Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm
Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu
Ra mắt thương hiệu mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư xứng đáng chứ không đơn giản như việc chỉ ra mắt một sản phẩm. Để đảm bảo sự thành công của thương hiệu mới, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Những câu hỏi đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Sao Kim.
1. Thị trường nào tiềm năng?
Nếu ví doanh nghiệp là một chú cá thì thị trường chính là hồ nước. Chú cá cần phải lựa chọn vùng nước có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để vùng vẫy thỏa thích, thoải mái kiếm ăn, phát triển khỏe mạnh và làm bất cứ điều gì yêu thích mà không cần e sợ những con cá to hơn trong hồ nước đó có thể ăn thịt mình bất cứ lúc nào, hay phải nhích bơi từng bước trong một vùng nước chật hẹp – nơi mà những con cá khác đã chiếm hết không gian. Điều đó cũng tương tự như việc doanh nghiệp tìm kiếm và xác định được thị trường tiềm năng trước khi nghĩ tới việc tạo dựng một thương hiệu mới.
Bạn cần phải nhìn nhận vấn đề, doanh nghiệp của mình nhỏ hay lớn, đã có nền tảng vững chắc trong những khía cạnh nào, thị trường xung quanh đang biến động ra sao, người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng sản phẩm – dịch vụ như thế nào, đối tượng khách hàng nào đang là phân khúc màu mỡ để bạn có thể tấn công… Việc tìm kiếm một thị trường tiềm năng sẽ tạo ra tiền đề chắc chắn và mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu là một doanh nghiệp nhỏ, đối đầu với những ông lớn trong cùng lĩnh vực, cùng định vị để giành giật thị phần không phải một ý tưởng thú vị, thậm chí bạn có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường đó vì không đủ sức chống chọi. Lúc này, thị trường ngách là một gợi ý mà bạn nên xem xét. Đó là nơi bạn có thể phát huy được điểm mạnh của mình, thỏa sức vùng vẫy khi chưa có hoặc rất ít đối thủ tập trung, tương tự như việc chú cá luồn vào khe đá và khám phá ra một môi trường sống lý tưởng cho mình trong khi những con cá to lớn khác không thể chui vào được.
Tham khảo thêm bài viết5 Lợi thế đáng gờm của quy mô nhỏ khi xây dựng thương hiệu
2. Giá trị cốt lõi – ưu thế cạnh tranh là gì?
Khi đã xác định được thị trường tiềm năng, việc tiếp theo mà bạn cần làm là chính là xác định giá trị cốt lõi và ưu thế cạnh tranh của mình. Một thương hiệu không thể vươn xa và phát triển mạnh mẽ nếu không có giá trị cốt lõi – bộ xương sống đại diện cho niềm tin, những nguyên lý thiết yếu và lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời không thể cạnh tranh với đối thủ khác nếu không có bất cứ điểm khác biệt nào.
Giá trị cốt lõi là thứ khi rút ra, thương hiệu sẽ chết. Chúng cần được bắt nguồn từ nội bộ doanh nghiệp, truyền tải được sự khác biệt và cảm xúc trong thông điệp sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. VietjetAir là một ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo. Ra đời khi Vietnam Airlines đã thống trị ngành hàng không trong nước, Vietjet Air tạo ra sự khác biệt khi định vị phong cách trẻ trung, năng động dựa trên 4 giá trị cốt lõi: an toàn, vui vẻ, giá rẻ, đúng giờ. Trong khi “an toàn, giá rẻ, đúng giờ” là những giá trị mang tính kỹ thuật thì “vui vẻ” chính là yếu tố quyết định cảm xúc. Chúng khác biệt hoàn toàn với hình ảnh chỉn chu, thanh lịch, chuyên nghiệp mà Vietnam Airlines tạo dựng, và vì vậy Vietjet Air đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và vươn lên thứ 2 trong ngành hàng không nội địa.
3. Hệ thống nhận diện thương hiệu được thiết kế ra sao?
Để phủ sóng phạm vi hoạt động của mình và thâm nhập vào trí nhớ của khách hàng, thương hiệu cần sở hữu những dấu hiệu nhận biết riêng. Hệ thống nhận diện thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, là những gì họ nhìn thấy, nghe thấy và nhận ra thương hiệu trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ tạo ra sự nhận biết, sự khác biệt và thể hiện cá tính đặc thù của thương hiệu, hệ thống nhận diện này còn tác động tới nhận thức và cảm xúc của khách hàng, tạo cảm giác về quy mô chuyên nghiệp và lớn mạnh của doanh nghiệp.
Trước khi quyết định ra mắt thương hiệu mới, bạn cần lên ý tưởng về hệ thống nhận diện của thương hiệu đó. Chúng nên được bắt nguồn từ chính giá trị cốt lõi, định vị thương hiệu và quy chuẩn một cách nhất quán về màu sắc, biểu tượng, font chữ, tỉ lệ… và được sử dụng thống nhất từ logo tới các ứng dụng văn phòng, ấn phẩm truyền thông, hệ thống đại lý, cửa hiệu, bao bì, nhãn mác… Nên nhớ rằng, nếu không có hệ thống nhận diện thương hiệu, chỉ số nhận biết và ghi nhớ thương hiệu của bạn sẽ bằng 0, và bạn có thể để mất khách hàng vào tay một thương hiệu khác có ấn tượng mạnh hơn trong tâm trí của họ.
Tham khảo thêm5 bước xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán
4. Hoạch định chiến lược như thế nào?
Chiến lược đơn giản là việc giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu, sẽ đi đến đâu và đi như thế nào. Để xây dựng thành công một thương hiệu, bạn cần phải hoạch định các chiến lược thương hiệu, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông… Mỗi loại chiến lược đều đóng một vai trò riêng và quyết định trực tiếp tới sự thành bài của thương hiệu và doanh nghiệp.
Nếu không đặt ra câu hỏi về chiến lược của mình, thương hiệu của bạn chỉ như một ngôi nhà được xây dựng mà không có nền móng và bản thiết kế. Bạn sẽ không biết mình phải xây bao nhiêu tầng, bao nhiêu phòng, xây bằng chất liệu gì và thời gian để hoàn thành chúng là bao lâu. Sau một thời gian xây dựng không phương hướng, bạn có thể mắc phải những sai lầm, khiến nhân lực kiệt quệ vì làm việc không theo tổ chức và khiến ngôi nhà sụp đổ vì không có nền móng vững chắc.
Việc thiết lập các chiến lược từ trước khi ra mắt thương hiệu vẽ ra con đường mà bạn sẽ đi, từ khách hàng mục tiêu mà bạn lựa chọn, sản phẩm mà bạn sẽ bán tới cách thức giao tiếp với khách hàng, truyền tải thông điệp của thương hiệu hay cách để bán được sản phẩm, cách thay đổi nhận thức khách hàng… Để đạt được mục tiêu của các chiến lược đó, bạn cũng cần lên kế hoạch về chiến thuật cụ thể, bám sát.
5. Liệu doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực và ngân sách?
Xây dựng thương hiệu không có nghĩa là một việc làm to tát khiến bạn phải huy động hết công suất của tất cả nguồn lực mọi lúc mọi nơi và dốc hết số vốn hiện có. Tuy nhiên, để xây dựng dựng được một thương hiệu thành công, bạn cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, từ nghiên cứu, phân tích các yếu tố nội tại, thị trường, đối thủ, khách hàng… cho tới lên phương án về định vị, chiến lược, nhận diện… Những khâu chuẩn bị đó đòi hỏi bạn phải có một nguồn lực đủ “chất” để đưa ra những quyết sách, phương thức sáng suốt nhất cũng như ngân sách xứng đáng để hoàn thiện các hạng mục.
Trên thực tế, trước khi chuẩn bị ra mắt một thương hiệu mới, nhiều doanh nghiệp thường dành thời gian để chú trọng tới ý tưởng và chất lượng sản phẩm thay vì tập trung vào những yếu tố kể trên. Phần vì không nhận thức được tầm quan trọng, phần vì doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc. Trong tình thế đó, để có thể cân bằng giữa sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu, bạn có thể tìm đến những nhà tư vấn thương hiệu như Sao Kim.
Với đội ngũ chuyên gia đã từng triển khai trên 7000 dự án với hơn 3000 thương hiệu khách hàng, chúng tôi biết mình phải bắt đầu từ đâu với doanh nghiệp bạn và triển khai mọi công việc chuẩn bị cũng như trong quá trình ra mắt thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Sao Kim sẵn sàng kết nối qua số điện thoại 0907780812hoặc email [email protected] ngay từ hôm nay để bạn có những bước chuẩn bị tốt nhất cho thương hiệu mới của mình.
Ra mắt thương hiệu mới – 5 câu hỏi giúp doanh nghiệp quyết định sớm