Category Archives: Kĩ năng thuyết trình

Google nói logo cũ của họ có
dung lượng khoảng 14.000 byte, còn logo mới nhất hiện tại chỉ
có 305 byte mà thôi. Đây không hẳn chỉ là việc nén hình ảnh mà
thực chất là cả một quá trình chọn lại phương pháp vẽ. Cụ thể,
logo cũ sử dụng font Serif khá phức tạp với khoảng 100 điểm
“anchor” (điểm móc dùng để tạo nét vẽ trong các phần mềm đồ
họa) trong khi logo mới chỉ dùng các hình tròn và hình vuông để
tạo thành, thậm chí có thể chỉ cần dùng các đường thẳng là cũng
tạo được logo mới. Dưới đây là chi tiết cách người ta chỉ ra sự
khác biệt giữa hai phương pháp vẽ.

Logo cũ
Sử dụng font Serif, ở các điểm tận cùng của mỗi ký tự đều khá
phức tạp (các phần dư ra, điểm nhọn, điểm cong). Để vẽ được các
nét đó, người ta phải tạo ra các điểm “Anchor Point”, đây là
các điểm nối dùng để tạo ra nét vẽ liền nhau trong phần mềm đồ
họa. Nét vẽ càng phức tạp thì càng có nhiều điểm Anchor Point.
Xem hình bên dưới bạn sẽ thấy, có đến 100 Anchor Point trong
logo cũ của Google.

Logo mới
Trong khi đó, logo mới nhất của Google được vẽ theo cách đơn
giản hơn rất nhiều, chỉ dùng các khối hình tròn và hình chữ
nhật ghép lồng lại với nhau là ra, bao gồm:

10 vòng tròn (2 vòng cho mỗi “G”, 2 vòng cho mỗi chữ “o”, 2
vòng cho chữ “e”).

5 hình chữ nhật (2 hình cho chữ “G”, 1 hình cho chữ “l”, 2
hình cho chữ “e”).

1 hình khối đặc biệt duy nhất với 7 “Anchor Point” (dùng
cho phần đuôi của chữ “g” viết thường).

Hiện tại Google chưa phát hành phiên bản logo chỉ có 305 byte
(hình mới mà bạn thấy trên website Google nặng tới mười mấy
KB). Tuy nhiên, người ta đã thử vẽ lại chữ “G” của logo mới
dưới dạng file SVG theo cách hướng dẫn trên thì dung lượng sau
cùng chỉ có 302 byte, nếu nén lại nữa thì chỉ còn có 195 byte
cho ký tự “G” đầu tiên.

Chưa hết, một người dùng khác còn có cách vẽ bá đạo hơn nữa mà
không cần dùng hình tròn với hình chữ nhật. Thay vì vẽ hai hình
tròn lồng vào nhau rồi tô màu (Fill) màu xanh vào chỗ giữa hai
hình tròn thì người này chỉ dùng các đường thẳng để vẽ, sau đó
dùng thuộc tính “Stroke” để tô đậm nét vẽ đó lên (Bold), kết
quả vẫn có được hình ảnh chữ G tương tự nhưng dùng ít dòng code
lập trình hơn và dung lượng file cũng ít hơn. Bằng cách này,
toàn bộ logo “Google” sau khi vẽ chỉ nặng còn 290 byte. Cách vẽ
là dùng 2 hình tròn cho 2 chữ “o” và dùng 4 nét vẽ (“Paths”)
cho các chữ “G”, “g”, “l” và “e”. Sau đó dùng thuộc tính
“Stroke” tăng chiều này nét vẽ lên 16 pixel là có ngay logo mới
hoàn chỉnh.

Bạn có thể xem chi tiết các đoạn code dùng để vẽ, bài viết gốc
và tham khảo thêm nhiều thông tin khác về logo tại các link
sau:

Theo TDNC Tinhte.vn

Nike, Coca Cola. Twitter…, bạn có thể tưởng tưởng
ra số tiền được trả cho những logo nổi tiếng như thế không?
Chắc hẳn đa số sẽ nghĩ ra những con số khổng lồ bởi đấy là
những bộ nhận diện thương hiệu thành công và khá lâu đời, thế
nhưng sự thật đôi lúc không phải như thế…

Logo và bộ thiết kế thương hiệu thường được xem là một trong
những gói thiết kế đắc đỏ nhất, thế nhưng, ở một vài doanh
nghiệp, chúng lại được xem như những thiết kế rẻ mạc. Hãy cùng
RGB
khám phá sự thật về giá cả của những logo nổi tiếng nhé!

1. Nike

Trị giá: $35 (vào năm 1971)

Fun fact:

Được thành lập vào năm 1971 bởi Carolyn Davidson, một sinh
viên thiết kế đồ họa tại Đại học bang Portland.

Đồng sáng lập với Carolyn là Phil Knight, giáo sư toán của
anh.

Vào tháng 9/1983, Phil Knight đã trả cho Carolyn Davidson
một chiếc nhẫn vàng đính trên đấy là một viên kim cương chạm
trổ logo cua Nike cùng với phong bì kín mà đến nay vẫn chưa
được tiết lộ chính xác số tiền bên trong

Nhiều người nhận thấy logo của Nike rất giống một chiếc
boomerang.

2.Adidas

Trị giá: €1,600 đồng euros và 2 chai Whiskey

Fun fact:

Sáng lập bở thương hiệu thể thao Phần Lan, Karhu Sports

Adidas đã kiện Wal-Mart, Abercrombie & Fitch, Polo
Ralph Lauren, Payless Shoe Source, The Aldo Group, và hàng chục
đơn vị khác trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình.

Công ty Samba đã sử dụng motif thiết kế ba sọc cho lần sản
xuất đầu tiên vào năm 1950, thời điểm một năm trước khi Adidas
được mua từ Karhu Sports.

Đường kẻ trong sản phẩm Performance Adidas (được giới thiệu vào
năm 1997) được lấy cảm hứng trực tiếp từ thiết kế logo của họ.

3. British petroleum

Trị giá: $211,000,000 (2006)

Fun fact:

Chi phí bao gồm việc thiết kế lại thương hiệu và tiếp thị
thương hiệu.

Thiết kế cho một dự án “năng lượng xanh”.

Logo “BP” hiện nay không còn đại diện cho riêng chiến dịch
“British Petroleum” mà còn là đại diện cho thương hiệu mang tên
BP.

Trước khi xảy ra sự cố tràn dầu Deepwater Horizon, việc
thiết kế lại đã nhận không ít những lời chỉ trích về mức độ an
toàn và kỷ lục về môi trường của BP.

4. Olympic MÙA HÈ 2012 ở London

Trị giá: $660,000 – $800,000 (2010)

Fun fact:

Không giống như logo của BP, toàn bộ số tiền trên chỉ chi
cho việc thiết kế lại logo.

Đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng thiết kế đồ
họa.

5. Olympic MÙA ĐÔNG năm 2014 ở Sochi

Trị giá: Dmitry Chernyshenko, Trưởng Ban Tổ
chức Sochi từ chối đưa ra một mức giá cụ thể, ông chỉ khẳng
định: “Mức giá cho logo ở Sochi ít hơn ở London.”

Fun fact:

Đây là logo chính thức đầu tiên của Olympic sử dụng liên
kết URL.

Thế vận hội Sochi dự kiến sẽ là Thế vận hội tốn kém nhất
trong lịch sử.

6. Glasgow 2014 Commonwealth Games

Trị giá: $95,000 (2013)

Fun fact:

Toàn bộ $ 95,000 chỉ dành cho việc thiết kế logo.

Các đường vòng của logo đại diện cho tổ chức Commonwealth
Games lần thứ 20 bao gồm 17 môn thể thao diễn ra trong 11 ngày
tại 1 thành phố.

7. Pepsi

Trị giá: $1,000,000 (2006)

Fun fact:

Vòng tròn của Pepsi bị chế giễu trong lần ra mắt đầu tiên
vào năm 2006.

Pepsi đã được đặt tên theo một loại enzyme – pepsin.

Pepsi đã kiện Tad, band nhạc vùng Seattle về việc sử dụng
trái phép logo của họ. Các tài liệu của Busted Circuits và
Ringing Ears đã chứng minh rằng đấy không phải là sự cố ý của
Tad, đáng lý ra band nhạc này chỉ nên biểu diễn ở  Seattle
chứ không phải Nirvana.

Logo gốc của Pepsi:

 

8. Coca Cola

Trị giá: $0

Fun fact:

Được sáng lập nên bởi nhân viên giữ sổ sách John Pemberton
và Frank Mason Robinson, vào năm 1885.

Kiểu chữ được sử dụng là font Spencer. Được phát triển vào
giữa thế kỷ 19 và thống trị các chữ viết chính thức tại Hoa Kỳ.
Công ty Ford cũng đã sử dụng cùng một kiểu chữ với Coca Cola.

Frank Robinson chưa bao giờ có một khoảng tiền thưởng cho
công việc của mình.

9. Australia and New Zealand Banking Group (ANZ)

Trị giá: $15,000,000 (2010)

Fun fact:

·        Bao gồm cả phí tiếp
thị thương hiệu.

·        Logo mới của ANZ dự
tính sẽ mang ý nghĩa thống nhất và phát triển.

10. Symantec

Trị giá: $1,280,000,000 (2010)

Fun fact:

·        Logo được thay đổi
sau khi Symantec mua lại VeriSign. Cả hai logo là một bản cập
nhật và kết hợp từ logo của mỗi công ty.

·        Chi phí bao gồm các
chi phí tích hợp logo và chi trả khi mua thương hiệu VeriSign
-. Đó là lý do tại sao nó là logo đắt nhất trong danh sách.

·        Symantec đã thực
hiện ba vụ mua lại với giá trị lớn hơn 1 tỷ USD : VeriSign vào
ngày 19/5/2010 với $ 1.250 tỷ, Altiris vào ngày 06/4/2007 với $
1,015 tỷ đồng và Veritas Software vào ngày 2/7/2005 với 13 tỷ
USD.

11. BBC

Trị giá: $1,800,000 (1997)

Fun fact:

Các chi phí chỉ bao gồm việc thiết kế lại logo.

Được ra mắt vào năm 1997. Nếu vẫn còn sử dụng đến năm 2016,
phiên bản logo BBC sẽ có có tuổi thọ dài nhất của bất kỳ logo
nào hiện nay.

Sử dụng những đường thẳng trái ngược với thiết kế logo
nghiêng trước đó. Điều này làm giảm thiểu việc tái định kích cỡ
các yếu tố có sẵn trong thiết kế trước.

Áp dụng các biểu tượng hai màu nhằm tiết kiệm chi phí cho
việc in ấn tiêu đề thư từ, danh thiếp, và các vật liệu in khác.

Sử dụng font British Gill Sans. Vào năm 1926. font chữ Gill
Sans nằm trong hệ thống Mac OS X và thường đi kèm với một số
phiên bản sản phẩm của Microsoft như Gill Sans MT, font chữ này
thường hay bị nhầm lẫn với Futura.

12. NeXT

Trị giá: $100,000 (1986)

Fun fact:

Được tạo bởi huyền thoại thiết kế đồ họa Paul Rand, cũng là
người đã thiết kế logo của IBM, UPS, Enron, Morningstar, Inc.,
Westinghouse, và ABC.

Rand tạo ra một tập tài liệu dày 100 trang chi tiết về
thương hiệu. Điều này bao gồm các góc yêu cầu sử dụng cho logo
NeXT – 28 °.

Steve Jobs đã tạo ra NeXT sau khi ông bị buộc phải rời khỏi
Apple vào năm 1985.

13. Twitter

Trị giá: $15

Fun fact:

Sáng lập bởi Jack Dorsey, Evan Williams, Biz Stone và Noah
Glass.

Được thiết kế bởi Simon Oxley dưới biểu tượng chú chim
xanh.

Simon chỉ nhận được $3 cho toàn bộ công việc. Đó là một bài
học đáng giá cho việc thương lượng giá cả trước khi thiết kế
một thứ gì đó.

14. Enron

Trị giá: $33,000

Fun fact:

Một thiết kế khác của Paul Rand

Các yếu tố màu xanh lá cây đã từng là màu vàng. Nó đã được
chuyển sang màu xanh lá cây ngay sau khi thiết kế đã được tung
ra do vấn đề tái tạo màu vàng trên máy fax.

15. Google

Trị giá: $0

Fun fact:

Được sáng tạo bởi người đồng sáng lập Google và GIMP. Điều
này cho thấy bạn không thực sự cần những phần mềm ưa thích để
làm việc làm bền vững.

Hình ảnh thiết kế ở trên là phiên bản bản thứ 2 dưới đây,
trông giống như thiết kế của Yahoo! với dấu !.

Hàng triệu đô đã được đầu tư trong việc cải thiện các biểu
tượng và các biến thể của nó trong những năm qua. Tuy nhiên,
nếu không được thiết kế bởi những thành viên trong nội bộ công
ty, Google đã có thể nổi trội hơn cả ANZ hoặc Symantec.

 

Logo của Google đã-được cập nhật nhiều lần bởi các nhóm
thành viên nội bộ trong suốt năm. Bản cập nhật cuối cùng là sự
cộng dồn các pixel ảnh để sắp xếp lại hai ký tự “g” và “l” với
các chữ khác. Trong khi điều đó dường như khá vô lý, bởi thương
hiệu đã có thể đi một chặng đường dài hơn nếu chịu đơn giản hóa
các biến thể của thiết kế và đặt logo trên một loạt các phương
tiện truyền thông khác.

 Nguồn: youtheentrepreneur | Dịch: An Du

Google không phải là một công ty bình
thường. Sứ mệnh của chúng tôi  là nắm giữ thông tin của
thế giới, khiến chúng trở nên gần gũi, hữu ích cho mọi người và
sứ mệnh đó vẫn đang được tiếp tục. Năm ngoái chúng tôi giới
thiệu Material Design để giúp các nhà thiết kế và lập trình
viên nắm lấy một thế giới rộng mở, đa thiết bị và đa màn hình.
Với những trăn trở trong tâm trí, chúng tôi háo hức chia sẻ với
các bạn bộ nhận diện thương hiệu mới với mong muốn làm cho
Google trở nên gần gũi và tiện lợi hơn với người dùng – ở bất
cứ nơi nào mà họ có thể bắt gặp. Hôm nay hãy để RGB tiếp tục với
loạt series “Gu Gồ” tới bạn đọc nha :p

Ngay từ khi bắt đầu, trang chủ Google.com đã
đơn giản một cách nổi bật: một logo kì quặc, sặc sỡ đặt bên
trên một khoảng trống – nơi nhập dữ liệu yêu cầu tìm kiếm thông
tin trên một bức tranh màu trắng sạch sẽ. Khi công nghệ phát
triển hơn, bức tranh đó cũng đang tự thay đổi chính mình, và
các dữ liệu đầu vào cũng như các nhu cầu trở nên đa dạng hơn.
Các loại công cụ, cách thức tương tác và giao tiếp rõ nét hơn
cùng với thiết bị công nghệ có thể đeo được (wearables
technology), công nghệ giọng nói và thiết bị thông minh trong
thế giới xung quanh chúng ta. Ngày nay người dùng dành tình cảm
cho Google sẽ sử dụng một loạt các thiết bị của chúng tôi. Vì
thế Google nên tiếp tục truyền tải sự đơn giản và niềm yêu
thích mà người dùng mong đợi khi họ hoàn toàn muốn nắm lấy các
cơ hội mà mỗi dịch vụ và giao diện mới có thể cung cấp cho họ,
giống như những điều họ đã nhận được từ trang chủ.

Dưới đây là thông tin sơ lược một vài lưu ý quan trọng
nhất trong thiết kế đã khiến người dùng biết đến và yêu mến
Google. Sự phát triển của Google sẽ tiếp tục cùng với sự năng
động và khác biệt mà chúng tôi luôn phấn đấu để đạt
được. 

ĐƯỢC THIẾT KẾ CÙNG NHAU

Đầu năm 2015, các nhà thiết kế trên toàn công ty, bao gồm
Creative Lab và nhóm Material Design, tập trung ở New York cho
một dự án chạy đua nước rút kéo dài một tuần với cường độ cao.
Chúng tôi phác thảo một bản yêu cầu ngắn gọn để nhận diện 4 thử
thách mà chúng tôi cần phải giải quyết.

Một điểm có thể thay đổi để truyền tải cảm xúc của toàn
bộ logo chữ  trong một không gian hạn chế.

Sự kết hợp của chuyển động không ngừng và thông minh để
phản hồi đến người dùng tất cả các giai đoạn của quá trình
tương tác.

Một phương pháp tiếp cận có hệ thống đến nhận diện
thương hiệu để cung cấp sự nhất quán trong những lần gặp gỡ
hàng ngày của người dùng với sản phẩm Google.

Những điều tinh tế tạo nên chúng tôi Googley, kết hợp
với những đặc tính tốt nhất về thương hiệu mà người dùng biết
đến và yêu thích cùng với sự quan tâm ân cần đến việc người
dùng thay đổi nhu cầu như thế nào.

Chúng tôi bắt đầu bằng việc chắt lọc giá trị cốt lõi của
thương hiệu – 4 sắc màu trên một nền trắng tinh và xây dựng có
lưu trữ. Những miếng giấy ghi chú được dán lên,
những mẫu phát triển được ghim lên tường, và các chuyển động
được mô phỏng lại. Với nhiều phương án bị vứt bỏ cùng hàng trăm
giờ làm việc, chúng tôi đặt ra một vài hướng đi khiến bản thân
hào hứng. Chúng tôi chia sẻ suy nghĩ cùng với
các nhóm khác trên toàn công ty. Các bộ phận kỹ
thuật, nghiên cứu, sản phẩm, marketing cùng
kiểm tra ý tưởng và ước lượng tính khả thi vì chúng tôi phải
làm đi làm lại các thiết kế và chiến lược triển khai. Quá trình
cộng tác này dẫn đến một hệ thống linh hoạt đủ để được sử dụng
toàn bộ các tài nguyên marketing  và sản phẩm hoạt động
được trên bất kỳ nền tảng công nghệ nào (flatform). Ba yếu tố
cốt lõi tạo nên một logo duy nhất.

CÁC YẾU TỐ

Logo chữ Google

Logo kiểu chữ san-serif duy trì sự khác biệt nhiều màu
sắc của chúng tôi.

Các chấm tròn

Truyền tải phản hồi một cách súc tích của logo trong
những thời điểm tương tác, trợ giúp và chuyển tiếp.

Google G

Phiên bản cô đọng của Google để sử dụng trong những phạm
vi nhỏ.

Thấu hiểu hệ thống

Việc phát triển tư duy và thiết kế càng đi sâu hơn vào
những yếu tố cốt lõi, một đặc điểm kỹ thuật sẽ được phát triển
với sự nhất quán xuyên suốt giữa các nhóm làm việc trên phạm vi
rộng của các ứng dụng. Dưới đây không phải là một ví dụ toàn
diện, nhưng cho thấy phần nào tư duy mang tính hệ thống
đó.

Logotype

Logo của Google luôn có một phong cách đơn giản, thân
thiện và gần gũi. Chúng tôi muốn duy trì những đặc tính này
bằng cách phối hợp sự tinh khiết chuẩn xác của hình học cùng
với sự giản dị ngây thơ trẻ con của phong cách chữ in trong
sách giáo khoa. Logo mới của chúng tôi đặt trong một hệ tùy
chỉnh, kiểu chữ geometric sans-serif, giữ tính nghịch ngợm đầy
màu sắc và chữ “e” xoay nghiêng của logo trước đây –nhắc nhở
rằng chúng tôi sẽ luôn luôn khác biệt.

Phiên bản cuối cùng được kiểm tra tường tận ở nhiều kích
thước khác nhau và các độ dầy cho khả năng dễ đọc nhất trên tất
cả các thiết bị kỹ thuật số. Để hướng dẫn cách ứng dụng trên
màn hình và trong in ấn, chúng tôi phát triển bộ tiêu chuẩn để
kiểm soát tất cả các khía cạnh của logo bao gồm khoảng cách,
quy tắc khoảng trống, tìm kiếm sản phẩm, các thông số kỹ thuật
redline cho những vấn đề nội tại của sản phẩm.

Cấu trúc Google G

Google G bắt nguồn trực tiếp từ logo chữ “G”, ứng dụng
được gia tăng tính trực quan để hiển thị với kích thước nhỏ và
tại những khu vực cần chia sẻ khoảng trống với những yếu tố
khác. Được thiết kế trên cùng một lưới (gird) như một biểu
tượng sản phẩm, hình tròn được cải tiến về phương diện quang
học để tránh cảm giác nhô ra (visual “overbite”) tại điểm mà
hình tròn tiếp xúc đường crossbar. Sự cân đối về màu sắc truyền
tải đầy đủ hình ảnh của logo chữ và màu sắc được sắp xếp theo
thứ tự để kích thích sự chuyển động của mắt xung quanh
logo.

Những chấm tròn Google trong chuyển động

Những chấm tròn Google là phần dịch chuyển không ngừng và
sôi động. Chúng đại diện cho khả năng tiếp nhận thông tin của
Google và cho biết Google đang làm việc cho bạn. Chúng tôi quan
tâm đến những thời điểm độc nhất và kì diệu này. Một loạt các
biểu hiện đang được phát triển bao gồm lắng nghe, suy nghĩ,
phản hồi, không hiểu được và xác nhận. Mặc dù sự chuyển động
của chúng có vẻ tự nhiên nhưng sự vận động này bắt nguồn từ
nghiên cứu hướng chuyển động và thời gian chuyển động sao cho
phù hợp, các chấm tròn chuyển động theo hình vòng cung và theo
một bộ tiêu chuẩn các đường cong linh hoạt.

Màu sắc

Màu sắc logo Google hoàn hảo nhờ vào khoảng trắng giữa
các kí tự, nhưng khi các màu sắc nằm liền nhau như trường hợp
logo chữ G, việc hòa trộn về phương diện quang học có thể khiến
màu sắc tối sầm và mờ đi so với giá trị ban đầu. Vì vậy, chúng
tôi điều chỉnh và gia tăng độ rực của đỏ, xanh lá cây và vàng
để duy trì độ bão hòa và cảm giác “pop”.

CÁC YẾU TỐ BỔ SUNG

Typogarphy

Khi cùng nhau phát triển logo, chúng tôi tạo ra một kiểu
chữ tùy ý điều chỉnh, geometric sans – serif để hoàn thiện logo
trong bộ sản phẩm tìm kiếm này và hỗ trợ cho giá trị bộ nhận
diện. Chúng tôi gọi đó là Product Sans. Bản thiết kế kiểu chữ
lấy cảm hứng từ kiểu chữ in trong sách giáo khoa, nhưng đảm bảo
tính nhất quán trung lập mà tất cả chúng tôi mong muốn từ font
chữ geometric sans-serif. Điều này cho phép chúng tôi duy trì
được mức độ khác nhau một cách phù hợp giữa logo Google và tên
sản phẩm. Bộ ký tự hoàn chỉnh gồm các chữ số, dấu chấm câu, dấu
trọng âm và các kí tự thay thế, phân số, ký hiệu, và mở rộng
thêm tiếng Latin, Hy Lạp và Kirin. Bạn có thể download tài liệu
Product Sans để biết thêm chi tiết.

Sản phẩm

Nhiều sản phẩm của Google sẽ công bố phiên bản cập nhật,
nhưng với đa số người dùng, lần đầu tiên trải nghiệm một thương
hiệu mới sẽ thông qua Search (công cụ tìm kiếm). Nhóm xây dựng
Search UX (công cụ tìm kiếm trải nghiệm người dùng) và nhóm các
kỹ sư làm việc cật lực để truyền tải biểu cảm đầu tiên khi truy
vấn bằng văn bản và giọng nói, chứng minh đầy đủ các sắc thái
của bộ nhận diện.

Phân phối rộng hơn

Cùng với sự phát triển của thiết kế, các kỹ sư đã phát
triển một cách tiếp cận độc đáo cho thế hệ logo sau này. Sử
dụng đồ họa vector mở rộng điểm ảnh hoàn hảo (pixel-perfect
SVGs), chúng tôi tạo ra một cách tự động hàng ngàn những biến
thể dựa trên vector để làm thỏa mãn những yêu cầu về kích cỡ,
màu sắc và phông nền. Những biến thể này sau đó được kiểm tra
trong hệ thống kiểm soát nguồn của chúng tôi tại một vị trí
chính tắc (hợp tiêu chuẩn) để tránh sự trùng lặp và đảm bảo
rằng mỗi nhóm đang sử dụng những tài sản chính xác nhất, hiện
đại nhất.

Điều này giúp chúng tôi tạo ra những thiết kế điểm ảnh
hoàn hảo nhất ở bất kì nơi đâu chúng được sử dụng và nó cho
phép chúng tôi tối ưu hóa các tài sản bằng kích thước và sự
tiềm tàng, bao gồm việc xây dựng một biến thể đặc biệt cho logo
đầy màu sắc chỉ nặng có 305 bytes, trong khi logo trước đây
nặng đến 14,000 bytes. Logo cũ, cùng với các đầu mút phức tạp
của nó, với kích thước lớn đòi hỏi chúng tôi cung cấp một phiên
bản chỉ có chữ dành cho những kết nối băng thông thấp. Logo mới
được giảm kích thước file để tránh khỏi giải pháp thay thế này
và tính nhất quán có một sự ảnh hưởng to lớn khi bạn quan tâm
đến mục tiêu của chúng tôi là làm cho Google trở nên  gần
gũi và tiện dụng hơn với người dùng trên toàn thế giới và cho
hàng tỉ người tiếp theo.

Vượt ra khỏi thiết kế

Thiết kế chỉ là một phần của sự nỗ lực.  Giá trị của
nhận diện mới đòi hỏi quá trình làm việc tập thể và siêng năng
của hàng trăm Googlers trong nhiều vai trò khác nhau, trải dàn
trên toàn bộ tổ chức. Họ xứng đáng nhận được công trạng to lớn
cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống điểm ảnh mới
nhất.

Khi chúng tôi không ngừng tạo ra những sản phẩm và trải
nghiệm mới, chúng tôi hy vọng việc này sẽ tiếp tục truyền tải
sự đơn giản và niềm vui sướng mà bạn vốn mong đợi từ Google – ở
bất cứ nơi nào công nghệ có thể giúp chúng ta.

 Dịch & biên tập: Trang Đài | Ban biên
tập RGB.vnBởi Alex Cook, Jonathan Jarvis, & Jonathan
LeLiên hệ tác giả khi đăng tải lại bài viết
này