Category Archives: Uncategorized

Ngày 30.6, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Savanakhet (Lào) trình bày việc Sở này nhận được bản tường trình ngày 29.6 của bà Nguyễn Thị Khảm (ngụ thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, TX.Quảng Trị) về việc con trai bà là Nguyễn Dương Phi (26 tuổi) bị đánh đập và tạm giam tại Công an H.Sê Pôn (Lào). 
Theo bản tường trình của bà Khảm, anh Phi đang lái xe múc cho tư nhân tại bản ThaKhong (H.Sê Pôn, tỉnh Savanakhet). Ngày 24.6, trên đường đi làm, anh Phi bị một nhóm người xưng là cảnh sát nhưng không mặc quân phục và không có thẻ cảnh sát, đề nghị anh Phi xuất trình giấy tờ. Anh Phi không xuất trình giấy tờ và tiếp tục đi làm thị bị cưỡng chế, đánh đập, dừng xe, bắt giữ và yêu cầu nộp phạt 1,3 triệu Kip (khoảng 3,3 triệu đồng) mới thả người.

Anh Phi không nộp phạt nên tiếp tục bị giam giữ tại Công an H.Sê Pôn từ ngày 24.6 đến nay.

Ngoài đơn trình báo, bà Khảm còn gửi kèm 1 số hình ảnh được cho là dấu vết anh Phi bị đánh đập.

Để đảm bảo công tác bảo hộ công dân, Sở Ngoại vụ Quảng Trị đề nghị Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet quan tâm, liên hệ với các cơ quan chức năng phía Lào để xác minh làm rõ vụ việc nói trên.

Đề nghị phối hợp xác minh thông tin một người Quảng Trị bị đánh ở Lào

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




‘Còn cơ hội lấy lại sân vận động Chi Lăng’

Ông Nghĩa cho hay có nhiều người là cán bộ cao cấp của TP.Đà Nẵng hỏi ông về sân vận động Chi Lăng và tại sao đến hiện tại vẫn chưa thu hồi được. “Chúng ta không phải nói là thu hồi được ngay. Tư cách của TP.Đà Nẵng đối với sân vận động Chi Lăng hiện nay là gì? Chúng ta đã bán sân vận động cho một doanh nghiệp, doanh nghiệp đó lại mang sân đi thế chấp. Hiện nay tòa xử tranh chấp giữa doanh nghiệp với ngân hàng, còn Đà Nẵng có nguyện vọng lấy lại sân vận động này”, ông Nghĩa nêu lại tình hình.

Đặt câu hỏi Đà Nẵng còn cơ hội để lấy lại sân vận động này hay không, ông Trương Quang Nghĩa cho biết qua xem xét tất cả mọi chuyện thì thấy rằng “còn cơ hội lấy lại sân Chi Lăng”.

“Bởi vì, sân Chi Lăng giao cho một doanh nghiệp với tổng thể diện tích nhưng đến thời điểm này họ vẫn chưa giải phóng mặt bằng xong. Hai là quy hoạch chưa có. Cơ sở đâu mà có 14 sổ đỏ để mang thế chấp ngân hàng? Sổ đỏ có hợp pháp không và khả năng mang sân Chi Lăng ra thực hiện như kết luận của tòa án là mang ra đấu giá có được không? Hoàn toàn không được!”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.

TP.Đà Nẵng cố gắng lấy lại sân vận động Chi Lăng

Theo ông Trương Quang Nghĩa, hiện nay TP.Đà Nẵng đã gửi hết các kiến nghị lên cấp cao nhất. Tuy nhiên tòa đã có phán quyết, quyền lợi của ngân hàng và doanh nghiệp đang giằng co.

Ông Trương Quang Nghĩa nói gì về việc Đà Nẵng lấy lại sân vận động Chi Lăng? - ảnh 1

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa lý giải về việc vì sao đến nay vẫn chưa thể thu hồi sân vận động Chi Lăng như đã từng được nhiều lần đưa ra bàn bạc trước đó

Ông Nghĩa cho rằng nếu Đà Nẵng lấy lại sân vận động Chi Lăng với cách thức là đề nghị trả lại sân, hoàn lại tiền và trả lãi suất thì chỉ mới làm được đến thế thôi. Và nếu trả lại tiền thì người dân phải đồng ý chứ không phải “khơi khơi”…

Nhìn nhận việc nhiều vị cử tri sốt ruột vì sân Chi Lăng có ý nghĩa lớn đối với TP.Đà Nẵng, ông Trương Quảng Nghĩa cho biết trách nhiệm trong giai đoạn này, lãnh đạo thành phố cố gắng đề nghị để Đà Nẵng lấy lại được sân vận động Chi Lăng.

“Sân Chi Lăng như là địa chỉ mà người Đà Nẵng đã khắc sâu từ lâu. Sai lầm của một số đồng chí trước đã nghỉ rồi, chúng tôi đang cố gắng khắc phục. Nhưng với mọi quyết định của mình đều phải tuân thủ theo pháp luật và có trình tự của nó”, ông Trương Quang Nghĩa nói thêm.

Ông Trương Quang Nghĩa nói gì về việc Đà Nẵng lấy lại sân vận động Chi Lăng?

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Sáng 30.6, tại TP.Phan Thiết, Bình Thuận, Viện Nghiên cứu chiến lược và quản trị DN (ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội DN Bình Thuận và Văn phòng VCCI Bình Thuận tổ chức hội thảo “Giải pháp cấp bách và định hướng chiến lược phát triển bền vững của DN ở Bình Thuận’ hậu Covid-19”.
Hậu Covid-19, 'không nên chỉ chú trọng thị trường Trung Quốc' - ảnh 1

TS. Hà Kiên Tân, Viện nghiên cứu chiến lược và quản trị DN phát biểu tham luận tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS. Lê Cao Thanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và quản trị DN cho rằng, trong bối cảnh sau đại dịch, phần lớn các DN của cả nước nói chung, Bình Thuận nói riêng đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất, ngừng trệ xuất khẩu. Nhiều DN mất khả năng cân đối nguồn thu phải ngưng hoạt động. 

Với tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, nhất định Bình Thuận sẽ là nơi các dòng vốn đầu tư nước ngoài ngắm đến. 

TS. Lê Cao Thanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược và quản trị DN (ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)

Hậu Covid-19, 'không nên chỉ chú trọng thị trường Trung Quốc' - ảnh 2

Bình Thuận có thế mạnh về kinh tế thủy sản bởi có bờ biển dài tới 192 km, là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Nhưng các DN chế biến xuất khẩu thủy sản vẫn gặp khó sau đại dịch Covid-19

Doanh nghiệp đối mặt với khó khăn sau đại dịch Covid-19

Ông Lê Văn Lợi, Phó chủ tịch Hiệp hội DN Bình Thuận, cho rằng ở Bình Thuận chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Sau đại dịch Covid-19, nhiều DN của Bình Thuận chịu ảnh hưởng nặng nề, phải cắt giảm nhân viên. Các DN du lịch, do không có khách nên phải ngưng hoạt động nhiều tháng nay. Các DN xuất khẩu thiếu nguyên phụ liệu, không tìm được thị trường tiêu thụ, phải giảm quy mô sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận cho biết công ty của ông là công ty nhà nước. Hiện cũng đang gặp khó khăn, nhất là đầu ra tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ. Sau đại dịch Covid-19, các thị trường càng thu hẹp nên đầu ra bị thu hẹp theo, khiến cho việc sản xuất bị ngưng trệ, hàng tồn kho nhiều, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của cán bộ và người lao động.

Theo ông Phan Trung Can, đại diện cho một resort ở Mũi Né, trong 3 tháng qua, resort của ông không có khách, phải đóng cửa để sửa chữa. Tuy nhiên, DN vẫn phải “căng mình” trả lương cho nhân viên. Theo ông Can, đây là tình trạng chung của ngành du lịch Bình Thuận do thiếu vắng khách du lịch trong đại dịch Covid-19.

Thay đổi cách thức quản trị doanh nghiệp

TS. Nguyễn Tấn Khuyên, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế phát triển (IDR- ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng sau đại dịch Covid-19, chuỗi giá trị toàn cầu bị đứt gãy, làm thay đổi vị thế các ngành hàng, sản phẩm. Do vậy, hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi. Điều đó bắt buộc các DN phải thích ứng bằng cách này hay cách khác phải thay đổi cách thức quản trị DN.

Theo con số khảo sát của TS. Nguyễn Tấn Khuyên, năm 2019, Bình Thuận xuất khẩu trực tiếp đạt 442,23 triệu USD (tăng 6,73%); trong đó thị trường châu Á chiếm 66,08%, tăng tới 11,9%. Trong khi thị trường châu Âu chỉ chiếm 12%, giảm tới 17,64%. Trong khi đó, nhập khẩu đạt tới 900 triệu USD, tăng tới 20,8%.

Hậu Covid-19, 'không nên chỉ chú trọng thị trường Trung Quốc' - ảnh 3

Hội thảo Giải pháp cấp bách và định hướng chiến lược các DN Bình Thuận sau đại dịch Covid-19 do Viện Nghiên cứu chiến lược và quản trị DN và Hiệp hội DN Bình Thuận tổ chức ngày 30.6 tại TP.Phan Thiết

Hiện nay, sau khi đại dịch bùng phát toàn cầu, việc xuất khẩu các mặt hàng, như nông sản, thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ở Bình Thuận có đặc sản nông nghiệp là trái thanh long xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Nhưng theo thông tin của TS. Nguyễn Tấn Khuyên, trái thanh long của Thái Lan được bán tại châu Âu và Pháp lên tới 5 EUR/kg. Dù thanh long của Bình Thuận ngon nổi tiếng nhưng chỉ bán được 10- 20.000 đồng/kg.

Theo phân tích của ông Khuyên, việc xuất khẩu trái cây hiện nay vấp phải các biện pháp quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Các DN xuất khẩu chuyên về trái cây của Bình Thuận cần đa dạng hóa thị trường. Đặc biệt chú ý đến chất lượng hàng hóa xuất khẩu; xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng; không nên chỉ chú trọng vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.

“Sức khỏe của các doanh nghiệp ở Bình Thuận chỉ trên trung bình”

Đó là khẳng định của TS. Hà Kiên Tân (Viện nghiên cứu chiến lược và Quản trị DN) sau khi thực hiện khảo sát trên 200 DN của Bình Thuận (bao gồm DN nhà nước và DN tư nhân, FDI). Kết quả cho thấy, có đến 89 % các DN cho rằng đại dịch Covid-19 có tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

TS. Hà Kiên Tân đưa ra nhận định, các DN tại Bình Thuận có sức chịu đựng còn yếu, chỉ trên mức trung bình, ở ngưỡng 5 mức cho phép. TS Hà Kiên Tân đề nghị các DN ở Bình Thuận cần thay đổi mô hình kinh doanh để tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Hậu Covid-19, 'không nên chỉ chú trọng thị trường Trung Quốc' - ảnh 4

Đại diện Hiệp hội DN Bình Thuận cho biết các DN tại Bình Thuận chủ yếu là DN nhỏ và vừa nên sức chịu đựng sau đại dịch Covid-19 còn kém; nhiều DN đã phải ngưng hoạt động

Cần khai thác kinh tế biển, gắn với bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên

Về tiềm năng kinh tế biển của Bình Thuận, TS. Lê Cao Thanh cho rằng, Bình Thuận có bờ biển dài 192 km, có tiềm năng nuôi trồng và khai thác thủy sản rất lớn. Bên cạnh đó, Bình Thuận còn có tiềm năng để phát triển thể thao biển, du lịch. Đặc biệt, bãi biển Mũi Né nổi tiếng cả thế giới về vẻ đẹp; cần được các DN du lịch khai thác ở nhiều khía cạnh, sau đại dịch Covid-19.

Mặt khác, về xu thế dịch chuyển dòng vốn quốc tế khỏi Trung Quốc, TS. Lê Cao Thanh cho rằng Việt Nam là một tiềm năng để đón dòng vốn dịch chuyển này.

Ông Thanh cũng cho rằng Bình Thuận cần có giải pháp đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông, cải cách thủ tục hành chính để đón các nhà đầu tư từ nước ngoài. “Với tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, nhất định Bình Thuận sẽ là nơi các dòng vốn đầu tư nước ngoài ngắm đến”, TS. Lê Cao Thanh nhận định. Tuy nhiên, TS. Lê Cao Thanh cũng cho rằng các DN ở Bình Thuận sau Covid-19 còn vấp phải khó khăn từ sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên khó khăn sẽ càng nhiều hơn.
Muốn phát triển kinh tế bền vững, sau đại dịch Covid-19, các DN tại Bình Thuận phải biết kết hợp tăng trưởng với bảo vệ môi trường. Nhất là nền kinh tế biển phải linh hoạt, biết khai thác du lịch biển với bảo vệ cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Bình Thuận cần xác định xây dựng kinh tế biển, bao gồm du lịch biển; trở thành trục kinh tế chính trong tầm nhìn hội nhập quốc tế. Tăng cường các chuỗi giá trị hàng hóa từ thủy sản để xuất khẩu để thích ứng nhu cầu thị trường.

Hàng trăm doanh nghiệp, hàng nghìn hộ kinh doanh… tạm nghỉ

Theo số liệu của Hiệp hội DN Bình Thuận, “hậu Covid-19” đến ngày 3.5, toàn tỉnh có 300 DN thành lập mới (giảm 11% so cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, số DN đăng ký tạm ngừng hoạt động là 139 DN, tăng tới 95% so cùng kỳ. Số lượng DN giải thể là 39 và thông báo giải thể là 54. Đến nay có 115 DN, hộ kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh; 4.705 DN, hộ kinh doanh tạm nghỉ. DN bị thiệt hại từ Covid-19 từ 70% trở lên là 182; DN thiệt hại từ 30 đến 70% doanh thu là trên 600. Doanh thu bị thiệt hại toàn tỉnh khoảng 4.800 tỉ đồng. Toàn tỉnh có khoảng 27.100 người lao động mất việc làm. Trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch tỉnh đón khoảng 1,4 triệu lượt khách, giảm 50,8% cùng kỳ năm trước. 

Hậu Covid-19, 'không nên chỉ chú trọng thị trường Trung Quốc'

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn