Nón sơn và câu chuyện phát triển thương hiệu kỳ lạ

Nón sơn và câu chuyện phát triển thương hiệu kỳ lạ 2

Brands Vietnam
Nón sơn và câu chuyện phát triển thương hiệu kỳ lạ

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Nón sơn và câu chuyện phát triển thương hiệu kỳ lạ 5 (100%) 1 vote



 Nón Sơn – một thương hiệu nón nổi tiếng trong tâm trí người tiêu dùng bởi chất liệu tự nhiên, màu sắc đẹp, kiểu dáng thời trang. Khi đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, thì đến cuối 2007 có quy định phải đội nón bảo hiểm khi đi xe gắn máy. Một đất nước mà người người đi xe gắn máy, nhà nhà có xe gắn máy thì quy định này quả là tác động khá khó khăn đến các công ty sản xuất, các cửa hàng buôn bán nón vải.
Sau khoảng 1, 2 tháng sau khi quy định bắt buộc đội nói bảo hiểm có hiệu lực thì các cửa hàng mũ vải lớn ở TP.HCM vắng bóng người lui tới. Ngay cả thương hiệu mũ vải ra đời cả chục năm qua, tạo được uy tín trên thị trường như Nón Sơn cũng èo uột. Tưởng chừng như sự bao phủ của nón bảo hiểm đã dìm chết Nón Sơn.
Cửa hàng bày trí bắt mắt nhưng rất vắng khách
Cửa hàng bày trí bắt mắt nhưng rất vắng khách
Cửa hàng bày trí bắt mắt nhưng rất vắng khách
Nhưng thực sự thì sau gần 5 năm kể từ khi mũ bảo hiểm trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống của những người sử dụng phương tiện xe máy thì Nón Sơn còn phát triển lên đến gần 40 cửa hàng trên toàn quốc. Một con số mà khiến nhiều người phải ngạc nhiên, nhiều nhà sản xuất mũ nón đã giải thể trước đó phải ngưỡng mộ.
Vắng khách vẫn phải “hoành tráng”
Vì “thời trang trước hết phải gây được sự chú ý”, một đại diện quản lí hệ thống cửa hàng Nón Sơn khẳng định.
Nón Sơn là thương hiệu Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất chuyên về mặt hàng phụ kiện trang phục mũ nón đánh vào dòng sản phẩm cao cấp và thời trang.
Ngoài các sản phẩm màu sắc bắt mắt, ưu điểm vượt trội của Nón Sơn chính là độ phủ sóng rộng rãi và vô cùng nổi bật tại những ngã ba, ngã tư, vòng xoay và trên các mặt phố lớn.
Những vị trí đắc địa như trên chắc hẳn ngốn tiền thuê mặt bằng đáng kể trong tổng chi phí mở rộng và vận hành của chuỗi cửa hàng này. Chưa kể việc sơn hồng toàn bộ căn nhà thuê (màu chủ đạo của Nón Sơn) cũng sẽ cộng thêm khoản phụ phí không nhỏ vào giá thuê.

Một trong những cửa hàng Nón Sơn nằm ở vị trí đắc địa
Khởi đầu từ một cửa hàng chuyên kinh doanh nón thời trang ngoại nhập ở TPHCM năm 1996, sau gần 20 năm, chuỗi cửa hàng Nón Sơn đã có mặt ở cả 3 miền, hơn 1/2 trong số đó đặt ở các tỉnh phía Nam, riêng tại TPHCM chuỗi này sở hữu hơn 30 cửa hàng.
Tại Hà Nội, Nón Sơn hiện có 14 cửa hàng, đều nằm trên các tuyến phố lớn như: Hàng Bông, Hàng Nón, Thanh Niên, Tôn Đức Thắng, Đại Cồ Việt, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Khuyến, Xã Đàn…
Tính riêng trong hai tháng 4 và 5/2015, có khoảng 20 cửa hàng Nón Sơn đã được mở thêm tại thị trường miền Trung.
“Mục tiêu trước mắt của Nón Sơn là gia tăng mức độ phủ sóng trên thị trường. Chiến thuật của Nón Sơn là tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng bằng hình ảnh và màu sắc ấn tượng. Nón Sơn là thời trang. Mà thời trang trước hết phải gây được sự chú ý.” Chị Lan, quản lí cửa hàng Nón Sơn trên phố Tôn Đức Thắng cho biết.
Đó là lí do vì sao hầu như tất cả các cửa hàng của Nón Sơn đều xuất hiện tại các điểm kinh doanh được cho là những vị trí đắc địa, đáng mơ ước. Dù có thể chi phí thuê chẳng dễ chịu chút nào.
Theo khảo sát, giá thành các sản phẩm Nón Sơn không phải là thấp. Giá cao nhất lên đến 5 triệu đồng cho 1 chiếc mũ phớt dành cho nam giới. Các loại mũ vải kiểu cách dành cho nữ giới có mức giá dao động từ 2 triệu đến 3,5 triệu đồng. Mũ bảo hiểm có giá từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng nhưng số lượng mặt hàng này không nhiều, đa phần là mũ nữ.
Đối với mặt hàng được cho là phụ kiện này, người tiêu dùng Việt vẫn chưa có thói quen chi quá nhiều tiền cho sản phẩm. Vì vậy, dù rất nổi bật và bắt mắt nhưng theo quan sát và đánh giá chung của một số hộ buôn bán liền kề cho biết, khách ra vào Nón Sơn không đông, có những ngày rất vắng và hầu như không có hiện tượng khách hàng ồ ạt vào cùng lúc.
Khi được hỏi về vấn đề trên, các quản lý cửa hàng đều khẳng định: lượng khách hàng của Nón Sơn vẫn rất ổn định. Giá thành cao vì toàn bộ nguyên phụ liệu đều được nhập khẩu: từ sợi cotton cho đến sợi graphia chỉ có ở Châu Phi. Ngoài ra, kiểu cách thiết kế, cách may, đan khó hay dễ cũng góp phần cấu thành nên giá thành phẩm.
“Thường thì sản phẩm giá cao nhất chỉ là hàng trưng bày chứ rất ít khách mua. Giá thấp cũng có như mặt hàng mũ bảo hiểm là dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, thuộc dòng thấp cấp nên khách hàng của Nón Sơn cũng tương đối đa dạng”, một nhân viên bán hàng cho biết.
Theo đại diện Nón Sơn, với chiến lược đang được triển khai, hầu như Nón Sơn không tốn chi phí vào tiếp thị, quảng cáo truyền hình hay báo chí mà tập trung mở rộng thị trường bằng cách nhân rộng số lượng cửa hàng.
Hiện tại, Nón Sơn đã có 82 cửa hàng trên khắp cả nước, mục tiêu cuối năm 2015 là 100 cửa hàng.
Theo Trí Thức Trẻ
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *