Category Archives: Đặt tên thương hiệu

10 điều nên và không nên khi đặt tên thương hiệu

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

10 điều nên và không nên khi đặt tên thương hiệu 1

Đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu là một trò chơi xếp chữ không hề đơn giản. Có quá nhiều quy luật và điều kiện cần được thoả mãn chỉ với vài chữ cái. Thế nhưng, sau bao nhiêu công sức tìm tòi, nghiên cứu và chắt lọc, đôi lúc bạn vẫn thất bại ngay từ vòng đặt tên. Sau đây là chia sẻ của Sao Kim về những điều nên và không nên làm trong đặt tên thương hiệu.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

5 điều nên làm khi đặt tên thương hiệu

1. Cân nhắc ngữ cảnh

Ví dụ, hãy nghĩ đến tình huống nếu tên sản phẩm hoặc tên công ty bạn chọn kết thúc bằng âm “-is”. Tỉ phú bất động sản Donald Trump từng giễu cái tên Allegis “nghe cứ như một thứ bệnh nhà giàu nào đó.” Đó là bởi vì có rất nhiều loại bệnh kết thúc bằng “-is” như arthritis (viêm khớp), gingivitis (viêm lợi), encephalitis (viêm não) và syphilis (giang mai). Nhưng có vẻ như hai hãng Rhone-Poulenc và Hoechst đã không màng đến điều này khi sáp nhập với nhau để tạo nên tập đoàn khoa học sức khỏe lớn khổng lồ ngày nay với tên gọi Aventis.


2. Ngắn gọn mà súc tích

Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda là một cái tên lạ đời và hết sức trúc trắc. 7-Up lại ngắn gọn và hay hơn. Dr. Richardson’s Croup and Pneumonia CureSalve (thuốc chữa bệnh viêm thanh quản và viêm phổi của bác sĩ Richardson) chỉ được khách hàng để mắt đến khi họ đổi tên sản phẩm thành Vicks VapoRub.


3. Sàng lọc kỹ các lựa chọn

9 trong số 10 cái tên được tạo ra bởi bất kỳ phương thức nào thường trùng với những tên đã được đăng ký. Điều này không có gì lạ. Khi Coca-Cola chuẩn bị tung ra nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên vào năm 1963, người ta đã lập trình trên máy IBM Model 1401 để tạo nên các từ ghép 4 chữ cái bao gồm một nguyên âm.

Kết quả là có 250,000 từ thu được và 600 từ qua được vòng sơ tuyển. Nhưng cuối cùng chỉ có 24 tên, chưa đến 4% là không trùng với các nhãn hiệu có sẵn (trong đó có Tabb, sau này được rút gọn thành Tab).


4. Tận dụng những gì có sẵn

Đôi lúc một chiến lược đặt tên đúng cần sự sáng suốt, logic hơn là cam đảm. Anheuser-Busch quyết định “thoát ly” khỏi công ty bánh lớn Campbell Taggart Inc. mà họ mua lại từ năm 1982. Muốn tìm một cái tên mang ý nghĩa hơn, ban quản lý mới đã quyết định chọn tên của một trong những thương hiệu bánh mì có sẵn, sửa đổi đôi chút và biến nó thành tên cho cả công ty: Earthgrains Company đã ra đời như thế.


5. Thể hiện cảm xúc

Chỉ logic thôi vẫn chưa đủ để tạo nên một cái tên hay. Hãy để trực giác mách bảo bạn khi chọn tên. Sears đã có thể chọn tên Reliable cho sản phẩm bình ắc quy xe hơi mà họ bán (rất hợp lý, thực tế nhưng chẳng có gì đặc biệt), thay vào đó họ quyết định chọn DieHard một cái tên vừa nghe đã thấy ngay sự mạnh mẽ và cá tính hơn hẳn.


5 điều không nên làm khi đặt tên thương hiệu

1. Chọn tên quá hiển nhiên

Ở Anh, “Sterling” được xem là một từ “đẹp” vì nó vừa chỉ đơn vị tiền tệ căn bản của Anh lại vừa có nghĩa là “chất lượng thượng hạng”. Và cũng chính vì thế mà có đến hơn 700 công ty Anh quốc dùng “Sterling” làm tên cho mình.


2. Xem thường giá trị tên của bạn

Tên tuổi có thể hàm chứa giá trị thương hiệu to lớn. Wells Fargo Bank từng sáp nhập với một ngân hàng lớn hơn là American Trust Bank Company, nhưng nhờ sáng suốt, họ đã quyết định giữ lại cái tên “nhỏ” hơn và cuối cùng thành công nhờ giá trị thương hiệu của chính cái tên nhỏ bé này.


3. Theo quá sát nghĩa đen của tên

Khách hàng thường không để ý đến nghĩa đen. Nếu có, thể nào họ cũng nghĩ rằng xe hơi thuê của Rent A Wreck (Thuê Xế Xẹp) thật sự là xe dỏm. Hay chuyên gia môi giới của công ty bất động sản Century 21 (Thế kỷ 21) chắc chẳng bán được căn nhà nào ở trong thế kỷ 20.


4. Cho rằng tên tuổi tạo nên thị trường

Lean Cuisine là một cái tên khá bảnh cho dòng sản phẩm món khai vị đông lạnh, nhưng thương hiệu này thành công bởi vì người tiêu dùng đã sẵn sàng đón nhận các sản phẩm ẩm thực cao cấp có hàm lượng calorie thấp.


5. Đọc nhỏ tên thương hiệu

Ngày nay, người ta thường kêu hoặc nhắc đến tên nhiều hơn là viết ra. Trí óc thường tự động biến từ ngữ thành âm thanh, do đó, hãy đọc to tên thương hiệu để chắc rằng cái tên đó là dễ đọc và êm tai với tất cả mọi người.


Trên đây là 5 điều nên làm và 5 điều không nên làm khi đặt tên thương hiệu. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách đặt tên thương hiệu, vui lòng liên hệ với Sao Kim qua địa chỉ dưới đây:

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Hotline: 0907780812

Email: [email protected]

Xem thêm những bài viết khác:

10 điều nên và không nên khi đặt tên thương hiệu







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




9 gợi ý đặt tên doanh nghiệp mới: Đơn giản mà hiệu quả

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

9 gợi ý đặt tên doanh nghiệp mới: Đơn giản mà hiệu quả 103

Đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu (Brand name) là yếu tố đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự tồn tại của thương hiệu. Mọi thành công trong việc xây dựng thương hiệu đều có liên quan mật thiết đến tên thương hiệu. Chính vì thế đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước sự ra đời của một thương hiệu. Dưới đây là 9gợi ý giúp bạn có một cái têntuyệt vời.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

1. Ngắn gọn

Thật vậy, bạn hãy để ý xem hầu hết những cái tên dễ nhớ, dễ liên tưởng đến đều ngắn gọn. Trong thời buổi vi tính hóa, tốc độ công nghiệp hóa, cuộc sống hiện đại thì yếu tố ngắn gọn của các ngôn từ càng phát huy tác dụng cao. Tuy nhiên, nó còn bị ràng buộc bởi tính phù hợp và tính logic trong ngôn ngữ học. Bạn đã từng gặp khó khăn khi gõ tên miền một trang web? Tất nhiên là có và thậm chí là thường hay bị sai lỗi chính tả.

Một vài điển hình của tên ngắn gọn: Tide, Nike, Rolex, Gap, MTV, Tata, Kinh Đô, Trung Nguyên, Apple … Một số tên dài như: Morgan Stanley, PricewaterhouseCoopers, Bausch & Lomb, …

2. Đơn giản

Yếu tố đơn giản cũng gần nghĩa với ngắn gọn. Tuy nhiên, một điểm khác ở đây là các chuyên gia muốn nhấn mạnh việc sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Latinh. Bởi ngày nay thế giới không còn ranh giới trong việc truyền tải và kiểm soát thông tin. Việc phát triển mạng Internet càng làm cho mọi người gần nhau hơn và sự hiểu biết theo đó cũng phát triển phong phú hơn. Chính vì vậy việc sử dụng bảng chữ cái Latinh càng trở nên phổ biến. Cũng theo ý kiến các chuyên gia, tên của những thương hiệu mang tính đơn giản bao gồm khoảng sáu ký tự trở lại.

Một vài thương hiệu có tên đơn giản như: Việt Tiến, Nissan, Toyota, IBM, Coca-Cola… Một vài cái tên khá phức tạp như: Mississippi, Heineken, Boeringer Ingelheim…

3. Gợi nhớ

Đôi khi một cái tên chung chung làm người ta khó hình dung về sản phẩm hay chức năng chính của công ty. Một vài thương hiệu thành công một phần là nhờ tên của nó tạo sự gợi nhớ đến sản phẩm ngay lập tức. Tuy nhiên, để làm được việc này thành công thì chúng ta cũng cần biết kết hợp hai yếu tố ngắn gọn và đơn giản, mục tiêu là sao cho đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ.

Một vài tên điển hình như: Sài gòn Tourist, Vinamilk, PlayStation, StarMovie, Fashion TV…

4. Độc đáo

Tính độc đáo của thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu đó. Giả sử như nhãn hiệu Sony được biến tấu từ tính từ “sonic” trong tiếng Anh nghĩa là “âm thanh”, hàm ý muốn nói Sony như là một chuyên gia về sản xuất thiết bị nghe nhìn. Hay như nhãn hiệu Lexus là từ ghép của “luxury” và “elegance”, nghĩa là “sang trọng” và “lịch lãm”, và kết quả thực tế Lexus là dòng xe cao cấp, sang trọng bậc nhất của Toyota… Với bí quyết “độc đáo” này, các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta tuân thủ theo các bí quyết trước để thành công như đơn giản, ngắn gọn và cũng dễ phát âm nữa.

Một vài ví dụ điển hình như: Hoàng Anh Gia Lai, Lexus, Xerox, Sony, Kodak…

5. Láy âm

Chúng ta thường hay để ý rằng, những đứa trẻ tập nói thường phát âm một từ hay chữ nào đều theo hướng đơn giản nhất mà não bộ non trẻ có thể thực hiện. Từ đó mới thấy rằng, sự nhận biết dễ nhất, rõ nhất một từ ngữ nào đó là bằng âm thanh của nó chứ không phải là từ hình dáng của từ ngữ đó. Ứng dụng khám phá này, các chuyên gia thương hiệu cũng khuyên chúng ta thiết kế thương hiệu sao cho về mặt ngữ âm nó tạo sự thuận tiện cho người ta dễ đọc, dễ phát âm và dễ nhớ nữa.

Một vài thương hiệu điển hình như: BlackBerry, Coca-Cola, Johnson & Johnson, M&M…

6. Đọc được

Một trong những phương thức làm marketing hiệu quả là phương pháp “truyền miệng”. Thông thường, một nhãn hiệu nào đó được nhiều người biết đến, nhắc đến là do người quen, bạn bè, gia đình truyền miệng cho nhau. Bởi vậy, yếu tố “đọc được” hay dễ đọc của một thương hiệu nào đó có một hiệu ứng rất đặc biệt.

Một vài thương hiệu điển hình như: Polo, iPod, Subway, Tiger, Samsung… Một vài thương hiệu khó đọc như: Volswagen AG, Maersk…

7. Đánh vần được

Đôi khi một thương hiệu dễ phát âm, dễ đọc được nhưng chưa chắc dễ đánh vần. Các chuyên gia về marketing và thương hiệu khuyên chúng ta không nên sử dụng những tên được ghép lộn xộn bởi nguyên âm và phụ âm, nó sẽ làm tên rắc rối và khó đánh vần. Đặc biệt là trong thời buổi của Internet, bạn sẽ rất vất vả khi gõ một tên miền có chứa những yếu tố nêu trên. Đó là chưa nói đến việc người ta gởi bưu phẩm hay viết tên thương hiệu đó sao cho đúng và không gây nhầm lẫn hay buồn cười.

Một vài thương hiệu với sự khó khăn khi viết hay đánh vần như: Huyndai, Daewoo, Boeringer Ingelheim, PricewaterhouseCoopers, Mitsubishi… Một vài thương hiệu dễ đánh vần như: Sony, Poca, BeBe, Spy…

8. Gây sốc

Rất nhiều trường hợp tên các thương hiệu hay nhãn hàng gây sốc, gây ấn tượng để người ta dễ nhớ, dễ liên tưởng đến. Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần để ý đến ý nghĩa của từ nhằm tránh rắc rối, phiền toái khi xuất ra thị trường thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Ví dụ như trường hợp hãng thời trang FCUK (French Connection United Kingdom), khi mới ra thị trường đã tạo dấu ấn không mấy tốt vì nó cũng na ná giống với một từ tục tĩu trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiệu quả khi mà người ta đã có ấn tượng về nó rất sâu.

Một vài thương hiệu gây sốc hay ấn tượng như: Yahoo!, Red Bull, Woot, Jockey, Google…

9. Riêng tư

Chúng ta không lạ lẫm gì với việc nhiều thương hiệu hay nhãn hàng thành công từ tên của người phát minh hay sáng lập ra nó. Thông thường, thương hiệu được lấy từ tên của người đứng đầu tổ chức đó hay của một CEO có công lao to lớn đối với sự thịnh vượng của tổ chức. Tuy nhiên, để thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng hay tồn tại dài lâu thì yêu cầu công tác PR phải cực kỳ tốt, bền bỉ và đầy sự sáng tạo.

Một vài thương hiệu riêng tư thành công vang dội như: Dell, Ogilvy & Mather, Disney, Lipton, Honda…

Nếu bạn còn cảm thấy khó khăn trong việclựa chọn tên thương hiệu, các chuyên gia của Sao Kimluôn sẵn sàng trợ giúp bạn bằng dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế thương hiệu

Hotline: 0907780812

Email: [email protected]

Xem thêm những bài viết khác:

9 gợi ý đặt tên doanh nghiệp mới: Đơn giản mà hiệu quả







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Đặt tên công ty – bài học từ 5 thương hiệu nổi tiếng

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

Đặt tên công ty – bài học từ 5 thương hiệu nổi tiếng 206

Đặt tên thương hiệu

Các thương hiệu nổi tiếng thế giới có những cách đặt tên công ty thật đặc biệt. Những kinh nghiệm qua cách sáng tạo tên thương hiệu của họ cũng là những bài họ giá trị cho chúng ta. Dưới đây, xin chia sẻ 5 bài học như thế.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

3M – Ngắn gọn tuyệt vời

Đặt tên công ty - bài học từ 3M

3M là viết tắt của (Minnesota Mining and Manufacturing Co.) được thành lập bởi 5 doanh nhân tại Minnesota Mỹ. Những người thành lập mong muốn công ty mang tính sáng tạo và đổi mới nhưng cái tên cũ của họ thì quá tệ, vừa dài vừa máy móc. Vậy là người đứng đầu công ty quyết định đổi thành 1 cái tên mới – 3M ra đời từ đó. Cái tên đến một cách rất hiển nhiên (viết tắt 3 chữ M trong tên công ty) nhưng hoàn toàn phù hợp với định hướng sáng tạo của công ty. Giờ đây 3M nổi tiếng khắp năm châu với những sản phẩm như giấy note Post-it và băng Scott, phim cách nhiệt 3M …

Apple – Thách thức nhận thức

Đặt tên công ty - bài học từ Apple

Thời mà Steve Jobs xây dựng nên Apple – những năm 70 của thế kỷ trước – máy tính vẫn là một thứ xa lạ và xa xỉ đối với mọi người. Chỉ những nhà khoa học hoặc những chuyên gia mới sử dụng được máy tính. Jobs thấy rằng công ty mình cần có một cái tên hấp dẫn, gợi cảm hứng cho người sử dụng mỗi ngày. Nên khi được gợi ý cái tên Apple bởi người bạn đồng sáng lập, Jobs đã hứng thú và chấp nhận ngay phương án tên này. Ngày nay Trái táo đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới và trở thành một biểu tượng của công nghệ và thời trang với các sản phẩm danh giá như Macbook, Ipod, Iphone, Ipad …

Kodak – sức mạnh của chữ K

Đặt tên công ty - bài học từ Kodak

Chữ K vốn là ký tự ít được sử dụng trong tiếng Anh. Thế nhưng, George Eastman – ông chủ của hãng máy ảnh và phim Nhật Bản này lại có một tình yêu hiếm có với ký tự này. Ông tin rằng chữ K có một sức mạnh đặc biệt, tạo ra một cái tên dễ nhớ và không thể nhầm lẫn. Kodak đã có hơn 100 năm tuổi và niềm tin của George Eastman đã không hề sai khi Kodak đã trở thành một cái tên mang tính biểu tượng của ngành phim ảnh và văn hóa thế giới.

Nike – Cứ thuê đi

Đặt tên công ty - bài học từ Nike

Năm 1971, khi đưa ra dòng sản phẩm giầy mới dành cho cầu thủ với thông điệp là cổ vũ cho tinh thần chiến thắng, Bill Bowerman và Philip Knight là những ông chủ của Blue Ribbon Sports đã thuê nhà tư vấn để đặt tên cho sản phẩm mới của họ. Phương án tên được lựa chọn là tên của nữ thần có cánh Nike – nữ thần chiến thắng. Cái tên này quá hấp dẫn và phù hợp nên sau này Blue Ribbon Sports đổi tên chính thức thành Nike như bây giờ.

Virgin – cứ gọi nó như đúng sự thực

Đặt tên công ty - bài học từ hãng hàng không Virgin

Trước khi trở thành tỉ phú đô la, Richard Branson – ông chủ của hãng hàng không tư nhân lớn nhất nước Anh này đã là doanh nhân khi ở tuổi 20. Theo tiểu sử của ông, Richard đã chọn tên cho hãng hàng không này khi nghe theo gợi ý của một nhân viên. Người này nói với Richard “Tại sao không chọn tên Virgin (Trinh nữ)? Chúng ta chẳng phải đều là trinh nữ trong kinh doanh đó sao?”. Richard thích ý tưởng đó ngay và thế là thế giới có thêm hãng hàng không với tên gọi đầy cá tính – Virgin.

Tác giả:
Nguyễn Tuấn Hùng, Brand Strategy Consultant
Email: [email protected] Mobile:0907780812
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Đặt tên công ty – bài học từ 5 thương hiệu nổi tiếng







Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn