Author Archives: admin

Brands Vietnam
Chàng trai Việt tạo dựng thương hiệu bánh mì trên đất Mỹ

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Đánh giá bài viết



Thương hiệu Dot Saigon của chàng trai sinh năm 1989 – Hoàng Đình Soái (Troy Hoàng) đang dần được khẳng định tại Mỹ, sau bao thử thách và nhiều lần muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Bí quyết bán hàng, kinh doanh thành công
Sinh ra tại thành phố Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk và đến Mỹ du học với chuyên ngành kế toán từ năm 18 tuổi khi tiếng Anh chỉ biết được vài từ, Troy Hoàng dần thích nghi với văn hóa, giáo dục tại mảnh đất California. Chàng trai trẻ đã chứng minh năng lực khi nhận được lời mời làm việc từ một công ty kiểm toán hàng đầu là Deloitte ngay năm thứ 3 đại học.

Cơ hội lớn nhưng niềm đam mê kinh doanh vẫn đau đáu trong anh. Do đó, Troy Hoàng đã nhận lời mời của công ty này với yêu cầu phải làm kiểm toán khách hàng có liên quan đến nhà hàng, sản xuất cà phê để có cơ hội học hỏi thêm ngành dịch vụ bánh mì và cà phê.
Troy Hoàng và người bạn đứng cạnh chiếc xe bán bánh mì Dot Saigon.
Hai năm làm việc tại Deloitte, học tập được nhiều, công ty trọng dụng nhưng chưa bao giờ Hoàng cảm thấy công việc này có ý nghĩa đối với bản thân. Bánh mì và cà phê vẫn quẩn quanh suy nghĩ của chàng trai trẻ. Thật may mắn cho Troy Hoàng khi người bạn Ellise Nguyen cũng không cảm thấy thỏa mãn với việc học MBA tại Mỹ. Mỗi lần gặp gỡ, cả hai đều kể cho nhau nghe những câu chuyện về bánh mì và nhiều lần Hoàng hay đùa, bảo Ellise Nguyen: “Nếu em về Việt Nam học làm bánh mì, anh sẽ nghỉ làm ở Deloitte để đi bán bánh mì với em”.

Nói là làm, ngay lập tức Ellise Nguyen về Việt Nam học làm bánh mì còn anh quyết định nghỉ việc để bắt đầu giấc mơ lớn mang tên Dot Saigon vào tháng 11/2014. Ngày quyết định đi theo con đường của mình, Hoàng đã gặp phải nhiều sự phản đối của gia đình và người thân. Bố anh cho rằng, nếu đi bán bánh mì thì cần gì phải học hành, còn mẹ anh thì lặng im. Nhưng với quyết tâm cao, Hoàng cho rằng nếu không phải thời điểm này thì đến bao giờ mới bắt đầu xây dựng ước mơ cho riêng mình. “Có thất bại bây giờ cũng là cơ hội tốt để học, nếu sau này thất bại lấy sức đâu bắt đầu lại từ đầu” anh đã tự dặn lòng như thế để khởi nghiệp.
Quyết định mở Dot Saigon là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Hoàng. Chiếc xe tải là tất cả những gì anh có lúc đó. Mặc dù rất tin vào sản phẩm của mình nhưng cũng có thời điểm cậu rất hoang mang và lo sợ vì không biết bánh mì khi ra thị trường có được khách hàng đón nhận hay không? “Những ngày đầu khi chưa có kinh nghiệm lựa chọn địa điểm cho xe, có những nơi mang xe tới không có khách, bánh mì thừa phải mang đi cho nhiều lần. Nhìn cảnh ấy, tôi buồn và muốn chảy nước mắt”, anh tâm sự.
Chiếc bánh mì Việt của Hoàng được đầu bếp nổi tiếng Paula Deen đến xe ăn thử và khen ngon.
Phải mất vài tháng, Hoàng mới bắt đầu tìm được những chỗ đậu xe tốt. Khách hàng dần đông hơn. Nhiều khi phải thức dậy lúc 2-3h sáng, bắt đầu lái xe đi tìm chỗ đậu tốt, có những đêm ngủ ngoài đường dưới cái lạnh 5-6 độ C. Những lúc khó khăn ấy, anh luôn tự hỏi liệu con đường mình đang đi có đúng? Nhưng rồi niềm tin và đam mê về bánh mì đã giúp anh vượt qua tất cả những khó khăn, hoài nghi ấy để tiếp thêm lạc quan hơn về công việc kinh doanh.
Tuy bố mẹ ban đầu không ủng hộ nhưng Hoàng cho biết anh học được rất nhiều từ họ. “Mình nghĩ đến khoảng thời gian khó khăn mà bố mẹ đã trải qua để đến được với thành công, thật sự những thử thách này của mình còn rất nhỏ so với những gì họ vượt qua”, anh nói và tự trấn an bản thân.
Cái tên Dot Saigon được anh đặt với mong muốn liên kết thế giới bằng ẩm thực của quê hương. Mỗi sản phẩm là một dấu chấm liên kết (connecting dot), Saigon là biểu tượng về ẩm thực và văn hóa của Việt Nam. Qua bao khó khăn, Dot Saigon rồi cũng mang đến cho anh những niềm vui nho nhỏ đủ để làm điểm tựa giúp anh tiếp bước với đam mê của mình.
Lần đầu tiên bán hết, khách đứng xếp hàng cả 30 phút để mua chiếc bánh mì. Cảm giác lúc đó khiến anh quên hết mọi mệt nhọc cho việc phải thức dậy sớm, chuẩn bị mọi thứ trước khi lên đường. “Lúc ấy mình cười hoài, vừa lái xe vừa cười mặc kệ người đi đường có nghĩ mình bị khùng hay không”, Hoàng chia sẻ.
Đã gần một năm trôi qua, Dot Saigon đang dần chiếm được cảm tình từ khách hàng Mỹ.
Hay trong một lần tình cờ biết Dot Saigon được Los Angeles Times – một trong những tờ báo uy tín nhất nước Mỹ giới thiệu, anh đã vui mừng khôn tả. “Cầm tờ báo trên tay mình ngỡ như đang cầm một tấm bằng chứng nhận quốc tế cho thương hiệu Việt, cảm giác sung sướng vô cùng”, anh nói vẻ đầy tự hào.
Ngoài ra, một lần nọ đầu bếp nổi tiếng Paula Deen đến xe ăn thử món bánh mì thịt kho, bà đã thốt lên: “your pork belly is wonderful – thịt kho của bạn rất ngon”. “Với tôi, đó là lời khen ý nghĩa nhất mình từng được nghe”, Hoàng nói.

Hiện tại, mỗi chiếc bánh mì Hoàng bán ra với giá 9 USD (khoảng 196.000 đồng) và đã thu hồi được vốn sau 6 tháng kinh doanh. “Từ một tên gọi chưa ai biết đến, đã gần một năm trôi qua, Dot Saigon đang dần chiếm được cảm tình từ khách hàng Mỹ. Tại Việt Nam, có thể bánh mì đã quá quen thuộc nhưng tại đây, bánh mì của tôi tạo được thương hiệu riêng và đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước”, anh chia sẻ.

Hoàng cho biết thêm, trong tương lai, sẽ không chỉ một chiếc xe tải bánh mì mà còn nhiều chiếc được dựng lên. Bên cạnh đó, Hoàng đang xây dựng kế hoạch để mở nhà hàng Dot Saigon đầu tiên trên đất Mỹ. Tuổi trẻ và đam mê là hai thứ quan trọng nhất anh may mắn có được trong thời điểm hiện tại. Anh đang cố gắng tận dụng hết mọi nguồn lực mình có để đưa ước mơ tiếp tục nâng bước.
Theo VnExpress
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article

Brands Vietnam
Vinpearl thống nhất hệ thống thương hiệu

2 years ago

Facebook

Prev Article Next Article







Đánh giá bài viết



Hệ thống du lịch nghỉ dưỡng thuộc Tập đoàn Vingroup vừa công bố quyết định thành lập Công ty Quản lý khách sạn Vinpearl theo chuẩn quốc tế 5 sao, thống nhất thương hiệu Vinpearl trên toàn hệ thống.
Để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như định hướng phát triển thương hiệu lâu dài, hệ thống du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl được quy hoạch dưới một thương hiệu thống nhất. Theo đó, từ thương hiệu mẹ Vinpearl Hotels & Resorts, hệ thống sẽ có hai dòng sản phẩm chính là Resort và City Hotel.

