Category Archives: Uncategorized

 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình đang kiểm tra quá trình bổ nhiệm ông Nguyễn Khắc Thận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, sau khi nhận được phản ánh của công dân.

Cụ thể, ông Nguyễn Khắc Thận sinh năm 1974, ở H.Quỳnh Phụ, Thái Bình, từng là cán bộ Viện KSND H.Quỳnh Phụ.

Từ năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Khắc Thận được điều chuyển, bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường H.Quỳnh Phụ; Phó chủ tịch rồi Chủ tịch UBND H.Quỳnh Phụ, Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ; Giám đốc Sở Nội vụ và đến nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, nhưng không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ do Tỉnh ủy Thái Bình đặt ra.

Tại Quyết định 341-QĐ/TU ngày 18.4.2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc ban hành tiêu chuẩn một số chức danh lãnh đạo, quy định về trình độ, nêu rõ: phải “đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên; có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, trình độ chính trị tốt nghiệp cao cấp hoặc cử nhân (đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp chính trị hệ tập trung) đã được bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế và quản lý nhà nước…

Trong khi đó, các tài liệu công khai thể hiện tháng 8.2010, ông Thận từ vị trí Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường được bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức Huyện ủy H.Quỳnh Phụ. Chưa đầy 9 tháng sau, ông Thận lần lượt kinh qua vị trí Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy rồi làm Phó chủ tịch UBND H.Quỳnh Phụ vào tháng 6.2011. Thời điểm này, ông Thận mới 37 tuổi, nhưng chỉ có bằng chuyên môn Cao đẳng Kiểm sát và cử nhân luật hệ chuyên tu.

Từ tháng 6.2014, ông Thận được bầu giữ chức Phó bí thư, Chủ tịch UBND H.Quỳnh Phụ. Một năm sau đó, ông Thận được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND H.Quỳnh Phụ, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình.

Theo tiêu chuẩn chức danh Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện ban hành kèm Quyết định 1496-QĐ/TU ngày 22.8.2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về việc ban hành một số chức danh lãnh đạo (thay thế Quyết định 341-QĐ/TU), ông Thận vẫn thiếu các yêu cầu về trình độ như chưa có bằng đại học hệ chính quy, chưa là chuyên viên chính.

Mặt khác, theo tiêu chuẩn chức danh Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình ban hành kèm Quyết định 1891-QĐ/TU ngày 10.11.2014, quy định: “Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên (đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học chính quy, nếu tốt nghiệp đại học tại chức phải có bằng thạc sĩ và tương đương trở lên, đúng chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học)”. Tức lúc này, ông Thận phải có bằng thạc sĩ luật mới đủ điều kiện chứ không phải bằng thạc sĩ quản ký kinh tế hệ tại chức.

Theo quy định về tiêu chuẩn cán bộ của Tỉnh ủy Thái Bình ở từng thời điểm bổ nhiệm, ông Nguyễn Khắc Thận đều thiếu tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đến tháng 3.2016, ông Thận tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nội vụ. Đến tháng 7.2019, ông Thận được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.

Phản ánh với Thanh Niên, một số cán bộ H.Quỳnh Phụ cho rằng, việc ông Nguyễn Khắc Thận không đạt các tiêu chuẩn “cứng” về cán bộ nhưng lại được điều động, bổ nhiệm giữ nhiều chức vụ quan trọng là do “có quan hệ” với lãnh đạo của tỉnh Thái Bình.

Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Thận cho biết, việc điều chuyển, bổ nhiệm ông như thế nào là do tổ chức quyết định, ông là người trong cuộc nên không thể phát ngôn.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Vũ Thị Hằng, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, cho biết trước đây, khi làm quy trình đối với ông Nguyễn Khắc Thận, cũng từng có ý kiến về điều kiện tiêu chuẩn.

Việc này đã được tổ chức cân nhắc lấy ý kiến rất kỹ. Đối với phản ánh của công dân mới đây, bà Hằng cho biết, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình sẽ kiểm tra, rà soát và thông tin cụ thể tới báo chí bằng văn bản.

Kiểm tra vụ Phó chủ tịch tỉnh Thái Bình nhiều lần được thăng chức không đủ tiêu chuẩn

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Chiều 17.6, tổ Đại biểu HĐND TP.HCM đơn vị số 12 gồm bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM; ông Phạm Hiếu Nghĩa, Phó ban Pháp chế HĐND TP.HCM và ông Ngô Văn Luận, Phó trưởng ban Dân vận Thành Ủy TP.HCM, tiếp xúc cử tri Q.11 trước kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX.
“Đặc biệt là vụ việc băng nhóm 200 người áo cam dùng vũ khí đánh người, như vậy là tội phạm có tổ chức. Còn vụ án Tuấn ‘khỉ’, cán bộ mà lại tham gia đánh bài, sử dụng vũ khí làm chết người. Ngành công an cần xem xét lại công tác quản lý địa bàn và quản lý cán bộ”, ông Đình cho biết.

Ông Đình đề xuất cần hạn chế phim ảnh có nội dung bạo lực, như cướp, giết, hiếp… tràn lan trên thị trường. Công an các quận, huyện cần tăng cường tuần tra ban đêm để quản lý địa bàn tốt hơn, không để xảy ra các vấn đề đốt nhà, mất an ninh trật tự.

TP.HCM: Xử lý 'băng nhóm áo cam' lộng hành ở Q.Bình Tân - ảnh 1

Cử tri Đặng Văn Đình (phường 1, Q.11) phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri

Liên quan đến vấn đề CSGT có thể ra hiệu dừng xe bất kỳ để kiểm tra giấy tờ, ông Lai cho rằng như vậy sẽ làm mất thời gian, gây phiền toái cho người dân tham gia giao thông đúng luật. Ông cho rằng quy định này bắt buộc người dân luôn mang theo giấy tờ là không phù hợp với việc cải cách thủ tục hành chính.

“Đáng nói là người dân đổ xô đi mua bảo hiểm vô tình làm giàu cho người bán bảo hiểm mà chỉ mang tính đối phó với CSGT. Người bán bảo hiểm chào mời thì ngọt ngào nhưng lúc bồi thường thì thủ tục rất rườm rà, thậm chí lợi dụng cơ quan nhà nước, trường học theo kiểu bán ép và chi tiền chiết khấu cao”, ông Lai cho biết.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho biết đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của cử tri sẽ chuyển đến cơ quan có trách nhiệm giải quyết. “Liên quan đến băng nhóm áo cam dùng hung khí đánh người ở Q.Bình Tân, lãnh đạo thành phố cũng chỉ đạo quyết liệt, giao cho UBND TP.HCM giám sát nên người dân theo dõi báo chis để cập nhật tin tức. Quan điểm chỉ đạo là ghi nhận đến đâu xử lý đến đó chứ không đợi xong thì mới xử lý”, bà Lệ cho biết.

TP.HCM: Xử lý 'băng nhóm áo cam' lộng hành ở Q.Bình Tân

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Theo kết luận thanh tra của Thanh tra TP.HCM, HIPC có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, trong đó IPC sở hữu hơn 60%, tương đương hơn 182 tỉ đồng. IPC đã chỉ đạo biểu quyết thống nhất phát hành 20 triệu cổ phiếu cho Công ty Tuấn Lộc với giá 15.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm tháng 12.2016, làm giảm tỷ lệ sở hữu của IPC từ hơn 60% xuống còn hơn 40%.

IPC hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con từ năm 2010, là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP.HCM sở hữu 100% vốn điều lệ. Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi lần thứ 5 vào năm 2015 do Sở KH-ĐT TP.HCM cấp, vốn điều lệ của IPC lên đến hơn 2.900 tỉ đồng.

Sadeco là công ty liên kết với IPC.

Đáng nói hơn, quá trình chọn cổ đông chiến lược không được báo cáo đầy đủ minh bạch, xây dựng tiêu chí đối với nhà đầu tư chiến lược không có lợi cho HIPC; phương án phát hành cổ phần là “không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông nhà nước…”. Một điểm rất đáng chú ý, là hoạt động của HIPC có hiệu quả, cổ tức được chia hằng năm cao, cụ thể từ 2012 – 2015 cổ tức nhận được hơn 140 tỉ đồng/vốn đầu tư hơn 182 tỉ đồng, và dự kiến thu nhập tăng từ việc khai thác cho thuê hạ tầng KCN.

Thời điểm năm 2015, Sadeco có vốn điều lệ 170 tỉ đồng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm cao (năm 2015 là 20%, năm 2016 là 40%), đặc biệt là quỹ đất thực hiện dự án lớn với hơn 61 ha… Theo Thanh tra TP, nếu IPC tiếp tục đầu tư vào Sadeco thì khả năng nhanh chóng thu hồi được vốn và gia tăng giá trị tài sản. Thế nhưng, trên thực tế, IPC đã chủ động giảm tỷ lệ sở hữu vốn rất bất thường.
Tháng 3.2015, IPC tiến hành phiên đấu giá bán vốn sở hữu tại Sadeco, và Công ty Exim là nhà đầu tư trúng đấu giá mua số lượng hơn 5,2 triệu cổ phần của IPC (chiếm 30,8% vốn điều lệ của Sadeco), mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, với mức giá trúng đấu giá 26.100 đồng/cổ phiếu. Vốn góp của IPC tại Sadeco sau khi chuyển nhượng cho Công ty Exim còn lại hơn 74 tỉ đồng, tương ứng tỷ lệ vốn góp từ hơn 74% xuống còn 44%. Sau đó, Công ty Exim ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 5,2 triệu cổ phần này cho Công ty Nguyễn Kim với đơn giá 57.000 đồng/cổ phần, tổng số tiền hơn 287 tỉ đồng.

Theo đề án tái cơ cấu được UBND TP.HCM phê duyệt, IPC với tỷ lệ vốn sở hữu tại Sadeco là 44%, không cần giảm thêm tỷ lệ sở hữu, đặc biệt là trong bối cảnh Sadeco đang hoạt động lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, vào tháng 6.2017, IPC lại chỉ đạo biểu quyết tăng vốn điều lệ Sadeco theo hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Nguyễn Kim và giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Sadeco từ 44% xuống chỉ còn 28,8%. Sau khi phát hành cổ phiếu, Công ty Nguyễn Kim chiếm 34,6% vốn điều lệ Sadeco.

Kết luận thanh tra xác định Công ty Exim chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim là 57.000 đồng/cổ phiếu (tháng 9.2016), trong khi đó vào thời điểm tháng 6.2017, Sadeco chuyển nhượng 9 triệu cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim với giá 40.000 đồng/cổ phiếu; như vậy, thiệt hại thấp nhất là 153 tỉ đồng, chỉ tính chênh lệch 17.000 đồng/cổ phiếu. Chưa kể, thời điểm từ đầu năm 2017 nhà đất khu nam TP ảnh hưởng cơn sốt đất, giá tăng rất nhiều nên giá trị thiệt hại sẽ rất lớn.

Kết luận thanh tra cũng khẳng định, từ thực tế trên cho thấy việc chọn lựa đơn vị thẩm định giá không có năng lực phù hợp, không có chức năng thẩm định giá theo quy định, đã đánh giá giá trị tài sản không đầy đủ, không đảm bảo tối đa lợi ích của cổ đông nhà nước và các cổ đông hiện hữu…

Nghiêm trọng hơn, việc phát hành cổ phần tăng vốn để bán chỉ định cho một cổ đông (là Công ty Nguyễn Kim) không qua đấu giá, không đảm bảo pháp lý thẩm định giá, không thể hiện tính công khai, minh bạch… làm cho cổ đông nhà nước mất quyền chi phối, gây thiệt hại lợi ích của Sadeco và của cổ đông nhà nước. Theo kết luận thanh tra, thời điểm trước, trong và kể cả cho đến nay, không có quy định nào của nhà nước về việc chọn cổ đông chiến lược trong tiến trình tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phần.

Về các sai phạm, thiếu sót đã xảy ra, Thanh tra TP.HCM khẳng định trách nhiệm chính thuộc về HĐTV, chủ tịch HĐTV, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc được phân công phụ trách lĩnh vực và công việc có liên quan, kiểm soát viên, kế toán trưởng, nhóm đại diện vốn nhà nước… tham mưu từng thời kỳ có liên quan đến vụ việc.

Công an TP.HCM khởi tố bị can Huỳnh Phước Long, nguyên thành viên HĐQT Sadeco

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn