Trong khi đó, ông Tới vẫn khẳng định 2 bị cáo chưa trả tiền mình và cho rằng có thể căn cứ vào 42 tin nhắn mà ông Tới nhắn với bị cáo Lẫm và hợp đồng vay vốn mà ông Tới còn giữ. Bị cáo Quyết đã phủ nhận việc này vì các tin nhắn không nói rõ số tiền nợ và hợp đồng vay tiền đã hết hạn.
Ông Tới cũng cho biết không nhớ sau bao nhiêu lâu gửi đơn thì được cơ quan công an giải quyết và cũng trả lời không nhớ đã được mời lên làm việc bao nhiêu lần.
Khi HĐXX hỏi bà Lê Thị Tuyết (vợ ông Tới) vì sao không tố cáo vợ chồng ông Quyết còn nợ khoản tiền hơn 1 tỉ đồng mà lại tố cáo khoản 900 triệu đồng, thì bà Tuyết cho biết: “Tôi tưởng tố cáo hơn 1 tỉ đồng thì mất án phí, và mọi việc đều do chồng tôi thực hiện”.
Trước khi kết thúc phần xét hỏi, các bị cáo đều khẳng định giữ nguyên nội dung đơn kháng cáo.
Trong phần tranh luận, đại diện Viện KSND tối cao cho rằng, quá trình điều tra chưa làm rõ được các mâu thuẫn của bị cáo, bị hại; có nhiều nội dung về việc thế chấp xe, giấy tờ chiếc xe ô tô Toyota Camry chưa được thể hiện trong hồ sơ và tại phiên xét xử.
Trong khi đó, Viện KSND tối cao cho rằng, tại phiên xử phúc thẩm, lời khai của Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ, 49 tuổi, ngụ phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình) và các nhân chứng đã thể hiện Đường “Nhuệ” đã có hành vi xâm phạm trái phép Công ty TNHH Lẫm Quyết. Đây là cơ sở để vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết kêu oan khi bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đại diện Viện KSND tối cao nhận thấy, phiên tòa xét xử phúc thẩm sẽ không khắc phục được những thiếu sót trong quá trình điều tra, những vấn đề đối chất của bị cáo, bị hại và những người liên quan. Đặc biệt, đại diện Viện KSND tối cao cũng đề nghị cần xem xét lại việc thế chấp chiếc xe Toyota Camry của ông Lẫm, bà Quyết khi vay nợ nhiều lần.
Đề nghị hủy án, điều tra lại vụ vợ chồng giám đốc Công ty Lâm Quyết