SIÊU LŨ 18/9:Hàng Triệu Dân Hoảng Loạn Tìm Cách Chống Lũ.Trực Tiếp Siêu Bão Liên Tiếp Nhấn Chìm TQ



Hàng năm, lũ lụt thường xuyên tấn công Trung Quốc và gây thiệt hại hàng triệu đôla. Những năm tồi tệ như 2020 còn có thêm hàng trăm người thiệt mạng.Ở khu phố cổ của Trùng Khánh, bên dòng Dương Tử, chủ cửa hàng Liu đang dọn dẹp đống hỗn độn từ trận lụt vừa qua. Bà xếp hàng chục đôi giày ướt sũng bám đầy bùn lên vỉa hè, hy vọng thu hút người qua đường.
“Tôi sẽ bán chúng với bất kỳ giá nào”, Bloomberg dẫn lời bà Liu nói. Nhưng người đi bộ vẫn rảo nhanh bước chân, không hề chú ý đến cửa hàng của Liu.
Suốt nhiều thế kỷ, phản ứng của Trung Quốc đối với những con sông hung dữ mùa mưa lũ là cố gắng kiềm chế dòng chảy bằng cách xây dựng đê, đập và kênh rạch. Trung tâm Khí hậu quốc gia Trung Quốc có hồ sơ về các thảm họa tự nhiên từ cách đây 500 năm, và hầu hết năm nào cũng có lũ lớn.
Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vì quá trình đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra quá nhanh, với nhiều khu vực đồng bằng ngập lụt trước đây giờ đã trở thành các khu dân cư và nhà máy. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng tìm ra cách thức mới.
Ở rìa đông bắc của Trùng Khánh, xung quanh trung tâm triển lãm quốc tế mới khổng lồ, quận Yuelai được thiết kế như một “thành phố xốp”. Các thành phố của Trung Quốc bị ngập lụt một phần là bởi phần lớn diện tích đất từng hấp thụ lượng mưa – như đồng cỏ, rừng cây và hồ – đều đã bị lát đá, khiến nước mưa chảy thẳng vào hệ thống thoát nước. Nhưng các hệ thống này vốn đã lỗi thời hoặc được xây dựng kém nên không thể đảm đương nổi nhiệm vụ.
Sáng kiến ​​”thành phố xốp”, được đưa ra vào năm 2015, là một nỗ lực để đảo ngược tình hình – hấp thụ lượng mưa lớn rồi thải từ từ xuống sông và các hồ chứa. Sử dụng các đặc điểm kiểu như các khu vườn trên sân thượng, các công viên đất ẩm, vỉa hè thấm nước và các bể chứa ngầm, kế hoạch đặt ra mục tiêu hấp thụ hoặc tái sử dụng 70% lượng nước mưa rơi xuống 4/5 diện tích đất đô thị của Trung Quốc.
“Chúng ta cần trả lại không gian cho nước. Chúng ta nên coi nước như một nguồn tài nguyên quý giá, chứ không phải kẻ thù”, Bloomberg dẫn lời Yu Kongjian, giáo sư về kiến ​​trúc cảnh quan tại Đại học Bắc Kinh.
Yuelai là một trong những nơi thí điểm được Trung ương phê duyệt. Công viên Trung tâm Triển lãm được đặt thấp hơn mặt đất xung quanh nhằm thu gom nước mưa được lọc qua các lớp thực vật thủy sinh. Mưa rơi trên các mái nhà được chuyển hướng sang các công viên gần đó, vỉa hè được làm bằng vật liệu thấm nước.
Khi Liu và nhiều người khác ở phố cổ đang dọn dẹp cửa hàng đầy bùn đất của mình thì ở Yuelai – bên sông Jialing – hầu như không có dấu vết ngập lụt. Giữa những bãi cỏ và những con đường mới trải nhựa, công nhân đang làm nốt phần việc cuối cùng cho các tòa nhà mà sẽ là một phần của khu thương mại mới. Trên mái của các nhà hàng và cửa hiệu phía sau các phòng triển lãm, ba người lao động đang cắt cỏ trên vườn sân thượng được thiết kế để hứng mưa.

Cảm Ơn Các bạn đã theo dõi.
Hãy nêu cảm nhận của mình bằng cách comment ngay bên dưới, nhớ like, share và subcriber để cùng cập nhật những tin tức mới nhất nhé.
Youtube: https://www.youtube.com/TBTrends?sub_confirmation=1
#đậptamhiệp #đậptamhiệpsắpvỡ #đậptamhiệptrungquốc #tinnóngbiểnđông #tintuc #tinbiendong #tbtrends #ThờisựbiểnĐông #BiểnĐông #TrungQuốc #Mỹ #đạihọa #lũlụttrungquốc

Memilus Creative Agency
Hochiminh Office
Room 901, Level 9, Vietcomreal Tower,
68 Nguyễn Huệ Street Dictrict 1 Hochiminh Vietnam
(+84) 028 3968 3020
[email protected]

SIÊU LŨ 18/9:Hàng Triệu Dân Hoảng Loạn Tìm Cách Chống Lũ.Trực Tiếp Siêu Bão Liên Tiếp Nhấn Chìm TQ

 







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *