Category Archives: Uncategorized

TP.HCM yêu cầu phương án thiết kế kiến trúc công trình phải mang lính biểu tượng đặc trưng riêng của thành phố, hấp dẫn và thu hút khách du lịch tham quan. Đồng thời, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tổ chức được các chương trình, sự kiện âm nhạc đạt đẳng cấp quốc tế; phải vừa chuyên sâu vừa đa dụng.
Khu quảng trường, công viên phía trước Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch là không gian văn hóa, phải khai thác tối đa mặt tiền bờ sông, khai thác tối đa tầng hầm, mở rộng không gian ngầm ra khu vực xung quanh khu đất xây dựng công và kết nối không gian ngầm với các công trình lân cận.
Nhà hát tại Thủ Thiêm 'phải vừa chuyên sâu, vừa đa dụng - ảnh 1

Bản đồ quy hoạch tổng thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Ảnh: Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Dự kiến công trình xây dựng trên khu đất rộng khoảng 20.354 m2, gồm diện tích đất phát triển dự án (lô 1-21) rộng 10.030 m2, còn lại là diện tích đất công viên cây xanh khoảng 10.324 m2.

Điểm đáng chú ý, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án bị giới hạn chiều cao tối đa 48 m, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất linh hoạt, tầng hầm nghiên cứu theo hướng mở rộng không gian ngầm ra đến phần diện tích thuộc đất công viên cây xanh và kết nối không gian ngầm với các công trình lân cận.

Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch dự kiến có khu biểu diễn gồm khán phòng 1.200 chỗ và khán phòng 500 chỗ, khu điều hành và phụ trợ và bãi đậu xe dưới tầng hầm.

TP.HCM cũng yêu cầu dự án khai thác tối đa yếu tố cảnh quan bờ sông Sài Gòn, đặc biệt là khu vực quảng trường, công viên phía trưóc Nhà hát, đồng thời kết nối cầu đi bộ, Quảng trường Trung tâm với vai trò là không gian ấn tượng và dễ nhận biết nhất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nhà hát tại Thủ Thiêm 'phải vừa chuyên sâu, vừa đa dụng

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Chiều 27.4, ông Trần Lưu Quang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy điều động, chỉ định ông Lâm Đình Thắng, Phó bí thư Quận ủy Bình Thạnh tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Quận 9.

Cũng tại buổi lễ, ông Trần Lưu Quang đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy điều động, chỉ định bà Triệu Lệ Khánh, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó bí thư quận Bình Thạnh.

Cả 2 quyết định đều có hiệu lực từ ngày 1.5.

Bà Triệu Lệ Khánh năm nay 43 tuổi có trình độ cử nhân Luật, cử nhân Chính trị; cao cấp Lý luận chính trị.

Ông Lâm Đình Thắng, năm nay 39 tuổi có trình độ thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực, cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân Công nghệ thông tin, cao cấp Lý luận chính trị.

Ông Thắng là Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Trước đó, ông Thắng từng giữ chức vụ Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thường trực Thành đoàn TP.HCM. 
Ông Trần Lưu Quang cho biết việc điều động, bổ nhiệm của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đối với ông Lâm Đình Thắng và bà Triệu Lệ Khánh nhằm phân công, bố trí cán bộ tại các đơn vị một cách hợp lý.

Ông Lâm Đình Thắng giữ chức Bí thư Quận 9

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Chiều 27.4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đang dự thảo quy định về thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng dịch “hậu” cách ly xã hội.

Theo ông Chung, qua tham vấn ý kiến các chuyên gia, việc giao thông buổi sáng của Hà Nội rất đông là đáng lo ngại. Khi dừng đèn tín hiệu giao thông cũng không thể đảm bảo khoảng cách 1 m, mà người ken cứng, xe máy chen chúc, có thể chỉ cách nhau 50, 60 cm.

Để giảm bớt tình trạng này, Hà Nội đang dự kiến đưa ra quy định các cửa hàng bán thời trang, mỹ phẩm, các cửa hàng không phải ngành hàng thiết yếu, chỉ được mở cửa từ 9 giờ sáng, khuyến khích mở cửa sau 9 giờ và không giới hạn giờ đóng cửa.

“Thực tế, những cửa hàng bán trước giờ trên doanh thu rất thấp, nên thành phố không khuyến khích mở thời gian này. Các khung giờ hoạt động sẽ được quy định cụ thể và thành phố cũng đã nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo phòng dịch vừa không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Ví dụ như các cửa hàng mỹ phẩm nếu mở cửa từ 9 giờ sáng và không giới hạn thời gian đóng cửa sẽ không bị ảnh hưởng…”, ông Chung nêu vấn đề.

Nếu làm tốt, chính quyền thành phố kỳ vọng sẽ giảm mật độ người tham gia giao thông từ 6 giờ 15 đến 8 giờ 30 hàng ngày, giảm khoảng 600.000 – 800.000 người tham gia giao thông lúc cao điểm.

Theo ông Chung, đây là dự thảo đang lấy ý kiến, nhưng là điểm khác biệt của thành phố trong thực hiện chỉ thị 19 của Thủ tướng.

Lưu ý việc giảm giãn cách xã hội phải thực hiện từ từ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu các đơn vị tiếp tục tuyên truyền để tất cả mọi người tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn phòng dịch, trong đó có 3 nội dung bắt buộc là: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách khi di chuyển ngoài xã hội…

Đây là những việc sẽ không chỉ thực hiện một sớm một chiều, mà khả năng sẽ thực hiện trong thời gian dài.

Không chủ quan với dịch

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến hôm nay, 27.4, Hà Nội đã có ngày thứ 12 (kể từ ngày 15.4) không xuất hiện ca mắc mới. Từ tuần thứ 14 (có số ca mắc cao nhất) đến nay, số ca mắc liên lục giảm qua các tuần: tuần 14 có 25 ca mắc, tuần 15 có 15 ca mắc, tuần 16 có 4 ca mắc và tuần 17 không ghi nhận ca mắc Covid-19.

Đặc biệt, tại 2 ổ dịch Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) và ổ dịch thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín) không phát sinh ca mắc mới.

Tuy vậy, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn chưa thể mất cảnh giác với dịch bệnh, bởi dịch vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc bệnh, chưa hề có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, một số nước xung quanh khu vực vẫn diễn biến biến phức tạp, đáng lưu ý là Singapore có số ca bệnh tăng nhanh thời gian gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các nước có thể đối mặt với làn sóng dịch thứ 2 xâm nhập từ bên ngoài.
Sở Y tế nhận định, Hà Nội vẫn là địa phương có nguy cơ vì còn ổ dịch chưa qua 28 ngày, mặt khác tới đây có các chuyến bay đưa người Việt Nam trở về nước, do vậy, không thể chủ quan, lơ là mà cần tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch với 2 nhiệm vụ: phát hiện kịp thời ca bệnh xâm nhập để cách ly, điều trị và kiểm soát không để phát sinh ca nhiễm mới tại cộng đồng.

Cho biết, mấy ngày qua, nhiều người dân lại đổ ra đường, tụ tập đông người và có nhiều trường hợp không đeo khẩu trang; các quán ăn sáng số lượng người đông, không đảm bảo giãn cách… Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền đề nghị thành phố tăng cường kiểm tra việc chấp hành của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng được đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm không đeo khẩu trang khi ra đường; xử lý đối với các cơ sở không tuân thủ quy định; hướng dẫn người dân không tụ tập đông người ở nơi công cộng để phòng, chống dịch…

Trước tình hình cả nước đã có nhiều ca tái dương tính sau khi được điều trị, Hà Nội cũng tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm lại cho những người bệnh Covid-19 đã khỏi bệnh ra viện và tiếp tục giám sát việc cách ly, theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà, nơi cư trú…

Hà Nội dự kiến chỉ cho cửa hàng không thiết yếu mở cửa sau 9 giờ sáng

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn