Category Archives: Uncategorized

Trước đó, ngày 23.4, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM có công văn gửi 24 quận huyện hướng dẫn tăng cường công tác ăn uống trong phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, các cơ sở phục vụ ăn uống, giải khát phải đảm bảo tiêu chí khoảng cách tối thiểu giữa 2 người là 1 mét và phải có đầy đủ trang bị cơ bản phòng chống dịch Covid-19.

Mang nước rửa tay đến tận bàn

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong hai ngày 24.4 và 25.4, hầu hết các hàng quán trên địa bàn TP.HCM đều đã mở cửa trở lại để phục vụ khách hàng.

Sáng sớm 24.4, chị Trang, chủ một tiệm phở trên đường Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp, TP.HCM) tất bật dọn dẹp, lau chùi bàn ghế sau chuỗi ngày cách ly xã hội chỉ kinh doanh món “phở take away – bán mang về”.

Nếu trước đây, quán phở của chị Trang bày được 6 bàn, thì nay chỉ xếp được 3 bàn vì mỗi bàn phải cách nhau 1 mét, cũng chỉ cho tối đa 2 khách ngồi.

Số bàn giảm đồng nghĩa với việc khách hàng ngồi ăn tại quán giảm đi. Nhưng chị Trang cho biết để đảm bảo an toàn, chị vẫn yêu cầu khách đợi đến lượt, hoặc mua mang về.

TP.HCM: Hàng quán 'trở lại', nhiều người than 'sao đủ chỗ cho khách giãn cách' - ảnh 1

Quán mì Quảng của anh Trung (P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng tuân thủ quy định về phòng tránh dịch cũng là một cách thu hút khách.

Tại quán mì Quảng của anh Trung (P.1, Q.Gò Vấp), mỗi khách vào quán sẽ được anh Trung đến “xếp chỗ”, giữ khoảng cách khoảng cách an toàn 1 mét. Sau đó, anh sẽ mang nước rửa tay đến từng bàn và yêu cầu khách rửa tay trước khi ăn. Anh Trung cho biết đó là sự quan tâm khách trong mùa dịch, vừa đảm bảo an toàn cho khách vừa an toàn cho bản thân.

Nhiều hàng quán ‘trông vào ý thức của khách’

Nếu quán chị Trang, anh Trung tuân thủ chặt các quy định phòng chống dịch, thì ngược lại, chúng tôi vẫn thấy có tình trạng các quán ăn chủ quan, cho rằng “hết cách ly là hết dịch”.

Tại nhiều quán nhậu trên đường Hoàng Sa, Trường Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè), tình trạng khách nhậu đông đúc, không giãn cách, không mang khẩu trang dễ dàng bắt gặp.

Tại quán nhậu X.K (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) bàn ghế được xếp gần nhau, sẵn sàng chờ khách. Tại quán T.G.O (P.Đa Kao, Q.1), từ 17 giờ đã thấy đông khách.

Khách đi theo nhóm 4 – 6 người, ngồi sát nhau, không mang khẩu trang.

TP.HCM: Hàng quán 'trở lại', nhiều người than 'sao đủ chỗ cho khách giãn cách' - ảnh 2

Khách ngồi sát nhau tại một quán nhậu ở P.9, Q.3, TP.HCM

Ghé một quán cơm trưa trên đường Mạc Đĩnh Chi (P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM), chủ quán cơm lý giải việc không lo chuyện giãn cách vì… vắng khách. Ông chủ quán cho biết thời gian này khách chưa thể đông, nến “sẽ tự động ngồi cách xa nhau mà không cần quán nhắc nhở”.

Tương tự, tại một quán cơm trên đường Phạm Văn Đồng (P.3, Q.Gò Vấp), chủ quán cơm cũng không đeo khẩu trang, găng tay khi lấy thức ăn cho khách. Bàn ghế trong quán được kê san sát nhau. Bà C. chủ quán cơm, cho biết bà nghĩ hết cách ly thì buôn bán có thể trở lại như ngày thường, không cần đeo khẩu trang nữa và không cần bà nhắc khách cũng sẽ tự ngồi cách xa nhau.

Vừa bán vừa… “để coi sao”

Sáng 24.4, bà Lan mở cửa quán cơm tấm sau 1 tháng nghỉ vì dịch Covid-19. Bà Lan cho biết, quán của bà kinh doanh nhỏ, ngày thường chiều ngang vừa đủ để đặt 3 bàn gập inox. Để đảm bảo khoảng cách tối thiểu như tiêu chí mà ban quản lý ATTP đưa ra, quán bà chỉ còn kê được một bàn cho khách ngồi.

“Không đủ chỗ cho khách ngồi giãn cách nên tôi mở quán trở lại thì cũng bán mang về là chủ yếu, vài ngày nữa để coi sao…”, bà Lan nói.

Tại một quán nướng trên đường Trường Sa (P.3, Q.Tân Bình, Tp.HCM) chị T., chủ quán đang nướng món cho khách. Chị T. cho biết trước đây quán chị kê được tất cả 25 bàn. Sau dịch, để đảm bảo khoảng cách an toàn, chị chỉ kê được tối đa 8 bàn.

Chủ quán, xe ôm phố Tây Bùi Viện (Q.1, TP.HCM) nóng lòng mong ngày trở lại

Chị T. cho biết, mặt bằng của gia đình, không mất tiền thuê nhưng tiền thu vào cũng không lời được bao nhiêu. Để cắt giảm chi phí, gia đình chị không thuê nhân viên và đang lấy công làm lời.

“Lời ít, thậm chí không có vì lượng khách được ngồi lại quá rất ít. Bán chủ yếu là để khách không quên mình, vài bữa nữa để coi sao…”, chị T. cũng lặp lại câu “Để coi sao” như bà Lan.

Hàng quán được mở cửa trở lại nhưng ông Tư, chủ một quán hải sản trên đường Hoàng Sa (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) lại tỏ ra lo lắng. Ngày thường, quán ông Tư có sức chứa tối đa 200 người cùng một lúc. Nếu thực hiện theo đúng Chỉ thị 15, cấm tụ tập hơn 20 người, quán ông Tư sẽ chỉ phục vụ được 1/10 sức chứa. Lợi nhuận giảm đi đáng kể.
Với mặt bằng dài 100 mét, quán ông Tư có thể đảm bảo khoảng cách tối thiểu cho gần 60 khách cùng một lúc. Đến chiều 24.4, chưa biết bán buôn ra sao, ông Tư chỉ đặt 6 bàn giữ đúng khoảng cách cho khoảng 20 khách ngồi.

“Thời gian này rất khó để kiếm lời. Vẫn chưa rõ có được bán hết công suất quán không. Khách vào đông thì không đủ chỗ giãn cách. Sợ tiền phạt còn lớn hơn tiền thu vào, nên quán chỉ mở cửa cầm chừng, chờ hướng dẫn tiếp theo từ chính quyền”, ông Tư cho biết.

TP.HCM: Hàng quán 'trở lại', nhiều người than 'sao đủ chỗ cho khách giãn cách' - ảnh 3

Quán ông Tư (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM) chuẩn bị bán lại trưa 24.4.

TP.HCM: Hàng quán 'trở lại', nhiều người than 'sao đủ chỗ cho khách giãn cách'

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Ngày 25.4, trao đổi với Thanh Niên, đại tá Khương Duy Oanh, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết vẫn chưa tìm ra thủ phạm vụ án Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tử vong nghi do uống phải rượu có chứa chất độc Cyanua.

Theo đại tá Oanh, cơ quan điều tra và các cơ quan chuyên môn đang cùng phối hợp để tiếp tục điều tra, làm rõ nhiều nghi vấn của vụ án để sớm có kết luận.

Vụ án xảy ra vào trưa 20.4, tại trụ sở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại – bất đống sản Á Âu (địa chỉ tại khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa). Công ty này do bà Lê Thị Phương (38 tuổi, ngụ tại số nhà 50, đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa) làm giám đốc.

Trước đó, chiều 19.4, ông Trần Xuân Minh (46 tuổi, chồng bà Phương, cùng ngụ tại số nhà 50, đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo) mang 2 lít rượu từ nhà đến đổ vào bình rượu ở trụ sở Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại – bất đống sản Á Âu.

Vụ Chi cục trưởng thi hành án chết bất thường: Chưa xác định được hung thủ - ảnh 1

Nhà riêng của ông Trần Xuân Minh và bà Lê Thị Phương

Đến khoảng 12 giờ 20 ngày 20.4, bà Phương cùng 6 người khác, trong đó có ông Đặng Phạm Viên (53 tuổi, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thanh Hóa), ông Nguyễn Văn Thọ (39 tuổi, ngụ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đầu tư xây dựng thương mại – bất động sản Á Âu) và bà Trương Thị Xuyến (32 tuổi, ngụ tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa) ăn cơm tại trụ sở công ty.

Lúc chuẩn bị ăn cơm, nhân viên công ty của bà Phương đã rót rượu (rượu ông Minh mang đến trước đó) từ trong bình ra để uống. Tuy nhiên, khi vừa rót rượu ra bát (loại bát tô), thì ông Viên khuyên các nhân viên công ty không nên uống, vì chiều còn làm việc.

Tiếp đó, ông Viên và ông Thọ cùng nâng chén uống rượu, nhưng khi ngậm vào mồm thấy cổ họng nóng ran, khó chịu nghi rượu có chất lạ nên ông Thọ nhổ ra. Tiếp đó, bà Xuyến cầm lấy chén rượu của ông Thọ thử xem có mùi lạ thường hay không, cũng thấy khó chịu và nhổ ra. Riêng ông Viên thì uống vào trong người.

Sau đó, cả ông Viên, ông Thọ và bà Xuyến có các triệu chứng như bị ngộ độc, nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, ông Viên đã tử vong. Ông Thọ và bà Xuyến may mắn thoát chết và đã xuất viện.

Khi xảy ra vụ việc, bà Phương đã liên lạc với người thân đang ngồi ăn cơm cùng ông Minh (chồng bà Phương) để báo tin. Tuy nhiên, sau đó ông Minh đi đến phòng để các loại hóa chất dùng cho việc chế tác vàng (gia đình có mở tiệm vàng) và uống 1 cốc chất lỏng (nghi là chất độc) dẫn tới bất tỉnh. Mặc dù được người thân đưa đi viện cấp cứu ngay sau đó, nhưng ông Minh đã tử vong vào chiều cùng ngày.

Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc điều tra, thực hiện test nhanh mẫu rượu các nạn nhân đã uống thì phát hiện trong rượu có chất độc Cyanua.

Bước đầu, cơ quan công an nhận định có thể do thời gian gần đây, quan hệ vợ chồng giữa ông Trần Xuân Minh và bà Lê Thị Phương không được hòa thuận. Có dấu hiệu nhiều lần ông Minh đe dọa giết bà Phương vì nghi ngờ bà Phương quan hệ bất minh với người khác, nên nghi ông Minh đầu độc vào rượu.

Bà Phương cũng khai nhận với cơ quan công an rằng thời gian gần đây cuộc sống gia đình không hoà thuận vì nợ nần trong làm ăn kinh doanh và chồng bà có nghi ngờ bà ngoại tình.

Vụ án đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố ngày 21.4 để điều tra, làm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đến ngày 25.4 vẫn chưa xác định được thủ phạm.

Vụ Chi cục trưởng thi hành án chết bất thường: Chưa xác định được hung thủ

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, chủ doanh nghiệp này là ông Phan Huy Cường đã tự chuyển mục đích sử dụng hơn 87 ha đất rừng là rừng tự nhiên và rừng trồng sang trồng các loại cây cà phê, chanh dây, mít bơ, nhãn… Ngoài ra, doanh nghiệp này còn chuyển 466 m2đất rừng sang đất phi nông nghiệp.

Theo cơ quan chức năng, diện tích đất rừng mà doanh nghiệp Anh Hải tự ý chuyển sang mục đích khác thuộc Tiểu khu 613, được cơ quan chức năng giao cho doanh nghiệp này trồng rừng và quản lý, bảo vệ…

Với các vi phạm trên, doanh nghiệp Anh Hải bị xử phạt tổng cộng 241 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất rừng như trước khi vi phạm, theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 10, Nghị định 91/2019 NĐ-CP.

"Biến" đất rừng thành đất trồng cà phê, một doanh nghiệp bị phạt 241 triệu đồng

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn