Category Archives: thiết kế thương hiệu

Sự tiến hóa của biểu tượng thương hiệu BMW

Thứ 2, 10/10/2016

1731

BMW hay Bayerische Motoren Werke AG – Công xưởng cơ khí Bayern – là một trong năm công ty sản xuất xe hơi và xe máy quan trọng của Đức. Được thành lập cách đây tròn 100 năm, thương hiệu ôtô BMW từ lâu nổi tiếng thế giới bởi sự sang trọng, thiết kế thể thao và khả năng vận hành cao. Tuy nhiên, có rất ít người biết tới nguồn gốc thực sự của biểu tượng vòng tròn chia bốn đã song hành cùng rất nhiều thăng trầm của công ty.



Tiền thân của BMW là công ty sản xuất động cơ Rapp Motorenwerke. Tháng 4 năm 1917 công ty đổi tên thành BMW GmbH và một năm sau đó là BMW AG. Công  ty nhanh chóng được công chúng biết đến với bộ chế hòa khí khí áp thấp – thứ giúp máy bay hoạt động được ở tầng không khi loãng ở trên cao – của kỹ sư Max Friz. Năm 1922, công ty tan rã khi cổ đông chính Camillo Castiglioni rời bỏ công ty và mang theo các quyền về thương hiệu. Ông mua Bayerische Flugzeugwerke (BFM) – một công ty sản xuất máy bay đến từ vùng đất Bavaria.

 

Bayerische Flugzeugwerke lại là một công ty do Gustav Otto  – một người con trai của người phát minh ra động cơ đốt trong Nikolaus Otto – thành lập ngày 7 tháng 3 năm 1916 với tên gọi ban đầu là Gustav-Otto-Flugzeugwerk. Sau khi được Castiglioni mua, BFW đã trở thành BMW. Cũng vì thế, ngày 7 tháng 3 hằng năm được xem là ngày thành lập của công ty.

 

Năm 1928 BMW mua lại công ty sản xuất xe hơi Fahrzeugfabrik Eisenach và xuất xưởng chiếc xe đầu tiên vào ngày 22 tháng 3 năm 1929. Tuy nhiên, sản phẩm chính của công ty sau đó vẫn là các loại động cơ máy bay. Sản phẩm xe hơi chỉ thực sự được công ty chú ý sau khi nước Đức thua trận ở Thế chiến thứ hai.

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-1

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-2

 

“Rapp là cội nguồn của BMW. Ban lãnh đạo BMW đã giả định tất cả các bộ phận kinh doanh và các công ty thành viên muốn biểu tượng của công ty hướng về Rapp. Như  bạn có thể thấy ở đây, Rapp chọn một con ngựa đen làm một biểu tượng. BMW chọn các màu sắc đặc trưng của vùng đất Bavarian để tạo biểu tượng, nhưng cách sắp xếp các chữ cái lại chính xác như ở Rapp. Từ đây bạn có thể thấy rất rõ ràng cách thức biểu tượng thương hiệu của BMW được phát triển như thế nào.” – Kai Jacobson, nhà sử học về ô tô, BMW Group

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-3

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-4

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-5

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-6

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-7

 

Có một thuyết được lưu truyền trong công chúng rằng biểu tượng thương hiệu của BMW được lấy cảm hứng từ cánh quạt máy bay. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như thế. Và BMW đã làm hẳn một đoạn phim dài hơn bốn phút cho chủ đề này.

 

“Động cơ máy bay là nguồn gốc của những huyền thoại. Mọi người nghĩ rằng logo BMW dựa trên hình dạng của một chiếc cánh quạt máy bay. Nguồn gốc của cách giải thích này là bìa của một tạp chí máy bay BMW. Bức ảnh này được thực hiện trong năm 1929, một năm sau khi biểu tượng thương hiệu lần đầu đến với công chúng phổ thông với các dòng xe hơi của chúng tôi.” Thái độ tôn trọng cách suy nghĩ của công chúng trong quảng bá thương hiệu những sau đó đã làm cho huyền thoại cánh quạt ấy tiếp tục tồn tại cho ngày hôm nay. 

 


Su-tien-hoa-cua-bieu-tuong-thuong-hieu-BMW-8

 

Thiết kế thương hiệu độc đáo: Starbird Chicken

Thứ 4, 26/10/2016

1784

Hoa Kì có một tình yêu lâu đời với thức ăn nhanh. Để tiếp nối niềm vui và sự luyến tiếc của một thời đã qua, Starbird đang thực hiện dự án phát minh lại món gà rán đặc trưng cùng trải nghiệm ăn tối thời nay



 

Thiết kế bởi Strohl, San Francisco

 

 

 

 

 

Tạo nên một xu hướng mới cho thức ăn nhanh

 

Culinary Edge, một công ty chiến lược về thực phẩm ở San Francisco, đã tiếp cận chúng tôi vào năm 2015 với một concept cho một chuỗi nhà hàng gà rán mới, nơi mà thực phẩm không những lành mạnh mà còn được nuôi tự nhiên. Bắt nguồn với những ý tưởng ban đầu, chúng tôi thiết lập nên một chuỗi các thử nghiệm, các cuộc họp bàn chiến lược để xác định vị trí của chuỗi nhà hàng trong thị trường – tìm kiếm cơ hội để biến tầm nhìn độc đáo này trở thành hiện thực.

 

Mục tiêu của dự án này nhắm tới sự phục vụ đồ ăn nhanh chóng nói riêng và các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nói chung. Để mang một lời mời thật khác biệt đến với khách hàng thì hiển nhiên, Starbid phải có một tiếng nói và mang một diện mạo khác biệt. Với việc phát triển chiến lược nội bộ trong Culinary Edge, chúng tôi đã hợp tác cùng định nghĩa thương hiệu Starbird với các yếu tố: nền tảng, bản chất và nét đặc trưng. Nhiều bài thực hành được đưa ra nhằm kiểm tra tính thẩm mỹ và bộ nhận diện thương hiệu trong không gian ăn uống và không gian phục vụ nhanh, tách biệt những mặt tốt ra khỏi những điều xấu.

 

Chúng tôi quyết định rằng, vượt lên được vẻ hấp dẫn của thức ăn nhanh thời nay là một điều bắt buộc. Thiết kế đóng một vai trò rất quan trọng nhưng thức ăn và trải nghiệm quanh nó phải là ngôi sao chính. Thêm vào đó, chúng tôi mong muốn mạnh mẽ mang trở lại sự vui vẻ từ thời kì vàng son của thức ăn nhanh Mỹ mà không bị lỗi thời hay không chính thống.

 

 

 

Quá trình phác họa trong studio rất nhanh và quyết liệt. Nhiều ý tưởng được sinh ra, cho dù rối như thế nào đi nữa, quan trọng là sự sáng tạo vì các ý tưởng đều có thể được thẩm định lại và chăm chút hơn về sau. Căn nguyên của nét vẽ cuối cùng xảy ra trong những bản thảo ban đầu được thực hiện trước cả khi quá trình đặt tên kết thúc. Sự tối giản, với thông điệp của sự tươi mới, cũng như việc thêm quả trứng vào đã tạo nên một trong những bản phác thảo mạnh nhất. Bạn có thể thấy, một trong những ý tưởng trong bản phác thảo, tên cửa hàng “Spring Chicken” đã được tung lộn ngược lên, tạ ơn trời ý tưởng đó đã được bỏ đi.

 

 

 

Thêm nhiều ý tưởng đã được sàng lọc để tìm thêm cơ hội thử sức với hình học và biểu tượng. Nhìn vào vô số cách mà đầu, cổ và mỏ con gà có thể được vẽ tiếp tục thông báo sắp đạt được kết quả cuối cùng.

 

 

Việc chuyển đổi sang kĩ thuật số và sự chính xác nó mang lại đã cho phép nhiều tùy chọn hơn trong khi đó cũng chứng minh được rằng vài bản thảo có lẽ dẫn đến ngõ cụt. Phần khó khăn nhất của quá trình thiết kế với mọi người trong studio là chọn ra được cái mà chúng tôi ưng ý nhất và mang nó đi giới thiệu với khách hàng.

 

 

Cuối cùng, ý tưởng trong những bản phác thảo đầu tiên được chúng tôi và khách hàng ủng hộ nhiều nhất. Sau vài thay đổi nhỏ về icon và phân tích kĩ lưỡng typography, mẫu logo cuối cùng đã ra đời. Khía cạnh của thương hiệu Starbird gây ấn tượng mạnh nhất là khả năng biến mình nổi bật hơn giữa sự hỗn loạn thường thấy trong thế giới của thức ăn nhanh truyền thống. Nhãn hiệu chứa đựng một cái mới rõ nét kết hợp với hình dạng đơn giản nhất của con gà và quả trứng (phần sau như là một cái gật đầu với những yêu cầu của khách cho bữa sáng). Đi kèm với typography trông gọn gàng và trực tiếp, kết hợp với sự bắt mắt của nhãn hiệu, trong khi vẫn có đủ kí tự để tách biệt chúng với nhau.

 

 

Sự xuất hiện của tòa nhà và bảng hiệu đóng một vài trò chủ đạo trong trải nghiệm ban đầu của cửa hàng. Với vị trí đắc địa xây dựng từ người tiền nhiệm Pizza Hut, thiết kế mới sử dụng phần chính diện của hàng rào gỗ phía trên để tái phát minh thành mái nhà “nón” kì quặc. Để đạt được độ hoàn thiện cao như thế này , logo của chúng tôi được làm thủ công từ nhôm và đèn led từ bên trong.

 

 

Trải nghiệm bên trong nhà hàng thì sáng sủa và mang vẻ hoài niệm, sử dụng các họa tiết sọc đặc trưng của Starbird trên các khay, mâm và ống hút với cách đóng gói đơn giản cho phép thức ăn trở thành ngôi sao sáng và nổi bật hơn hẳn.

 

 

Sự khác biệt lớn nhất của mẫu nhà hàng Starbird là chính công nghệ đặt hàng, gọi món – gồm online, mobile và màn hình menu tại cửa hàng. Sự tối giản và dễ sử dụng cực kì quan trọng trong thiết kế của chúng tôi. Dịch vụ giao hàng trên lề đường là một thành phần chủ chốt của trải nghiệm dịch vụ. Thức ăn đặt trước được giao tới bãi xe của bạn- được gắn mác với những con số sinh động màu vàng và sáng. Bao bì mang đi (takeaway) mang cùng một vẻ less-is-more trong khi vẫn giữ được sự đặc trưng của thương hiệu.

 

 

 

 

Bảng menu kĩ thuật số lớn tự động tự chuyển đổi suốt ngày từ bữa sáng tới bữa tối và kết nối với thiết bị di dộng và hệ thống NCR trực tuyến. Nhiếp ảnh thức ăn với việc tạo hình cho thức ăn lớn hơn và đổ bóng mang lại sự chân thực hơn, giúp giới thiệu với khách hàng một bức ảnh thực tế và đầy cuốn hút của những món mà họ sẽ thưởng thức.

 

 

 

 

 

Từ các hình ảnh nội thất bên trong cho tới đồng phục của nhân viên, cách thiết kế phù hợp với triết lý là các yếu tố nên liền mạch kết hợp với nhau. Với một tập hợp các thành phần đồ họa trực tiếp, màu sắc và typography, sự uyển chuyển để mở rộng ra sau này đã được cân nhắc từ ban đầu. Với địa điểm đầu tiên khai trương tại Sunnyvale, California và ba cửa hàng nữa đang chuẩn bị vào năm sau, bạn có thể mong chờ những điều to lớn từ chú gà nhỏ này.

Kodak hồi sinh cùng với logo mang phong cách cổ điển của chính mình

Thứ 4, 02/11/2016

1513

Kodak đã làm mới lại hình ảnh của mình lần đầu tiên trong 10 năm bằng việc sử dụng kiểu logo với phiên bản vàng và đỏ được dùng suốt những năm 70 và 80



Mẫu logo là một phần trong việc làm mới lại hình ảnh bởi studio đặt tại New York có tên Work-Order, nơi mà đã đặt nền móng cho việc tái thiết kế thương hiệu Kodak.

 

“Chúng tôi đã muốn để cho logo trở nên mới hơn lần nữa” Đồng sáng lập Work-Order Keira Alexandra nói. “Chúng tôi vô cùng tỉ mỉ và cẩn trọng để tỏ sự tôn trọng với di sản của hãng nhằm tôn vinh tầm nhìn sáng tạo và khoa học của Kodak”.

 

Một vài công ty khác bắt kịp theo xu hướng xây dựng thương hiệu tối giản cũng đã dựa vào các phiên bản đầu tiên của Kodak để lấy cảm hứng cho thiết kế của mình.

 

 

Kodak đã thay thế logo với một phiên bản tương tự cái mà công ty dùng vào những năm 1970 và 1980

 

 

Gần đây, agent tư vấn thiết kế Pentagram đã tạo ra một logo mới và sự nhận diện thương hiệu mới cho Mastercard

 

Phiên bản được cập nhật còn giữ được 2 vòng tròn vàng và đỏ chồng lên nhau nhưng đã đổi đường kẻ sọc ở phần chính giữa với khối màu cam. Sản phẩm được hoàn thiện nhìn giống rất nhiều với logo của công ty năm 1979

 

Mặc dù tương tự với biểu tượng chữ K lần đầu xuất hiện năm 1971, mẫu thiết kế mới này trình bày chữ ‘Kodak’ được đặt theo hàng dọc thay vì hàng ngang

 

 

Từ trái sang phải, logo Kodak năm 1971, 2006 và bản cập nhận gần đây

 

 

Cùng với những logo trước của công ty, thiết kế mới mang trên mình những màu sắc đặc trưng vàng và đỏ đã làm nên thương hiệu của Kodak. Nó cũng cực kì khác biệt với mẫu logo gần đây nhất của hãng camera được sử dụng từ năm 2006.  Logo trước đơn giản với tên công ty trong một màu đỏ, kiểu chữ sans-serif gạch chân trong màu vàng.

 

Việc thay đổi hình ảnh thương hiệu diễn ra sau khi công ty tiết lộ về nó đã dấn thân vào thị trường smartphone với một thiết bị cầm tay ưu tiên khả năng chụp hình nhất.