè; ông Huỳnh Kíp Nổ, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn – nguyên Phó chủ tịch UBND H.Duyên Hải; ông Nguyễn Văn Hưng, Phó trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh, nguyên Chủ tịch UBND H.Cầu Ngang… và hàng chục người là cán bộ, công chức trực thuộc UBND 7 huyện nêu trên vì có liên quan đến đường dây trục lợi từ chính sách dành cho người có công.

Thanh tra tỉnh Trà Vinh kiến nghị chuyển 18 hồ sơ sang cơ quan điều tra liên quan đến các chủ đất và “cò đất” cấu kết với nhau lợi dụng gia đình chính sách để trục lợi, gây thất thu ngân sách.

Sai phạm gây thất thoát hơn 11 tỉ đồng

Theo kết luận thanh tra, từ năm 2011 đến 2016, trên địa bàn 7 huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú và Duyên Hải có 40.445 hộ được hưởng chính sách 2 quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, các huyện trên đã thông qua 310 hồ sơ nộp được hưởng chính sách ưu đãi với tổng số tiền hơn 34 tỉ đồng. Trong số này có 105 hồ sơ không đúng đối tượng được hưởng chính sách, gây thất thoát ngân sách nhà nước số tiền hơn 11 tỉ đồng.

Để trục lợi chính sách, một số “cò đất” câu kết với cán bộ nhà nước để nắm danh sách những người được hưởng chế độ chuyển đổi từ đất khác sang đất thổ cư, được ưu đãi thuế… nhưng bản thân họ không biết hoặc không có nhu cầu sử dụng chính sách, “cò đất” sẽ tiếp cận để những người hưởng chính sách bán rẻ cho “cò”.

Tuy nhiên, số người được hưởng chính sách đồng ý “bán” quyền hưởng chính sách của mình là không nhiều mà chủ yếu là “cò đất” câu kết với cán bộ để tạo các hồ sơ mà chính người được hưởng chính sách cũng không biết. Hoặc cán bộ các huyện cố tình bỏ lọt để đối tượng được hưởng chính sách lần 2 (quy định mỗi người chỉ được hưởng 1 lần) và cho các hồ sơ giảm nhiều tiền hơn so với quy định.

Trong khi đó, lãnh đạo UBND 7 huyện đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát để cho một số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thiếu gương mẫu và một số người khác lợi dụng chế độ chính sách để được miễn, giảm tiền sử dụng đất không đúng đối tượng nhằm thu lợi bất chính.

Tương tự như các sai phạm này, trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố 13 bị can điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Phòng TN-MT TP.Trà Vinh.

Truy cứu trách nhiệm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Hà Nội xin ra khỏi nhóm “nguy cơ cao”, cam kết vẫn chống dịch quyết liệt

Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, 22.4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã báo cáo thêm với Chính phủ về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.

Theo ông Chung, ca nhiễm Covid-19 cuối cùng được Hà Nội phát hiện ngày 14.4, đến nay mới được 8 ngày, nhưng tính từ ngày ổ dịch Hạ Lôi được cách ly toàn bộ thì đến nay đã qua 14 ngày.

Tuy nhiên, theo ông Chung, đến nay, công tác xét nghiệm những người liên quan đã đều cho kết quả âm tính. Do đó, sau khi xin ý kiến Bí thư và Thường trực Thành ủy, sáng nay, 22.4, Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đề xuất xếp Hà Nội vào nhóm có nguy cơ, chứ không phải nhóm nguy cơ cao.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho hay, nếu Thủ tướng đồng ý với đề xuất trên, thành phố vẫn sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, như: cấm các hoạt động như dịch vụ thể thao, văn hoá, lễ hội, karaoke, trò chơi điện tử… đến 30.4. Tuy nhiên, các hoạt động khác có thể dần dần mở lại, trên cơ sở thận trọng, tuyên truyền để người dân ý thức rõ về nguy cơ.
“Nếu Ban Chỉ đạo và Thủ tướng xếp Hà Nội vào nhóm nguy cơ cao thì phải tiếp tục thực hiện cách ly xã hội một đợt nữa, như vậy sẽ rất khó khăn, vì tất cả các hoạt động ở tỉnh ngoài không thể vào thành phố”, ông Chung nêu quan điểm.

Khi được đưa vào nhóm nguy cơ, ông Chung cam kết Hà Nội sẽ đảm bảo chống dịch trên địa bàn, không để dịch lây lan ra cộng đồng. Còn các hoạt động kinh tế sẽ được “giãn từ từ”. 2 kịch bản với việc cho học sinh đi học cũng được Chủ tịch Hà Nội đưa ra.

Ông Chung cũng đánh giá, vừa qua, đại bộ phận người dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng như hướng dẫn của nhà chức trách.

Về công tác xét nghiệm, Hà Nội đã đào tạo trực tiếp cho cán bộ ở các trạm y tế và 5 đội phản ứng nhanh. Hiện nay, Hà Nội hoàn toàn có thể lấy 2.500 – 3.000 mẫu mỗi ngày. Khả năng xét nghiệm có thể từ 5.000 – 6.000/ngày, gồm cả test nhanh và test bằng phương pháp Realtime – PCR.

Liên quan đến khả năng truy vết để khoanh vùng tìm ra F1 và F2, ông Chung cho biết, Hà Nội đã xây dựng hệ thống từ ban quản lý toà nhà đến tổ dân phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn, có trường hợp cần xác minh thì các đơn vị tự liên hệ với nhau, không cần quận hay thành phố họp nên rất nhanh.

Ngoài ra, toàn bộ người từ nước ngoài về đến nay đều được cách ly, quản lý cách ly tại nhà. Với những trường hợp đã khỏi bệnh cũng được yêu cầu tự cách ly tại nhà 14 ngày. Thậm chí, đa số cam kết tự cách ly tự nguyện ở nhà 30 ngày.

Trong giai đoạn 2, ông Chung cho biết Hà Nội có một số ổ dịch như Bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi, song đều đã được khoanh vùng.

Những thông tin trên minh chứng thêm cho việc Hà Nội đang kiểm soát tốt diễn biến dịch bệnh và có đủ năng lực ứng phó với các tình huống phát sinh.

Chỉ một số quận, huyện của Hà Nội thuộc nhóm nguy cơ cao

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội là địa phương “có nguy cơ”, nhưng một số quận, huyện ở Hà Nội là “có nguy cơ cao”, như huyện Thường Tín, huyện Mê Linh và một số nơi nếu có ca nhiễm mà chưa đủ 14 ngày.

“Có một số huyện của Hà Nội là nguy cơ cao, cần áp dụng nghiêm khắc Chỉ thị 16. Còn các nơi khác của Hà Nội là có nguy cơ. Chưa áp dụng nguy cơ cao với toàn thành phố Hà Nội mà chỉ một số địa phương của Hà Nội mà thôi. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có quyết định để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 đối với các địa phương trên”, Thủ tướng chỉ đạo.

“Như vậy, tất cả các địa phương khác chúng ta đặt vấn đề là có nguy cơ, phần lớn các tỉnh, thành phố của Việt Nam để chúng ta kiểm soát chặt chẽ, theo dõi nghiêm ngặt, nhưng tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh bình thường của người dân”, Thủ tướng nói rõ thêm.

Hà Nội tiếp tục xin ra khỏi nhóm ‘nguy cơ cao’ với Covid-19

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn