Kết quả, 436/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành cấm loại dịch vụ này. 13 đại biểu không tán thành việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Trước đó, giải trình về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến đề nghị cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Một số ý kiến đề nghị không quy định cấm mà thực hiện theo luật hiện hành (không cấm), đồng thời đổi tên gọi là “kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu đa số ý kiến đại biểu, đề nghị Quốc hội quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong dự thảo luật.
Về chuyển nhượng dự án đầu tư, ông Thanh cho hay, có ý kiến đề nghị rà soát kỹ tránh lợi ích nhóm bán dự án để hưởng chênh lệch giá. Có ý kiến cũng đề nghị không chuyển nhượng dự án chưa thực hiện xong các thủ tục đất đai, xây dựng cơ bản…
Giải trình, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, luật quy định nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng, không phụ thuộc dự án đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.
Để đảm bảo trách nhiệm của nhà đầu tư trong thực hiện dự án, tránh dự án treo, luật Đầu tư sửa đổi quy định các biện pháp, như yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án, giới hạn việc điều chỉnh tiến độ của dự án không quá 24 tháng, dự án bị chấm dứt hoạt động nếu nhà đầu tư không triển khai theo tiến độ.
Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ 1.1.2021.
Quốc hội 'chốt' cấm dịch vụ đòi nợ thuê