Category Archives: Uncategorized

Khi nghĩ đến xây dựng nhãn hiệu, không ít doanh nghiệp chỉ đơn giản nghĩ đến hình ảnh của một logo hay một tấm danh thiếp. Một số doanh nghiệp lại suy nghĩ theo một thái cực khác là phải đầu tư rất nhiều tiền bạc để làm nên những nhãn hiệu nổi tiếng như Apple hay Virgin nhưng chẳng bao giờ có đủ ngân sách để làm điều đó…



Khi nghĩ đến xây dựng nhãn hiệu, không ít doanh nghiệp chỉ đơn giản nghĩ đến hình ảnh của một logo hay một tấm danh thiếp. Một số doanh nghiệp lại suy nghĩ theo một thái cực khác là phải đầu tư rất nhiều tiền bạc để làm nên những nhãn hiệu nổi tiếng như Apple hay Virgin nhưng chẳng bao giờ có đủ ngân sách để làm điều đó…
Xây dựng nhãn hiệu không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những hình ảnh đẹp nhưng cũng không phải là một điều gì đó vượt quá tầm với của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có suy nghĩ đúng đắn và đầu tư thích đáng cho nó. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần tránh những quan niệm sai lầm phổ biến sau đây.


1. Xây dựng nhãn hiệu là việc rất khó khăn


Thực tế, xây dựng nhãn hiệu không quá khó khăn như một số doanh nghiệp hay tưởng tượng. Doanh nghiệp chỉ cần tập trung suy nghĩ để trả lời cho câu hỏi “Mình đại diện cho cái gì, cho ai?” và cam kết truyền tải thông điệp đó trong mọi hành động của doanh nghiệp bằng hình ảnh và thông qua trải nghiệm tạo ra cho khách hàng.


Doanh nghiệp phải luôn thận trọng và thường xuyên kiểm tra một cách có hệ thống tất cả các tài liệu, quy trình kinh doanh, quy trình phục vụ khách hàng, quy trình truyền thông để đảm bảo rằng hình ảnh và thông điệp của nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn xây dựng được thể hiện rõ ràng và nhất quán.


Doanh nghiệp cũng cần phải cam kết với tất cả những giá trị của mình và đảm bảo rằng mọi các nhân viên và đối tác hiểu được và luôn quan tâm tới các giá trị đó.

2. Xây dựng nhãn hiệu rất tốn kém


Trên thực tế, doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng nhãn hiệu hiệu quả với bất cứ mức ngân sách nào. Chìa khóa để xây dựng nhãn hiệu thành công là xác định rõ được đối tượng khách hàng lý tưởng mà doanh nghiệp muốn gửi các thông điệp kinh doanh liên quan trực tiếp đến nhu cầu và lợi ích của họ.


Khi đã xác định được điều đó, doanh nghiệp sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn với một nhà thiết kế để tạo thiết kế logo, brochure, trang web và xây dựng những trải nghiệm cho khách hàng qua những công cụ này.


Tính nhất quán và rõ ràng trong xây dựng thông điệp tiếp thị là những yếu tố mà doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều tiền bạc mới đạt được. Nhưng những yếu tố đó sẽ giúp doanh nghiệp có được những người hâm mộ nhãn hiệu.


Do vậy, vấn đề không phải là bỏ ra hai triệu hay 20 triệu đồng để thiết kế một logo, mà điều quan trọng là logo có thể chuyển tải được chính xác những điều mà doanh nghiệp muốn nói, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng hay không.





Mặt khác, vì nhãn hiệu không chỉ là một logo hay một chương trình quảng cáo nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể thể hiện những giá trị của nhãn hiệu thông qua các chính sách và quy trình làm việc với khách hàng.


Chẳng hạn, có thể tạo ra một lời nhắn cho hộp thư thoại hay một thông điệp sau chữ ký của thư điện tử để phản ảnh những giá trị mà doanh nghiệp muốn thể hiện và tạo ra một hình ảnh khác biệt cho mình.



3. Xây dựng nhãn hiệu chẳng có tác dụng gì


Hình ảnh của một nhãn hiệu có thể tạo ra một doanh nghiệp lớn hoặc ngược lại, giết chết một công ty. Nếu nghĩ rằng một nhãn hiệu chẳng có một tác động tài chính nào thì đó là sai lầm. Trên thực tế, các nhà đầu tư có thể bỏ ra hàng tỉ USD để mua lại một nhãn hiệu mạnh, tức mua lại một cơ sở khách hàng trung thành rộng lớn.


Người tiêu dùng thì có thể bỏ ra gấp nhiều lần số tiền so với giá bán một sản phẩm mang nhãn hiệu bình thường để mua một sản phẩm tương tự mang nhãn hiệu nổi tiếng hơn.


Nói cách khác, một nhãn hiệu mạnh sẽ cải thiện đáng kể doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp vì nó định hướng cho mọi hoạt động tiếp thị và tạo động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp. Nó còn mách bảo cho doanh nghiệp nên quảng cáo ở đâu, nên liên kết, hợp tác với ai, nên định giá sản phẩm ra sao…


4. Tất cả các nhà thiết kế brochrue đều như nhau

Một số nhà thiết kế hay các công ty quảng cáo, truyền thông có thể hiểu và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp rất hiệu quả, số còn lại không thể làm được điều ấy.


Nếu một nhà thiết kế không hỏi khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai hay doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng những thông điệp gì qua các yếu tố hình ảnh, mà chỉ hỏi doanh nghiệp thích màu gì và thích ý niệm nào thì tốt rõ ràng, nhà thiết kế đó thuộc loại xoàng.


Làm việc với một nhà thiết kế xoàng có thể tiết kiệm được tiền, nhưng nếu thông điệp được thiết kế không tạo ra doanh thu và số lượng khách hàng cần thiết thì cũng vô ích.


Các nhà thiết kế giỏi hiểu được tác động của hình ảnh, kiểu chữ, màu sắc và không gian lên các mối liên hệ tiềm thức giữa khách hàng với doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang mời chào. Các nhà thiết kế giỏi cũng là những người có nhiều kinh nghiệm để đưa ra những lời tư vấn hay giải pháp rõ ràng.

5. Xây dựng nhãn hiệu có tác dụng tức thời


Khách hàng cần phải có thời gian để trải nghiệm về một nhãn hiệu trước khi trở nên gắn bó với nó. Do đó, doanh nghiệp phải làm cho nhãn hiệu của mình xuất hiện ở mọi “điểm tiếp xúc” với khách hàng. Xây dựng nhãn hiệu chính là cố gắng “giành lấy một phần tâm trí” của khách hàng mà thôi.


Doanh nghiệp cần tránh thay đổi nhãn hiệu quá thường xuyên. Dĩ nhiên, khi nhận được phản hồi không tốt từ thị trường về nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải thay đổi, nhưng hãy đi từ những thay đổi nhỏ.


Vấn đề quan trọng ở đây là ngay từ đầu doanh nghiệp phải xác định một chiến lược lâu dài và một thông điệp phục vụ cho chiến lược đó. Không nên hay đổi thông điệp thường xuyên mà chỉ nên thay đổi cách thể hiện thông điệp để nó tạo ra sự đồng cảm cao nhất từ phía khách hàng.


Đăng bởi Juno Nguyen  – Sao Kim


Nguồn  : Ehow.vn

Từ khóa được tìm nhiều

  • hình ảnh logo các thương hiệu

Tham khảo thêm các bài khác

Những quan niệm sai lầm trong xây dựng nhãn hiệu

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn










Hiện rất nhiều nhà cung cấp đưa ra các mẫu thiệp phong phú, thích hợp cho nhu cầu của từng đôi uyên ương.


Nhiều đôi uyên ương vẫn nghĩ, việc đặt thiệp cưới không phức tạp, chỉ chọn mẫu, đặt in là xong, nhưng nếu không cẩn thận, cô dâu chú rể có thể gặp sai sót và phải in lại cả trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc thiệp, gây tốn kém, mất thời gian.


1. Mẫu thiệp


Khi đi chọn mẫu thiệp, cô dâu chú rể nên yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu qua email để hai bạn xác nhận lần cuối cùng trước khi in. Sau khi đã thống nhất mẫu thiệp, các nhà in sẽ gửi lại email để bạn kiểm tra lại một lần cuối cùng. Lúc này, mọi công việc xác nhận, sửa chữa, bạn không nên giao dịch bằng điện thoại mà phải làm việc qua email, bởi trong trường hợp xảy ra sai sót, bạn sẽ có bản mẫu thiệp cưới trong email là bằng chứng quan trọng để yêu cầu nhà in phải sửa theo mẫu bạn chọn.


2. Nội dung thiệp


Khi đặt thiệp cưới, hai gia đình cần chú ý nội dung thiệp dành cho nhà trai và nhà gái thường khác nhau. Nên việc thống nhất nội dung chuẩn, cách sắp xếp thứ tự tên, địa chỉ nhà, nơi đã tiệc là điều cần thiết, tránh nhầm lẫn hai mẫu thiệp này với nhau.


3. Chính tả, kiểu chữ


Điều nhiều đôi uyên ương lo lắng nhất là sai lỗi chính tả trong thiệp cưới. Vì vậy, khi sửa mẫu thiệp lần cuối trước khi in, cô dâu chú rể cần rà soát kỹ, đồng thời nên để 1 – 2 người thân xem xét hộ, tránh lỗi sơ suất.


Trong thiệp cưới, các nhà cung cấp thường sử dụng 2 loại chữ là chữ viền kim tuyến và chữ nổi kim tuyến. Loại chữ nổi có đính thêm kim tuyến thường sẽ đắt hơn, nên khi đặt thiệp, cô dâu chú rể nên xem kỹ và ghi rõ trong hợp đồng loại chữ đã chọn.








Nếu tự thiết kế mẫu thiệp, cô dâu chú rể nên in thử để kiểm tra màu sắc chuẩn trước khi đặt in toàn bộ.


4. Loại giấy và màu sắc


Nhiều độc giả chia sẻ, khi lấy thiệp mẫu, loại giấy và màu sắc rất đẹp, nhưng tới khi lấy sản phẩm cuối cùng, chất lượng giấy lại kém hơn mẫu đã đặt. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và màu sắc, cô dâu chú rể cần yêu cầu nhà in viết giấy cam kết giữ đúng chất liệu đã định, nếu không đúng, bạn nên hủy thiếp.


5. Thời hạn lấy


Nhiều đôi uyên ương bận rộn thường để sát tới ngày ăn hỏi, ngày cưới mới lấy thiệp. Nhưng đây không phải là cách sáng suốt. Bạn nên yêu cầu nhà in giao thiệp trước khoảng 2 tuần trước ngày ăn hỏi để kịp thời gian viết thiệp cũng như trong trường hợp in hỏng, có thể in lại kịp thời. Với mọi yêu cầu cần chính xác, cô dâu chú rể không nên trao đổi miệng mà cần viết giấy hoặc email cho nhà cung cấp, để có căn cứ chính xác.


6. In thiệp dự phòng


Bạn nên in dư từ 20 – 30 chiếc thiệp cưới để phòng trường hợp viết sai, viết hỏng hoặc đột nhiên phát sinh thêm các vị khách mới. Đặc biệt, nếu phải in gấp, giá thành thiệp cưới có thể tăng lên gấp đôi hoặc đắt hơn giá cũ, vì vậy in thừa thiệp sẽ là lựa chọn thông minh.








Kiểu chữ hoặc các trang trí nhỏ như phủ bóng, ánh kim sẽ khiến giá thiệp thay đổi, nên cô dâu chú rể cần lưu ý khi chọn mẫu phù hợp với nhu cầu và phong cách.


7. Chọn nhà in


Ở khắp các nơi đều có những nhà in cung cấp dịch vụ thiệp cưới. Với những phố có nhiều hàng in, giá thiệp có thể không chênh nhau nhiều. Một số cặp đôi đã đặt thiệp cưới chia sẻ: “Quan trọng là bạn xác định được phong cách thiệp yêu thích, sau đó mới đi tham khảo. Bạn có thể tham khảo trên website của các nhà in rồi mới đến làm việc trực tiếp với họ”. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến cũng như địa chỉ tin cậy của những bạn bè đã cưới để nhận được cách dịch vụ tốt, giá cả hợp lý.


8. Kiểm thiệp kỹ càng khi lấy


Tới ngày lấy thiệp, cô dâu chú rể cùng người thân nên kiểm tra từng chiếc thiệp một. Nhiều người cho rằng, không thể kiểm hết toàn bộ hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc thiệp, nhưng bạn có thể huy động bạn bè đếm và xem tất cả thiệp ngay tại cửa hàng, để nếu có sai sót, nên yêu cầu nhà cung cấp đền bù.


Một cô dâu chia sẻ, để việc kiểm thiệp không quá vất vả, bạn có thể yêu cầu nhà in chia thiệp thành từng tập từ 50 – 100 cái, sẽ dễ đếm và không bị nhầm lẫn.


9. Yêu cầu nhà in sửa các thiệp bị sai


Trong hợp đồng với nhà in, cô dâu chú rể cần có điều khoản, nếu thiệp hỏng, in sai, kém chất lượng, nhà cung cấp phải làm lại đầy đủ. Đây tuy là một điều hiển nhiên, nhưng bạn cũng nên cẩn thận ghi thành văn bản, tránh những tranh cãi sau này.


10. In thêm bản đồ


Nếu địa điểm đặt tiệc cưới của bạn khó tìm, bạn nên in bản đồ chỉ đường lên mặt sau thiệp. Bạn sẽ mất thêm khoảng 250 đồng mỗi thiệp khi in thêm bản đồ. Vì thế bạn nên hỏi chi phí rõ ràng ngay từ đầu.


Theo công ty thiết kế https://memilus.com

10 điều không thể quên khi đặt thiết kế thiệp cưới

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




08/03/2013 // No Comment // Views: 21 views // Categories: Nhận diện thương hiệu // Tags: Autodesk, nhận diện thương hiệu .

Thương hiệu mới của Autodesk được bắt nguồn từ cảm hứng về nghệ thuật xếp giấy vừa được ra mắt lần đầu tiên tại Mỹ hôm 5/3.



Autodesk – hãng công nghệ hàng đầu thế giới về phần mềm thiết kế, kỹ thuật và giải trí 3D vừa công bố logo nhận diện thương hiệu mới, đồng thời nhấn mạnh đây là sự kiện cập nhật xây dựng thương hiệu quan trọng nhất trong lịch sử của hãng 30 năm qua.


Theo Tổng Giám đốc Tiếp thị của Autodesk, ông Chris Bradshaw, logo mới của Autodesk chuyển từ biểu tượng thước kẹp gốc (một công cụ được sử dụng để đo khoảng cách giữa hai phía đối diện của một đối tượng) sang việc sử dụng tên “Autodesk”.


Với nguồn cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy, nhận dạng hình ảnh mới này bao gồm một biểu tượng thương hiệu với tên Autodesk sử dụng lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, toát lên thông điệp về sự hội tụ của nghệ thuật và khoa học, hình thức và chức năng, có thể đại diện cho danh mục sản phẩm phần mềm Autodesk một cách đầy đủ và toàn diện.


Cũng theo đại diện Autodesk, trước sự phát triển của công nghệ di động và điện toán đám mây, vài năm gần đây hãng đã giới thiệu phần mềm trên điện toán đám mây và ứng dụng cho điện thoại di động để mang đến các công cụ thiết kế mạnh mẽ mới đến tay khách hàng, thuộc mọi quy mô và ngân sách.


Ví dụ, có thể kể đến dịch vụ dựa trên điện toán đám mây như Autodesk PLM 360, Autodesk Simulation 360, Autodesk BIM 360 Glue… và hiện có hơn 15 triệu khách hàng, chuyên gia đã truy cập các sản phẩm điện toán đám mây của Autodesk kể từ khi được giới thiệu vào tháng 9/2011.


Theo ICTnews

Print Friendly

Bài viết liên quan

Autodesk có logo nhận diện thương hiệu mới

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn