Khi nghe nhạc, xem phim, đọc tài liệu hay ngay cả giao tiếp thông dụng hằng ngày bằng tiếng Anh với người bản ngữ thì thay vì sử dụng một động từ người ta có xu hướng sử dụng cụm động từ. Tuy nhiên, việc ghi nhớ nghĩa cũng như cụm động từ này được cấu tạo như thế nào, phân loại và chức năng ra sao thì hãy cùng memilus.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Định nghĩa
Cụm động từ (Phrasal verbs) được kết hợp bởi một động từ và một từ nhỏ (particle). Từ nhỏ có thể là một trạng từ (adverb), giới từ (preposition) hay cả trạng từ và giới từ.
Eg: This research carried out in 1995. (Bài nghiên cứu này đã được tiến hành vào năm 1995.)
Carry out: là một cụm động từ trong đó “out” là một trạng từ (adverb).
Về mặt ngữ pháp đối với một cụm động từ chính là vị trí túc từ của nó.
II. Phân loại cụm động từ
Có 4 loại khác nhau đối với cụm động từ
1. Loại 1 = động từ + trạng từ (không có túc từ)
– Động từ và trạng từ luôn đi sát nhau.
EX: break up: chia tay
Mark has just broken up with his girlfriend, so that he felt extremely depressed. ( Mark vừa mới chia tay với bạn gái, chính từ thế cậu ấy rất buồn.)
– Ngoài ra, chính vì không có túc từ đi theo cho nên loại cụm động từ này không được sử dụng ở dạng bị động (passive).
2. Loại 2 = động từ + trạng từ + túc từ
Hoặc: động từ + túc từ + trạng từ
EX: Put off = postpone, delay
Jane should put off the schedule because of the bad weather. ( Jane nên hoãn lại kế hoạch vì thời tiết xấu.)
Jane should put the schedule off because of the bad weather.
– Đại danh từ sẽ nằm ở giữa động từ và ‘particle’ khi túc từ là một đại từ
EX: She will pick them up at the airport. (NOT She will pick up them at the airport). (Cô ấy sẽ đón họ ở sân bay.)
3. Loại 3 = động từ + giới từ + túc từ
– Giới từ và động từ luôn đi liền nhau
EX: take after = be similar to older relative (resemble)
I take after my parents.(Tôi giống bố mẹ tôi.)
4. Loại 4 = động từ + trạng từ + giới từ + túc từ
EX: get along with
She always gets along with everybody. (Cô ấy luôn hòa nhã với mọi người.)
– Trạng từ thường đi giữa động từ và giới từ:
Eg: I’m looking forward to hearing from you. (Tôi đợi tin từ bạn.)
– Không đặt túc từ sau động từ và đứng trước ‘particles’:
– Trạng từ thường đứng giữa hai ‘particles’:
Eg: I stand up strongly for them.
III. Vai trò
Cụm động từ có thể đóng các vai trò sau
1. Nội động từ: Intransitive phrasal verbs
Không có túc từ cho nên động từ + particle (thường là trạng từ -adverb) luôn đứng sát nhau:
Ex: They give up playing football.(Họ bỏ chơi bóng đá.)
Một số intransitive phrasal verbs thông dụng: break down, come back, fall through, get by, get up, go on, grow up, look out, show up, shut up, sit down, stand up, stay on, take off, turn up, watch out…
2. Ngoại động từ: Transitive phrasal verbs
Được chia làm HAI NHÓM, tùy theo vị trí của túc từ:
– NHÓM 1: có thể ở giữa động từ và ‘particle’ hoặc đi sau ‘particle’:
– NHÓM 2: Nhưng khi túc từ là một đại danh từ (những chữ như this, that, it, them,me,her và him thì đại danh từ này sẽ đứng ở giữa động từ và ‘particle’
3. Ngoại lệ
Có nhiều cụm động từ vừa có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ. Do đó, nhờ vào ngữ cảnh mà chúng ta xác định được.
Ex: The plane takes off at six o’clock. (Máy bay bay vào lúc 6 giờ.)
She takes off her hat. (Cô ấy bỏ mũ ra.)
Và để giúp bạn đọc hiểu rõ và dễ hình dung hơn về cụm động từ thì sau đây là bảng một số cụm động từ thường được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp hằng ngày mà kienthuctienganh muốn gửi đến bạn đọc.
IV. Cách học Phrasal Verb hiệu quả
Phần lớn các cụm động từ đều không tuân theo một nguyên tắc nào cả chính vì thế cho nên dẫn tới tình trạng người học thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ. Cho dù những cụm động từ cùng chung một động từ chính thì vẫn có thể mang những ý nghĩa gần với nhau và liên quan đến mặt nghĩa của động từ chính, tuy nhiên, cũng không ít cụm đồng từ không tuân theo cách này.
Cho nên, cách kinh điển, truyền thống nhất vẫn là học thuộc lòng. Nhưng một điều rõ rằng khi học tràn lan, lẻ tẻ không có tính hệ thống thì chắc chắn bạn sẽ không đạt được mục đích. Do đó, để đạt được hiệu quả thì bạn nên liệt kê theo hệ thống có thể bằng chữ cái, theo trường nghĩa, ….
Chẳng hạn, bạn có thể tự tạo từ điển cụm động từ theo bảng chữ cái ABC và sắp xếp theo trật từ để dễ tìm ra. Ví dụ như chữ cái T: take off, take over, take out, take over,… Bạn sắp xếp như từ điển hằng ngày vẫn dùng. Nhờ đó, mỗi lần cần tìm từ hay kiểm tra từ vựng bạn chỉ cần tìm theo thứ tự đã được sắp xếp ấy.
Ngoài ra, theo trường nghĩa mà bạn có thể gom các cụm động từ lại với nhau. Trong tiếng Anh để diễn tả 1 trường nghĩa có rất nhiều từ hay cụm từ khác nhau. Chính vì thế, nếu sắp xếp theo mặt nghĩa của từ sẽ giúp bạn không những ghi nhớ từ vựng mà còn có thể đa dạng được lối nói trong giao tiếp.
Trên đây là những nội dung chung nhất liên quan đến cụm động từ – một chủ điểm ngữ pháp không xa lạ nhưng cũng chẳng đơn giản để có thể sử dụng chính xác. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đọc đã có những thông tin đầy đủ nhất về loại động từ này, từ đó có thể sử dụng hiệu quả trong giao tiếp tiếng Anh.
Đọc thêm: Tổng hợp tất cả ngữ pháp tiếng Anh thông dụng mà bạn đọc có thể tham khảo thêm.