Đồng thời, việc đặt tên các cơ sở theo địa danh cùng đặc thù sản phẩm: Vinpearl Nha Trang Resort, Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Villas, Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas, Vinpearl Phú Quốc Resort, Vinpearl Hotel Landmark 81 (dự án tọa lạc từ tầng 42-76 của tòa tháp Landmark 81 – biểu tượng phồn vinh mới của TP.HCM)
Điểm chung của chuỗi Resort là tọa lạc bên bờ biển hoặc các khu danh thắng được bao quanh bởi hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ vệ tinh hoàn hảo như công viên giải trí, công viên nước, thủy cung…Vinpearl Land, sân gôn Vinpearl Golf Club, hệ thống chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Vincharm… cùng tạo nên một thiên đường nghỉ dưỡng đúng nghĩa, đáp ứng nhu cầu vui chơi và nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế.
Bên cạnh việc thống nhất tên gọi Resort cho các khu nghỉ dưỡng 5 sao bên bờ biển, với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, Vinpearl cũng đang từng bước hiện diện và mở rộng hệ thống tại các đô thị lớn với chuỗi sản phẩm hoàn toàn mới – City Hotel. Dòng sản phẩm City Hotel bao gồm các khách sạn đẳng cấp quốc tế 5 sao tại những trung tâm kinh tế- văn hóa sôi động nhất nước và tương lai sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra quốc tế.
Cũng như Resort, dòng sản phẩm City Hotel được đặt trong một quần thể hoàn thiện với hệ thống dịch vụ, tiện ích vệ tinh hiện đại, phục vụ nhu cầu hội nghị hội thảo, mua sắm và vui chơi giải trí đồng bộ.
Cùng với việc thống nhất thương hiệu Vinpearl trên toàn hệ thống, Công ty Quản lý khách sạn Vinpearl cũng đã được thành lập theo mô hình công ty quản lý khách sạn chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và nâng cao hơn nữa chất lượng, đẳng cấp dịch vụ quốc tế 5 sao cho toàn hệ thống.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Vinpearl Hotels & Resorts hiện đang sở hữu 5 khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế với tổng số 4.000 phòng, tiếp đón hàng triệu lượt khách mỗi năm. Việc thống nhất thương hiệu Vinpearl trên toàn hệ thống đồng thời, thành lập công ty quản lý khách sạn chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế 5 sao chính là tiền đề cho bước tiến mới, đa dạng hóa và hướng tới một thương hiệu nghỉ dưỡng và khách sạn toàn diện “made in Việt Nam” mang tầm vóc quốc tế.

Hệ thống Vinpearl Hotels & Resorts
Resort:
• Vinpearl Nha Trang Resort (2003), Vinpearl Nha Trang Luxury Resort (2011), Vinpearl Nha Trang Bay Resort & Villas (2014): trên đảo Hòn Tre, hòn đảo lớn nhất giữa Vịnh Nha Trang – một trong 29 vịnh biển đẹp nhất hành tinh.
• Vinpearl Đà Nẵng Resort & Villas (2011) tại vị trí đắc địa nhất dải biển Non Nước, một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh.
• Vinpearl Phú Quốc Resort (2014) tại Bãi Dài – một trong những bãi biển hoang sơ đẹp nhất thế giới.
• Vinpearl Phú Quốc Resort, Vinpearl Hạ Long Bay Resort sẽ ra mắt vào tháng 10-2015, và Vinpearl Golf Land Resort & Villas sẽ ra mắt vào tháng 12-2015 nối dài thêm dải “bờ biển Vinpearl” tuyệt mỹ.Hotel:
• Vinpearl Hotel Landmark 81: Dự án tọa lạc từ tầng 42-76 của tòa tháp Landmark 81 – biểu tượng phồn vinh mới của TP.HCM. Khi hoàn thiện, Vinpearl Hotel Landmark 81 sẽ nằm trong một quần thể hoàn hảo gồm các khu giải trí Vinpearl Land, hệ thống rạp chiếu phim hiện đại Imax, trung tâm thương mại đẳng cấp Vincom Landmark 81, chuỗi bể bơi vô cực với tầm nhìn đẹp nhất thành phố…
Theo phapluattp
Share this:Click to share on Twitter (Opens in new window)Click to share on Facebook (Opens in new window)Click to share on Google+ (Opens in new window)Click to share on Pinterest (Opens in new window)Click to share on LinkedIn (Opens in new window)Click to share on Tumblr (Opens in new window)

Related

Prev Article Next Article

7 biểu tượng thương hiệu tối giản xuất sắc nhất

Thứ 4, 14/09/2016

2909

Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism hay xu huớng thiết kế tối giản đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời trang, âm nhạc, nhiếp ảnh,.. Trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế tối giản ngày càng là lựa chọn của các công ty, khi biểu tượng thương hiệu đang trở nên đơn giản hóa. Bài viết sau đây giới thiệu 7 biểu tượng thương hiệu tối giản được đánh giá xuất sắc nhất trong những năm vừa qua.



1. Premier League 2016

 

 
7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-1

 

Giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu nước Anh khởi đầu mùa bóng 2016 – 2017 với biểu tượng thương hiệu mới được đơn giản hóa thay cho biểu tượng sử tử truyền thống từ năm 1992. Cả hai biểu tượng thương hiệu được tạo ra bởi công ty thiết kế DesignStudio. Lần đầu là văn phòng ở San Francisco đảm nhận thiết kế và lần này là sản phẩm đến từ văn phòng tại thủ đô London của Anh.

 

 

2. Mastercard 2016

 


7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-2

 

Công ty thiết kế Pentagram đã được Mastercard giao nhiệm vụ làm mới thương hiệu 20 năm tuổi của mình. Thiết kế mới vẫn giữ được hai vòng tròn màu đỏ và màu vàng chồng lên nhau. Tuy nhiên, phần hai khối màu đan cài vào nhau – tượng trưng cho các giao dịch – đã được thay bằng một màu khối màu cam. Dòng chữ Mastercard cũng đã được tách ra khỏi biểu tượng và chuyển sang chữ thường. Điều này khiến chúng ta có một biểu tượng thương hiệu nhỏ hơn và khiến khách hàng nhận diện thẻ tín dụng của hãng dễ dàng hơn.

 

 

3. Google 2015

 


7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-3

 

Tháng  8 năm 2015, người khổng lồ tìm kiếm Google đã chuyển thiết kế thương hiệu dạng đổ bóng để sử dụng thiết kế dạng phẳng đơn giản hơn. Các kí tự cũng được chuyển từ phông serif sang  sans-serif “thân thiện” với các độc giả hơn.Thiết kế mới vẫn sử dụng thứ tự và màu sắc cũng như giữ nguyên chữ “e” nghiêng tinh nghịch đã trở thành đặc trưng của các biểu tượng thương hiệu Google từ trước đến nay.

 

 

4. MIT Media Lab 2014

 


7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-4

 

Nhà thiết kế Michael Bierut và Aron Fay đến từ công ty thiết kế Pentagram đã sử dụng một lưới hình vuông để tạo ra nhận diện thương hiệu mới cho trung tâm nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts. Thiết kế lưới này lại được gợi cảm hứng từ mẫu lưới 7×7 được Richard The tạo ra vào năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 25 năm của MIT Media Lab.

 

 

5. Airbnb 2014

 


7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-5

 

Vận dụng câu khẩu hiệu “belong anywhere” của Airbnb, công ty thiết kế DesignStudio từ Luân đôn đã tạo ra cho Airbnb một thiết kế nhận diện thương hiệu mới có tên là “Belo” với ý nghĩa “that can be drawn by anyone”.

Mặc dù nhận được khá nhiều chỉ trích vì có nhiều điểm tương đồng với một số biểu tượng thương hiệu nổi tiếng khác, DesignStudio lại cho rằng điều này làm cho thương hiệu Airbnb được công nhận quốc tế trở nên dễ dàng hơn.

 

 

6. McDonald 2016

 

 
7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-6

 

Đầu năm nay, chuỗi của hàng McDonald  đã đồng loạt sử dụng mẫu bao bì mới theo phong cách đơn giản hóa. Vẫn là một chữ M vàng đậm đã trở thành biểu tượng của công ty, mẫu thiết kế này có kiểu chữ đơn giản hơn, kèm theo màu sắc tươi sáng bao phủ bề mặt của hộp đựng giấy và thẻ. Được thiết kế bởi công ty Boxer, mẫu bao bì này đóng vai trò như một “biển quảng cáo di động” cho gã khổng lồ thức ăn nhanh.

 

 

7. Bảo tàng Whitney 2013

 

 
7-bieu-tuong-thuong-hieu-toi-gian-xuat-sac-nhat-7

 

Experimental Jetset, một công ty thiết kế Hà Lan, đã được thành phố New York thuê để thiết kế lại biểu tượng thương hiệu cho Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Whitney. Công ty đã vận dụng tối đa triết lý đơn giản hóa để cho ra một chữ W mảnh mai – hình ảnh cách điệu của một đường zig-zag và chữ cái đầu tiên của tên bảo tàng Whitney.

“Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng về đường zig-zag. Những đường zig-zag là một phép ẩn dụ cho một lịch sử không đơn điệu, và phức tạp (và do đó thú vị hơn) của nghệ thuật” – trưởng nhóm thiết kế phát biểu với báo chí trong buổi ra mắt sản phẩm mới của công ty.