Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2020, TP.HCM được giữ lại 18% tổng thu ngân sách địa phương, số còn lại nộp về ngân sách Trung ương để điều tiết cho các địa phương khác. Ông Nhân cho biết tỷ lệ ngân sách được giữ lại thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Ông Nhân cho biết đây là kết quả của nghiên cứu khoa học của TP.HCM trong 5 tháng qua. Theo đó, TP.HCM đề xuất giữ lại 24% trong giai đoạn 2021 – 2025 và nâng lên 28% giai đoạn 2026 – 2030. Với vai trò là trung tâm kinh tế, hiệu quả đầu tư cao hơn cả nước, TP.HCM tính toán nếu được điều chỉnh như phương án nêu trên thì phần nộp về Trung ương tăng thêm 345.000 tỉ đồng, ngân sách TP.HCM tăng thêm 399.000 tỉ đồng so với tỷ lệ giữ nguyên là 18%.
Dự kiến ngày 10.7, TP.HCM sẽ báo cáo Ban Kinh tế T.Ư để tiếp thu và đến cuối tháng 7.2020 sẽ nộp cho Bộ Chính trị xin ý kiến trước khi báo cáo Quốc hội.
Hoàn tất hỗ trợ doanh nghiệp trong tháng 8
Về giải ngân đầu tư công, TP.HCM đặt mục tiêu đến tháng 10.2020 đạt tỉ lệ giải ngân trên 80%. Ông Nhân yêu cầu phải ưu tiên cho các dự án đăng ký dùng vốn đầu tư công, còn đối với các dự án doanh nghiệp tham gia thì phải hợp tác, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục trên tinh thần “thành phố đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn”.
TP.HCM hoàn chỉnh đề án giúp ngân sách trung ương có thêm 345.000 tỉ đồng