Bạn nào đọc không kịp thì tạm dừng bằng nút pause. Mặc định mỗi tranh cách nhau 4s. Các bạn comment để chỉnh thời gian cho phù hợp
Doraemon (ドラえもん Do ra e mo n?) (hay Đôrêmon[2]), là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác vào năm 1969, ban đầu dành cho thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử. Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Doraemon đến từ thế kỷ 22 để giúp một cậu bé cấp 1 hậu đậu tên là Nobi Nobita. Các câu chuyện của Doraemon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Doraemon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á.[3] Kể từ khi ra đời đến nay, Doraemon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.
Doraemon (Đôrêmon) là một chú mèo máy được Sewashi (Nôbitô), cháu ba đời của Nobita gửi về quá khứ cho ông mình để giúp đỡ Nobita trở nên tiến bộ và giàu có, tức là cũng sẽ cải thiện hoàn cảnh của con cháu Nobita sau này. Còn ở hiện tại, Nobita là một cậu bé luôn thất bại ở trường học, và sau đó là công ty phá sản, thất bại trong công việc, đẩy gia đình và con cháu sau này vào cảnh nợ nần.
Các câu chuyện trong Doraemon thường có một chủ đề chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nobita học lớp năm, nhân vật chính thứ nhì của bộ truyện. Doraemon có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nobita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, Doraemon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nobita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nobita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của Doraemon, thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nobita, thường là Suneo (Xêkô) hoặc Jaian (Chaien) lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học từ đó.[8]
Một trong những nét đặc sắc nhất của bộ truyện là những “bảo bối” hay “đạo cụ bí mật” Himitsu Dōgu (ひみつ道具 Himitsu Dōgu?, Bí mật Đạo cụ) của Doraemon. Đó có thể là những thiết bị mang hình dáng của vật dụng thường ngày nhưng lại có chức năng kì diệu theo kiểu khoa học viễn tưởng. Với những bảo bối này, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong “danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất”, chỉ sau Songoku của Bảy viên ngọc rồng[12]. Do có rất nhiều tập truyện lẻ và hàng loạt các tập phim hoạt hình ngắn, dài trong đó mỗi một tập lại xuất hiện những dōgu mới vì vậy khó có thể thống kê chính xác số dōgu đã từng xuất hiện trong Doraemon. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông Fujiko F. Fujio khi được hỏi về số bảo bối của Doraemon đã đưa ra con số 1293[13], nhưng có lẽ đó chỉ là con số dự định ban đầu của ông (tương ứng với các số đo của Doraemon – đều là 1293) vì theo một thống kê năm 2004 của giáo sư Yokoyama Yasuyuki (thuộc đại học Toyama) thì số bảo bối của Doraemon xuất hiện trong 1344 câu chuyện lên tới 1963 dōgu[14]. Các bảo bối được tác giả tưởng tượng ra từ thập niên 1970 nên đã có một số được khoa học – kỹ thuật hiện thực hóa. Một ví dụ là chiếc máy chụp ảnh vệ tinh xuất hiện trong tập phim Nobita thám hiểm vùng đất mới (のび太の大魔境 – tên cũ là Pho tượng thần khổng lồ) được Doraemon và Nobita sử dụng để tìm ra vị trí của pho tượng thần giữa rừng rậm châu Phi. Hiện nay với các trang web chứa ảnh vệ tinh như Google Maps,Google Earth. con người hoàn toàn có thể tiếp cận với những ảnh vệ tinh như vậy mà không cần phải nhờ tới “Vệ tinh gia dụng” của Doraemon.
Doraemon được coi là một trong những bộ truyện xuất sắc nhất của manga thập niên 1970 và 1980[3]. Bộ truyện này đã được trao nhiều giải thưởng về manga như Giải thưởng Hiệp hội họa sĩ truyện tranh Nhật Bản lần thứ hai (năm 1973)[36], Giải Manga Shogakukan dành cho hạng mục truyện tranh thiếu nhi (năm 1982)[37], Giải thưởng Văn hóa Tezuka Osamu lần thứ nhất (năm 1997)[38]. Năm 2005, Doraemon đã xuất hiện trong triển lãm Little Boy: The Arts of Japan’s Exploding Subculture do Hiệp hội Nhật Bản tổ chức tại New York với tư cách là một biểu tượng cho nền văn hóa manga của nước Nhật[39].
Memilus Creative Agency
Hochiminh Office
Room 901, Level 9, Vietcomreal Tower,
68 Nguyễn Huệ Street Dictrict 1 Hochiminh Vietnam
(+84) 028 3968 3020
[email protected]
Doraemon Đôrêmon tập: 5