Category Archives: Uncategorized

Vừa nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi từ xã thì phải đóng ngay cho tổ thú y

Theo phản ánh của một số người dân, ngày 12.5 vừa qua, UBND xã Duy Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) gửi giấy mời cho các hộ chăn nuôi trên toàn xã về việc nhận tiền hỗ trợ khi tham gia dịch vụ thú y trọn gói năm 2019 vào chiều 14.5. Tuy nhiên, khi đặt bút ký nhận tiền xong chưa kịp cất vào túi thì nhiều người bị yêu cầu trả lại số tiền vừa nhận.
Vừa nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi, bị tổ thú y thu hồi không sót đồng nào - ảnh 1

Giấy mời đó chính quyền xã Duy Sơn gửi cho người dân để đến nhận tiền hỗ trợ

Một trong những người dân đến nhận tiền hỗ trợ, chị Phan Thị Hoa (thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn) bức xúc cho hay, năm 2019, gia đình chị nuôi 4 con lợn và được xã chi hỗ trợ 80.000 đồng (20.000 đồng/con).

“Tôi vừa đặt bút ký nhận tiền hỗ trợ xong tại bàn kế toán và chưa kịp cất vào túi thì nhận được yêu cầu bàn giao toàn bộ số tiền cho tổ thú y”, chị Hoa ngao ngán.

Cũng đến nhận tiền hỗ trợ với số tiền 40.000 đồng, dù bị tổ thú y yêu cầu nộp lại nhưng ông Trần Hòa (thôn Trà Kiệu Tây) nhất quyết không trả. Ông sẽ giữ nguyên số tiền 40.000 đồng hỗ trợ cho tới khi nào nhận được câu trả lời thỏa đáng mới thôi.

“Khi người dân thắc mắc hỏi tại sao tiền nhà nước hỗ trợ cho dân mà bị thu lại thì cán bộ thú y bảo rằng đó là tiền dân phải trả chi phí suốt 1 năm tổ thú y phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho gia súc”, ông Hòa nói.

Theo ông Hòa, điều hết sức vô lý là giữa dân và đội ngũ thú y địa phương không hề có một giao kèo nào cả. Thậm chí, lực lượng thú y đi làm những công việc trên đều được mỗi hộ bồi dưỡng từ 5.000 – 10.000 đồng.

Huyện sẽ vào cuộc rà soát

Ông Trần Ba, Phó chủ tịch UBND xã Duy Sơn, cho biết 8 thôn của xã có khoảng 500 hộ chăn nuôi nhận được hỗ trợ với tổng số tiền là 101 triệu đồng. Năm 2019, xã thành lập tổ thú y và hợp đồng với các hộ chăn nuôi trong việc phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho lợn và trâu bò.

Ông Ba cho rằng trước đó, tổ thú y này sẽ dùng tiền túi của mình để mua thuốc men, bỏ công đi phun thuốc và không thu tiền. Bây giờ, tiền nhà nước hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi được chi trả thì người dân phải có trách nhiệm hoàn trả cho tổ thú ý.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó chủ tịch UBND H.Duy Xuyên, xác nhận huyện đã nắm bắt sự việc xã mời dân đến nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi nhưng bị tổ thú y thu hồi tại xã Duy Sơn.

Theo ông Bốn, gói hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên thuộc đề án của tỉnh. Năm 2019, H.Duy Xuyên có 2 xã là Duy Sơn và Duy Trung được chọn. Cuối năm 2019, xã Duy Trung chi trả hỗ trợ cho dân xong. Có lẽ, cách xã Duy Sơn phổ biến chương trình khiến dân không hiểu nên dẫn đến vấn đề bức xúc.

Ông Bốn cũng thông tin thêm, huyện sẽ cho Phòng Tài chính rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến hỗ trợ hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại xã Duy Sơn.

Vừa nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi, bị tổ thú y thu hồi không sót đồng nào

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




2 người Trung Quốc đầu tư cho 8 người Việt “núp bóng” mua 84 lô đất

Trả lời kiến nghị cử tri về vấn đề trên, Bộ Quốc phòng đã có một thống kê khá rõ ràng về việc người Trung Quốc sở hữu đất có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Đây có lẽ là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng trả lời cử tri với các thông tin rất cụ thể.

Các lô đất này nằm tại các vị trí dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp (thuộc P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn); khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang (Q.Sơn Trà).
Về cá nhân, có 2 trường hợp là ông Liang Zhipei (Lương Chí Bồi, 45 tuổi), quốc tịch Trung Quốc, từng là kế toán trưởng, nay là Trưởng bộ phận giám sát công trình Công ty TNHH đầu tư và phát triển Silver Shores (trụ sở P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ Hành Sơn) và ông Chiu Cheng Tai (A Chiu, 61 tuổi), quốc tịch Đài Loan, Phó giám đốc Công ty TNHH Pu Fong (trụ sở tại P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà), đã đầu tư cho người Việt Nam “núp bóng” mua đất.

Về doanh nghiệp, có 7 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm.

Cụ thể, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng, năm 2014 đã nhận quyền sử dụng đất đối với 10 lô đất trên mặt đường Hoàng Sa. Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ SilverPark, đứng tên mua 4 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn.

Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp, đứng tên sử dụng 2 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn. Công ty TNHH Thương mại Du lịch & dịch vụ Hoàng Gia Trung sử dụng 13 lô đất mặt đường Võ Nguyên Giáp.

Công ty TNHH MTV Golden Wynn Đà Nẵng sử dụng 1 lô đất ở mặt đường Hoàng Sa; Công ty TNHH Thương mại – Du lịch và dịch vụ V.N. Holiday, doanh nghiệp đã chuyển nhượng mua lại từ các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam, sở hữu 20 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Công ty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt, được UBND TP.Đà Nẵng cho thuê 200.000 m2 đất, thời gian thuê 50 năm (đến ngày 21.6.2056), đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21.3.2017.

Góp vốn bằng đất, sau đó bị đối tác Trung Quốc “thôn tính”

Theo Bộ Quốc phòng, để sở hữu các lô đất ở TP.Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo 2 hình thức.

Thứ nhất, là thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam. Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt Nam (người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất), doanh nghiệp sẽ do người Việt Nam điều hành. Sau một thời gian, bằng nhiều cách, người Trung Quốc tăng vốn, giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn là đất, nên quyền sở hữu các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Thứ hai, là người Trung Quốc đầu tư tiền cho cá nhân người Việt Nam (chủ yếu người Việt gốc Hoa) để mua đất. Cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp cá nhân có kinh tế khó khăn nhưng đứng tên sở hữu nhiều lô đất, như ông Lý Phước Cang 12 lô, ông Trác Ngọc Phúc 10 lô… Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

Bộ Quốc phòng cho rằng cử tri và dư luận xã hội thấy “đáng ngại” về việc cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng cấp chứng nhận quyền sử dụng 21 lô đất cho người Trung Quốc là có cơ sở.

Vụ việc trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP.Đà Nẵng xác minh làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân xử lý theo pháp luật.

Tuy nhiên, để sở hữu các lô đất, người Trung Quốc đã nghiên cứu, lợi dụng kẽ hở của luật Đầu tư năm 2014 “việc góp vốn bằng đất để liên doanh thành lập doanh nghiệp” và công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực đầu tư, đất đai.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang sử dụng hơn 6.300 ha đất biên giới

Liên quan đến tình hình các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, Bộ Quốc phòng cho biết, tính đến ngày 30.11.2019, có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc (92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành; trong đó, khu vực biên giới đất liền 24 doanh nghiệp, khu vực biên giới biển 125 doanh nghiệp.

Trong số này, có 134 doanh nghiệp đang hoạt động, 15 doanh nghiệp đã triển khai nhưng tạm ngưng hoạt động. Các doanh nghiệp sử dụng đất với tổng diện tích 162.467,7 ha (trong đó có 943,7 ha thuộc khu vực biên giới đất liền và 5.393,7 ha khu vực biên giới biển, kể cả mặt biển); tổng vốn đầu tư 30,872 tỉ USD, trong đó khu vực biên giới đất liền 1,637 tỉ USD, khu vực biên giới biển 29,235 tỉ USD.

Cũng theo Bộ Quốc phòng, có 4.239 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các doanh nghiệp trên (khu vực biên giới đất liền 374 người, khu vực biên giới biển 3.865 người).

Các doanh nghiệp sử dụng đất có thời hạn thuê từ 5 năm đến 50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giày da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…
Địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhất là: Đà Nẵng 22, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh 5, Bình Thuận 5… Các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc ở khu vực biên giới đều hình thành từ tháng 12.2018 trở về trước (năm 2019 không có doanh nghiệp mới nào); trước khi cấp phép, đầu tư đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
Các doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đều cơ bản chấp hành đúng pháp luật Việt Nam trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng cho biết “còn nổi lên một số vấn đề đáng chú ý”, như một số doanh nghiệp đưa lao động người Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch; sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định, thậm chí có doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng (tại Bình Định, Đà Nẵng, Bình Thuận).

Có tình trạng doanh nghiệp đầu tư “núp bóng” danh nghĩa doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung Quốc đảm nhiệm (tại Khánh Hòa, Quảng Ninh).

Một số doanh nghiệp dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum). Có doanh nghiệp trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường (Hà Tĩnh, Hải Phòng).

Cơ quan chức năng đã xử lý một số vụ việc có yếu tố liên quan đến người Trung Quốc: 3 vụ/63 người không khai báo tạm trú, 3 vụ/87 người không có giấy phép lao động, 1 vụ/285 công nhân Trung Quốc xô xát với công nhân Việt Nam, 1 vụ/3 trường hợp kết hôn trái phép, 4 vụ/310 lao động không chấp hành quy định trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp. 

Trước thực trạng này, Bộ Quốc phòng đã báo cáo và đề xuất Chính phủ 2 việc.

Thứ nhất, chỉ đạo các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố rà soát đánh giá tổng thể các dự án đầu tư của nước ngoài, nhất là dự án liên quan đến Trung Quốc tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; kịp thời phát hiện, điều chỉnh những bất cập của luật Đầu tư, luật Đất đai và cơ chế quản lý, cấp phép các hoạt động đầu tư nhằm hạn chế sơ hở không để cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng hoạt động.

Thứ hai, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác nắm tình hình, phối hợp với công an rà soát các hoạt động của người Trung Quốc ở địa bàn đơn vị đảm nhiệm; chú ý các hoạt động lợi dụng vỏ bọc đầu tư, liên kết, núp bóng để hoạt động chống phá; kịp thời phát hiện báo cáo Bộ Quốc phòng tham mưu với Chính phủ chỉ đạo xử lý, ngăn chặn.

Bộ Quốc phòng nêu cá nhân, doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất 'đắc địa' tại Việt Nam

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Sáng 16.5, tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi tại Hòa Bình, các bị cáo đã được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án.

“Luôn nâng cao tinh thần đấu tranh tội phạm nhưng lại bị oan”

Là người đầu tiên đứng trước bục khai báo nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Quang Vinh (cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình), người bị cáo buộc là chủ mưu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi nâng điểm, cho rằng những gì mình làm trong kỳ thi 2018 có sai phạm về mặt quy chế và xin chịu trách nhiệm, song khẳng định mình không lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

“Tôi không nhận lời bất kỳ phụ huynh, thí sinh nào để nâng điểm”, bị cáo Vinh nói và nghẹn ngào kể, trước kỳ thi cũng có người nhờ quan tâm thí sinh nhưng bị cáo trả lời đây là kỳ thi nghiêm túc nên nói với những người nhờ mình bảo các cháu học đi. “Những gì tôi làm chỉ mong kỳ thi tốt hơn, nhưng vì sự chủ quan của bị cáo, bây giờ phải trả giá”, ông Vinh nói.

Cựu Trưởng phòng Khảo thí mong Hội đồng xét xử căn cứ vào hồ sơ, căn cứ quá trình điều tra để đánh giá khách quan về hành vi của mình. “Nếu vẫn kết tội tôi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ thì tôi sẽ kháng cáo đến cùng. Tôi không tiếc bao năm cống hiến cho ngành giáo dục“, bị cáo Vinh nói.

Đứng trước toà, bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình) dõng dạc nói, Hội đồng xét xử đưa bị cáo ra xét xử về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là không đúng người, đúng tội, bị oan sai.

Bị cáo Chất cho hay, mình là chiến sĩ Công an nhân dân, luôn nâng cao tinh thần đấu tranh với tội phạm và tham nhũng nhưng lại bị oan ức. “Mong bố mẹ, anh chị, các con tiếp sức cho tôi. Tôi sẽ kêu oan, kháng cáo đến cùng, sẽ đề nghị xử đến phúc thẩm, giám đốc thẩm, thậm chí đời tôi chưa xong thì đời con, đời cháu tôi vẫn phải minh oan cho tôi vô tội”, bị cáo Chất bật khóc nói.

Tại phiên tòa, bị cáo Chất bị cáo buộc phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do đã tạo điều kiện, đồng thời móc nối để các bị cáo Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn (Hiệu phó Trường Dân tộc nội trú THCS – THPT H.Lạc Thủy) thực hiện hành vi nâng điểm, trong đó có 10 thí sinh do chính Chất nhờ. 

“Bị cáo đáng thương nhiều hơn đáng trách”

Là người tiếp theo được nói lời sau cùng, bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn (cựu Hiệu phó Trường Dân tộc nội trú THCS – THPT  H.Lạc Thủy) gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước, nhân dân, xin lỗi ngành giáo dục, đặc biệt xin lỗi các bậc cha mẹ, học sinh, trong đó có những học sinh bị tác động, ảnh hưởng bởi hành động sai trái của bị cáo trong kỳ thi 2018.

Ông Tuấn nói, trong phiên tòa bị cáo đã nhận rất nhiều cáo buộc cho rằng mình nói không đúng sự thật, nói oan cho người khác để có lợi cho mình nhưng mong các bị cáo này hãy đặt cương vị mình vào các phụ huynh, học sinh chịu ảnh hưởng trong kỳ thi để phán xét lương tâm của mình.

“Có thể nói bị cáo lớn lên từ bát cơm của ngành giáo dục, bố mẹ bị cáo cũng từng là giáo viên. Bị cáo không nghĩ có ngày phải ra hầu tòa với tư cách là một thầy giáo vi phạm trong ngành giáo dục. Chỉ vì sự lôi kéo và do bản thân bị cáo có động cơ không đúng đắn mới có ngày hôm nay”, bị cáo Tuấn nói.

Nói lời sau cùng trước toà, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (cựu Trưởng phòng Khảo thí) nói, bản thân luôn ăn năn hối hận về hành vi phạm tội của mình. “Đau xót vô cùng vì sai lầm của bị cáo tạo ra vết nhơ cho gia đình mình, một gia đình có công với Cách mạng. Tạo nên gánh nặng cho chồng, cho đứa con còn nhỏ dại. Bị cáo mất niềm tin vào chính mình, mất niềm tin vào cuộc đời, khi những người đồng nghiệp với nhau phải ra hầu tòa, nói ra những lời thật chua xót”, bị cáo Liên trình bày và mong Hội đồng xét xử cho hưởng sự khoan hồng để làm lại cuộc đời.

Khóc nức nở khi nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thị Thu Loan (41 tuổi, cựu giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân) thừa nhận mình là người có lỗi và đáng trách khi đã để xảy ra sai phạm trong kỳ thi. Tuy vậy, bị cáo Loan vẫn tha thiết mong Hội đồng xét xử nhìn mình với con mắt độ lượng hơn để thấy “bị cáo đáng thương nhiều hơn là đáng trách”.

“Suốt 13 tháng bị tạm giam, bị cáo đã đi đến tận cùng của nỗi đau cả về vật chất và tinh thần. Chỉ vì sai lầm nhất thời mà mất hết tất cả công việc, niềm tin với mọi người. Bị cáo xin nhận mình là một tấm gương mờ trong ngành giáo dục và xin được mở cánh cửa trở về cuộc đời”, sau khi trình bày xong lời nói sau cùng, bị cáo Loan bị ngất tại tòa và phải cần đến sự chăm sóc của nhân viên y tế.

Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng, phiên tòa kết thúc phần tranh tụng và nghỉ nghị án. Theo dự kiến, TAND tỉnh Hòa Bình sẽ tuyên án vào sáng ngày 21.5 tới.

Cựu thượng tá công an nâng điểm thi: 'Tôi sẽ kêu oan đến đời con cháu'

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn