Category Archives: Uncategorized

Chỉ 1 công dân tham gia khảo sát

“Số liệu tỷ lệ 100% không hài lòng về thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức tại bộ phận tiếp nhận của Sở Công thương tại báo cáo thẩm tra số 629/BC-HĐND về kết quả khảo sát mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công là chưa chính xác”, ông Bắc thông tin.

Theo ông Bắc, Ban Pháp chế HĐND TP.Đà Nẵng sử dụng kết quả tại phần mềm khảo sát trực tuyến www.cchc.danang.gov.vn từ ngày 1.1 – 25.6.2020, giai đoạn này Sở Công thương chỉ có 1 công dân tiến hành đánh giá mức độ hài lòng vào ngày 3.3.2020 và đánh giá kết quả là “chưa hài lòng”.
Ông Bắc cho rằng việc chỉ căn cứ vào 1 đánh giá của công dân trên phần mềm khảo sát để xác định tỷ lệ 1 đánh giá chưa hài lòng/tổng số 1 đánh giá (tương đương với 100% đánh giá) là số liệu chưa đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, chưa khách quan, chưa mang tính đại diện và chưa phản ánh thực tế hoạt động của Sở theo đúng các quy định liên quan đến việc khảo sát mức độ hài lòng của UBND TP.

Chưa đủ số lượng đánh giá?

Giám đốc Sở Công thương TP.Đà Nẵng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 8.145 hồ sơ. Trong đó, 8.044 hồ sơ trực tuyến và 56 hồ sơ trực tiếp, 100% hồ sơ đều được giải quyết đúng và sớm hạn, không có hồ sơ trễ hạn.

Vì vậy, nếu căn cứ chỉ với số lượng là 1 đánh giá chưa hài lòng trên tổng số đánh giá là 1 đánh giá để công bố tỷ lệ là 100% đánh giá chưa hài lòng, trong khi số lượng hồ sơ của Sở Công thương 6 tháng đầu năm là 8.145 hồ sơ là thiếu căn cứ khoa học và không khách quan, không mang tính đại diện.

“Theo quy định, nếu số lượng hồ sơ trên 5.000 thì số lượng ý kiến khảo sát phải đạt tối thiểu 10% tổng hồ sơ (tối thiểu phải đạt 500)”, ông Bắc cho hay.

Trong đó, kết quả số lượng khảo sát bằng phương pháp khảo sát trực tuyến tại địa chỉ www.cchc.danang.gov.vn chỉ là 1 trong 3 phương pháp để lấy kết quả và kết quả khảo sát trực tuyến phải được Sở Nội vụ phối hợp Trung tâm Thông tin dịch vụ công (1022) phúc tra để đảm bảo số liệu, số lượng khảo sát là chính xác.

“Vì vậy, việc công bố số liệu khảo sát bằng một phương pháp trực tuyến và lấy số liệu trong 6 tháng chưa đủ số lượng đánh giá (mới chỉ căn cứ 1 đánh giá) để tính tỉ lệ đánh giá của Sở Công Thương là chưa phù hợp”, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Hà Bắc đề nghị, Ban Pháp chế HĐND TP.Đà Nẵng có sự điều chỉnh, cải chính tài liệu và phản hồi thông tin đã cung cấp cho cơ quan báo chí để có phản ánh chính xác hoạt động của Sở.

Như Thanh Niên đã thông tin, báo cáo thẩm tra do Ban Pháp chế HĐND TP.Đà Nẵng tại kỳ họp lần thứ 15 khai mạc sáng 6.7 có nội dung: qua khảo sát, tỉ lệ công dân, tổ chức không hài lòng do phải tốn chi phí không chính thức, do thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức… còn tương đối cao. Đáng chú ý, báo cáo cho hay, 100% công dân được khảo sát không hài lòng về thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức tại bộ phận tiếp nhận của Sở Công thương TP.Đà Nẵng.

'100% công dân không hài lòng thái độ công vụ': Sở Công thương Đà Nẵng nói gì?

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Đó là nội dung đáng chú ý của dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, vừa được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến.

Thống nhất 3 lực lượng, có tên gọi mới

Theo tờ trình của Bộ Công an, hiện nay, về bố trí 3 lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách) tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang có tình trạng không thống nhất.

Trên một địa bàn cấp xã cùng tồn tại các lực lượng quần chúng với tên gọi khác nhau và đều do UBND cấp xã thành lập, cùng thực hiện một nhiệm vụ nên dễ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, chồng lấn.

Do đó, theo Bộ Công an, việc tổ chức lại các lực lượng này thành lực lượng với tên gọi chung sẽ góp phần kiện toàn, tinh gọn bộ máy; kiện toàn lực lượng. Việc điều chỉnh thống nhất 3 lực lượng này sẽ khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay khi người dân rất khó phân biệt tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, địa bàn, phạm vi hoạt động… của các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Bên cạnh đó, theo Bộ Công an, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân như tham gia tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm, tham gia tuần tra, kiểm soát, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bắt giữ người phạm tội quả tang, đối tượng truy nã, được sử dụng công cụ hỗ trợ… nên rất cần phải có luật riêng quy định về lực lượng này.

Theo số liệu của Bộ Công an, hiện nay, lực lượng bảo vệ dân phố có tổng số 72.456 thành viên; lực lượng dân phòng có 543.095 đội viên còn lực lượng công an xã, thị trấn không phải công an chính quy đã kết thúc nhiệm vụ công an xã và tiếp tục tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn là 126.084 người.

Như vậy, tổng số lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cở trên cả nước sẽ khoảng 741.635 người.

Được bố trí nơi làm việc, sử dụng con dấu riêng

Theo dự thảo luật mà Bộ Công an công bố, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí ở thôn, làng, ấp bản, buôn, phum, sóc, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn. Chính phủ sẽ quy định khung số lượng lực lượng này.

Sẽ tổ chức gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách thành lực lượng mới - ảnh 1

Lực lượng dân phòng tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM thời gian qua

Thành viên của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự được hưởng mức bồi dưỡng, hỗ trợ hàng tháng, được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định. Tiền chi bồi dưỡng, hỗ trợ này do địa phương chi trả.

Dự thảo luật cũng quy định, UBND cấp xã bố trí địa điểm, nơi làm việc của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ.

Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng sẽ được trang bị hồ sơ, sổ sách và trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận theo quy định của Chính phủ.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, dự thảo luật của Bộ Công an quy định Bộ Công an sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về quan hệ công tác, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời, thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan công an và tham gia phối hợp với công an xã, phường, thị trấn trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

Sẽ tổ chức gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách thành lực lượng mới

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận về thực trạng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.

Ngoài ra, các đại biểu còn góp ý về tên gọi, phạm vi điều chỉnh và khái niệm “biên phòng”, nhiệm vụ biên phòng, lực lượng, biện pháp và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… của lực lượng bộ đội biên phòng.

Buổi tọa đàm còn đề cập đến công tác bảo đảm chế độ chính sách của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức: Nâng pháp lệnh thành Luật Biên phòng là hết sức cần thiết - ảnh 1

Quang cảnh hội nghị

Trao đổi với báo chí, thiếu tướng Nguyễn Minh Đức, cho biết thực tiễn hiện nay đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức quan trọng, những vấn đề an ninh phi truyền thống cũng đang diễn biến phức tạp, nên lực lượng biên phòng là một lực lượng vô cùng quan trọng. Do đó, việc nâng Pháp lệnh Biên phòng lên thành Luật Biên phòng là hết sức cần thiết.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức còn cho rằng nâng Pháp lệnh Biên phòng lên thành Luật Biên phòng để bảo đảm cơ sở và hành lang pháp lý, đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng và toàn thể hệ thống chính trị.

“Đối với dự thảo luật biên phòng hiện nay còn nhiều vấn đề tranh luận. Theo quan điểm của chúng tôi, còn những vấn đề như thẩm quyền và nhiệm vụ của lực lượng biên phòng, làm thế nào để lực lượng biên phòng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ trên cơ sở hành lang pháp lý, không bị trùng lặp với nhiệm vụ chung được quy định trong luật biên giới quốc gia và các lực lượng khác”, thiếu tướng Đức nói thêm.

Bên cạnh đó, trong dự thảo Luật biên phòng có điểm rất quan trọng, đó là chính sách đối với hậu phương hiện nay còn nhiều khoảng trống mà theo lý giải của thiếu tướng Nguyễn Minh Đức là lực lượng Biên phòng hiện nay luôn thực thi những nhiệm vụ vô cùng khó khăn nơi tuyến đầu trong hoàn cảnh phải xa quê hương, xa gia đình…vì thế cần phải có quy định cụ thể hơn để đảm bảo chế độ chính sách để họ yên tâm công tác.

Thiếu tướng Đức còn cho rằng cần phải tham khảo Luật biên phòng của nhiều nước, xem xét đến việc giúp cho cán bộ chiến sĩ hài hòa giữa nhiệm vụ quốc gia và nhiệm vụ gia đình, để họ hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ. Ngoài ra cần có chế độ lương bổng công bằng xứng đáng với nhiệm vụ của các cán bộ chiến sĩ biên phòng thực hiện nhiệm vụ nơi nguy hiểm, khó khăn.

Theo thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường vụ Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, lực lượng biên phòng ngoài nhiệm vụ bảo vệ “vòng ngoài”, bảo đảm an toàn cho “vòng trong”, còn thực hiện nhiệm vụ giữ mối quan hệ đối ngoại với các nước có chung biên giới.

“Qua 2 lần đóng góp cho dự thảo Luật biên phòng vẫn có 2 quan điểm khác nhau về cách tiếp cận. Hai quan điểm này xuất phát từ phạm vi điều chỉnh và để giải quyết vấn đề trên, chúng ta làm luật thì chúng ta cần bám vào quy định của pháp luật về làm luật, đó là luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, vấn đề quan trọng là không được chồng chéo, có tính khả thi”, thiếu tướng Bộ nói.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nêu ra các lý do cần phải ban hành Luật biên phòng; trong đó có lý do trong quá trình thực thi nhiệm vụ của lực lượng biên phòng có liên quan đến việc hạn chế quyền công dân nên không thể dừng lại ở Pháp lệnh mà phải nâng lên Luật.

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức: Nâng pháp lệnh thành Luật Biên phòng là hết sức cần thiết

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn