Bạn có đang làm việc với một người nào mà tốn thời gian đến 2 tiếng đồng hồ để nghỉ trưa, gọi hàng chục cuộc điện thoại cá nhân mỗi ngày, thường xuyên ngủ gục trên ghế của họ không? Có lẽ họ cũng rất thường xuyên đi vệ sinh hoặc lướt web cả ngày nữa. Trong khi bạn đang phải hối hả để theo kịp với khối lượng công việc hằng ngày. Nếu trong môi trường làm việc của bạn có một (hoặc nhiều) người như vậy, thì bạn nên biết điều này, họ không phải là hiếm đâu, ngược lại họ rất đông, nhưng đừng hoảng sợ nhé, chuyện gì cũng có cách giải quyết mà.
Để ý và mách lẻo sẽ chẳng giúp được bạn được gì cả – nhưng có vài điều bạn có thể làm để bạn có thể bớt ức chế hơn về họ. Sau đây là 12 lời khuyên giúp bạn đối phó với một đồng nghiệp lười biếng:
#1. Đừng để họ làm bạn phân tâm
Đừng tốn thời gian chú ý đến việc người đồng việc lười biếng của bạn đang liên tục kiểm tra Facebook, đang nhắn tin hoặc ngáy ngay bên cạnh bạn. Hãy cố gắng gạt họ qua một bên và tập trung vào công việc của bạn. Bộ não chúng ta mắc cười như thế đấy, thay vì nên tập trung vào việc nên làm thì chúng ta lại dành thời gian để chú ý vào những thị phi xung quanh.
#2. Đừng bị cuốn vào những vấn đề về sự công bằng
Cuộc sống là không công bằng. Mọi người thường hay kêu ca về những việc như là “Anh/cô ấy trốn tránh khỏi trách nhiệm mà chẳng phải chịu gì cả“. Nhưng rồi đến cuối ngày, mọi thứ vẫn chẳng thay đổi tẹo nào. Vì vậy, thay vì chỉ ra tại sao mọi thứ lại không công bằng và điều đó cũng làm bạn cảm thấy khó chịu một cách trực tiếp. Thì bạn nên tập trung vào những thứ tốt nhất bạn có thể làm được, chúng sẽ cứu vớt cuộc sống của bạn mỗi khi bạn hoàn thành xong một việc mới và nhận ra bạn càng bỏ xa người đồng nghiệp lười biếng kia.
#3. Hãy quyết định bạn muốn trở thành như thế nào
Những lời khuyên tôi đang cho bạn tập trung về hành vi cư xử, nhưng có một câu hỏi quan trọng hơn cả là: “Bạn muốn trở thành một con người như thế nào trong cuộc sống?” – Hãy nghĩ về những người mà bạn ngưỡng mộ sâu sắc, những phẩm chất cá nhân của họ. Và áp dụng vào thực tế với câu hỏi: “Người-lý-tưởng của bạn sẽ làm như thế nào trong trường hợp này?“. Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng thôi.
#4. Đừng để nó ảnh hưởng đến thái độ của bạn
Nếu bạn lãng phí thời gian và năng lượng cho việc khó chịu hay giận dữ về người đồng nghiệp lười biếng của bạn, hiệu xuất công việc của bạn sẽ bắt đầu trượt giảm và mọi thứ cũng bắt đầu tệ theo. Nên nhớ: “Chính bản thân bạn cũng có thể trở thành kẻ thù của bạn”
#5. Đừng mách lẻo
Đừng mách lẻo, vì điều đó làm cho bạn trông giống như một người nhiều chuyện. Nhưng không có nghĩa là bạn không được quyền nói “Người này rất khó để làm việc chung“. Và vấn đề còn lại sẽ phụ thuộc vào sếp của bạn. Một số sếp có thể phản hồi “Cảm ơn vì đã cho tôi biết về điều này, tôi sẽ điều tra xem thế nào”, một số lại có thể nói “Công việc của bạn không phải là lo lắng về hiệu suất của các đồng nghiệp khác”. Nhưng nếu bạn đếp gặp sếp và nói “Công việc của tôi không thể tiến triển xa hơn được vì tôi đang phải đợi anh/cô ấy hoàn thành xong phần của mình. Chúng ta có thể làm gì để khắc phục chuyện này được không?” Cách làm này đi thẳng vào vấn đề hơn và không khiến bạn trở thành một người mách lẻo.
#6. Đừng để bị lây
Đừng để bị hút vào thói quen nghỉ trưa 2 giờ của họ, hoặc hàng chục chuyến phiêu lưu và nhà vệ sinh hay tán gẫu. Hãy lịch sự cho họ biết rằng bạn đang bận, mặc dù những gì họ dùng để lôi kéo họ có vẻ rất hấp dẫn, nhưng đừng để rơi vào bẫy.
#7. Đừng để công việc của họ trở thành trách nhiệm của bạn
Nếu bạn đang ở cùng một team hoặc phải chia sẻ trách nhiệm với họ, cho dù thế nào đi nữa đừng nhận làm thay công việc của họ. Thay vì thế, hãy nhắc nhở họ về trách nhiệm và thời hạn của công việc, nhưng nhớ đừng tốn quá nhiều thời gian dành cho họ nhé.
#8. Đừng để họ ảnh hưởng đến thành công của bạn
Một đồng nghiệp lười biếng có thế làm cản trở sự tiến bộ của bạn. Nếu sếp của bạn đã chú ý rằng công việc chung đã không được hoàn thành tốt, thì tốt hơn hết là hãy cố gắng đừng để trách nhiệm rơi vào bạn. Đây là cơ hội cho bạn lên tiếng để giúp sếp của bạn có được cái nhìn thực tế hơn về người đồng nghiệp lười biếng.
#9. Tận dụng các cơ hội để trở thành người lãnh đạo
Đây có thể thực sự là cơ hội cho bạn khi đứng lên và chứng minh bạn có thể đối phó với các tình huống khó khăn. Khi bạn đến gặp sếp, hãy nói với ông/bà ấy rằng bạn đã nhận ra đồng nghiệp của mình không thể hoàn thành công việc mà họ được giao, vì vậy bạn muốn giúp họ hoàn thành nó vì lợi ích chung. Nếu bạn được trao cơ hội ấy, hãy đến gặp đồng nghiệp của bạn và giúp anh/cô ấy hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và thế là bạn đang cư xử như một lãnh đạo đấy.
#10. Đừng ngồi lê đôi mách hoặc phàn nàn với các đồng nghiệp khác
Vì điều đó là không chuyên nghiệp. Bạn có thể gây ra hiểu lầm và tổn thương cảm xúc.
#11. Hãy giao tiếp với đồng nghiệp của bạn
Đôi khi không phải là họ lười biếng, mà có thể do họ không được rõ ràng lắm về nhiệm vụ và thời gian của họ. Nếu bạn xác định được điều này, hãy tìm cách giúp họ rõ ràng về mục tiêu, thời hạn và các cam kết. Một số người không được tốt lắm trong cách tổ chức công việc hoặc quản lý thời gian của họ. Và cũng luôn luôn có thể do họ bị hưởng bởi vấn đề cá nhân. Chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ rằng cuộc sống phức tạp như thế nào, và họ có thể bị phân tâm bởi vấn đề sức khỏe hoặc rắc rối gia đình. Cẩn thận vẫn tốt hơn các bạn nhỉ.
#12. Đừng đồng ý giúp đỡ với những dự án mà đồng nghiệp của bạn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Nếu sự lười biếng của họ là bệnh mãn tính và không có gì, hoặc không ai – kể cả bạn, kể cả sếp của bạn – có thể thay đổi được điều đó thì giải pháp duy nhất là hãy chủ động thực hiện những dự án bạn được giao – mà có liên quan đến họ – một mình. Nhưng vấn đề là người đồng nghiệp lười biếng của bạn vẫn ở trong dự án, và bạn sẽ tự hỏi là nên làm gì với anh/cô ấy. Câu trả lời là: “Hãy tính sự lười biếng của anh/cô ấy vào trong kế hoạch và không tin tưởng vào thời gian hoàn thành mà họ đưa cho bạn”.
Bạn cũng có thể tận dụng điều này để có thêm nhiều nguồn dữ liệu hỗ trợ hơn. Ví dụ như bạn có thể nói với sếp:
– Sếp à, tôi không nghĩ là tôi có thể hoàn thành công việc vào cuối tháng với nguồn dữ liệu hiện tại.
– Nhưng anh có Lazy giúp đỡ cơ mà?
– Đúng, nhưng với tốc độ làm việc của Lazy, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có được những gì chúng ta cần vào đúng hạn.
Trong trường hợp tốt nhất, bạn có thể có được dữ liệu bạn cần. Đồng thời bạn cũng đã ngầm nêu lên với sếp của bạn về vấn đề hiệu xuất làm việc của Lazy theo một cách rất tự nhiên.
Share this:
Có liên quan
12 mẹo nhỏ đối phó với đồng nghiệp lười biếng