Chu trình thương hiệu – 7 Cách kéo dài tuổi thọ thương hiệu
Xây dựng thương hiệu
Mộtchu trình thương hiệukéo dài giúp thương hiệu vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Nhưng làm thế nào để kéo dài tuổi thọ thương hiệu – chu trình thương hiệu? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu qua 7 cách kéo dài tuổi thọ thương hiệu dưới đây nhé.
Chu trình thương hiệu – Luôn kiên trì
Thương hiệu không thể xây dựng được trong một sớm một chiều. Để xây dựng được một thương hiệu, bạn phải kiên nhẫn và phải luôn đưa ra những thông điệp và tạo các kinh nghiệm thương hiệu để đảm bảo một cách nhất quán lời hứa thương hiệu của mình. Không chỉ vậy, trong quá trình xây dựng và định vị thương hiệu, ý tưởng sáng tạo luôn luôn được ưu tiên phát huy nhất.
Có lẽ đây là một trong những bí quyết xây dựng thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam thường lãng quên. Các kế hoạch thương hiệu của doanh nghiệp Việt thường mang tính chất ngắn hạn, nỗ lực xây dựng thương hiệu và tiếp thị thường mang tính chất sự vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng doanh thu hay giải quyết hàng tồn kho… hơn là có một kế hoạch xây dựng thương hiệu dài hạn và chiến lược.
Xây dựng thương hiệu cần sự kiên trì và sáng tạo, một thương hiệu mạnh được tạo ra bằng sự kiên trì, duy trì sức mạnh thương hiệu càng đòi hỏi sự kiên trì của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục.
Một ví dụ trong làng thương hiệu Việt bền vững đó là Cà phê Trung Nguyên. Vào những năm 1990, Việt Nam là một trong ba nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hầu hết cà phê của Việt Nam đều có chất lượng thấp và xuất khẩu với giá thấp. Với niềm tin rằng những hạt cà phê chất lượng, đặc biệt của Việt Nam có thể được sản xuất và bán với giá trị cao tương xứng năm 1996, doanh nhân Đặng lê Nguyên Vũ đã thành lập Trung Nguyên, công ty sản xuất cà phê cùng một hệ thống quán cà phê.
Cách xây dựng thương hiệu của Trung Nguyên là khơi dậy tinh thần Việt kết hợp di sản văn hóa và tính hiện đại, được thể hiện rõ trên bao bì, trong mô hình thiết kế, trang trí của các quán cà phê. Với slogan “Khơi nguồn sáng tạo”, cafe Trung Nguyên đã tạo cảm hứng, thúc đẩy sáng tạo cho những người thưởng thức cà phê.
Chu trình thương hiệu – Sự nhất quán
Thương hiệu được tạo dựng khi khách hàng tin vào lời hứa của thương hiệu mà họ đã được kiểm chứng bằng những trải nghiệm trong thực tế. Những trải nghiệm này tạo thành nhận thức và mong đợi. Nếu thương hiệu của bạn không đáp ứng được mong đợi của khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc của thương hiệu thì khách hàng sẽ cảm thấy bối rối và kết cục là họ sẽ tìm kiếm một thương hiệu khác đáp ứng được sự mong đợi của mình.
Để đạt được sự nhất quán này thì bạn phải làm rất nhiều công việc như phải có được một chiến lược thương hiệu xuyên suốt, kết nối được chiến lược này vào mọi công đoạn trong mô hình kinh doanh, thể hiện được chiến lược này thông qua các thông điệp truyền thông cũng như các hình ảnh nhất quán của thương hiệu (hệ thống nhận diện thương hiệu).
Nhìn lại thương hiệu Vinamilk bền vững. Phát triển vươn mình từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bước sang thời kỳ đổi mới Vinamilk hiểu để phát triển mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sữa hơn lúc nào hết phải chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu tại chỗ đảm bảo chất lượng. Đặc biệt vừa qua trong khi một loạt thương hiệu sữa ngoại dính nghi vấn nhiễm khuẩn còn Vinamilk vẫn tiếp tục khẳng định sự phát triển bề vững của mình với phương châm “chất lượng là hàng đầu”.
Tóm lại, xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Khi bạn xây dựng thương hiệu chính là việc xây dựng sự phát triển bền vững và dài hạn. Mặc dù, giá trị của thương hiệu không được ghi nhận trong bản cân đối kế toán nhưng thương hiệu là một tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp và điều này đã được thừa nhận.
Xem thêm: Bộ nhận diện nhất quán giúp bạn xây dựng thương hiệu thế nào?
Chu trình thương hiệu – Các chiến dịch quảng cáo luôn mới mẻ, sáng tạo
Hãng nước giải khát Coca Cola luôn là một bậc thầy về các chiến dịch quảng cáo bởi sự nổi bật và độc đáo. Nhờ sự mới lạ trong hình thức và nội dung, những chiến dịch luôn khiến công chúng trên thế giới phải bất ngờ thán phục trước sự sáng tạo của thương hiệu này.
Đặc biệt, tuy có xuất phát điểm ở Mỹ nhưng những sản phẩm của Coca Cola đến từng thị trường lại luôn đổi mới để mang sắc thái và phong cách riêng phù hợp với người dân bản địa. Ví như: Chiến dịch Hello Happiness (2014):
Coca Cola được người tiêu dùng khắp nơi coi như một thương hiệu gắn với niềm hạnh phúc. Chủ đề “Hạnh Phúc” được nhiều nhãn hàng trên thế giới lựa chọn để gửi gắm thông điệp đến khách hàng, nhưng chỉ Coca Cola được đánh giá là thành công nhất, vì những chiến dịch của Coca Cola không chỉ hướng đến việc sẻ chia hạnh phúc cho mọi người mà còn tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội.
Hãng Coca Cola dựng 5 buồng điện thoại công cộng với cái tên “Hello Happiness” ở khu sinh sống và làm việc của những người lao động xa quê tại Dubai vào tháng 3 năm 2014. Những người dân làm việc tại đây hầu như không có thời gian gọi điện cho người thân, với họ, niềm hạnh phúc mỗi ngày chỉ đơn giản là được nói chuyện với gia đình. Điểm sáng tạo của những buồng điện thoại này là thay vì dùng đồng xu, người dân sử dụng nắp chai Coke, mỗi nắp có giá trị bằng 54 xu, sẽ tương ứng với 3 phút gọi điện.
Coca Cola đã ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của người lao động khi họ được nói chuyện với gia đình. Không chỉ đơn thuần là một cuộc điện thoại, mà nó chứa đựng sự đồng cảm sâu sắc cũng như thấu hiểu ước muốn nhỏ nhoi với người lao động. Coca Cola đã thực sự trao cho họ niềm hạnh phúc theo cách độc đáo mà lại bình dị, thiết thực.
Hay chiến dịch in tên người dùng lên vỏ lon…Đó đều là những chiến dịch vô cùng sáng tạo, mới mẻ và cực kỳ thu hút. Đó chính là lý do vì sao Coca Cola lại luôn được coi là thương hiệu phát triển bền vững.
Hãy luôn đầu tư, luôn sáng tạo cho các chiến dịch truyền thông của mình nhé.
Chu trình doanh nghiệp – Cân nhắc trước khi đổi mới
Năm 1985, công ty Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất loại nước ngọt danh tiếng này của họ và thay thế nó bằng một sản phẩm có công thức mới vừa được tung ra thị trường với tên là New Coke.
Vấn đề là công ty Coca Cola đã đánh giá không đúng về sức mạnh thương hiệu đầu tiên của họ. Ngay sau khi quyết định được thông báo, một phần lớn dân Mỹ quyết định cấm vận đối với sản phẩm mới này. Vào ngày 23/4/1985, New Coke được tung ra thị trường và chỉ vài ngày sau việc sản xuất Coke nguyên thủy ngưng hẳn. Quyết định kết hợp này kể từ đó đã được xem như một ‘sai lầm marketing lớn nhất của mọi thời đại’. Nhận định về New Coke trở nên tồi tệ và công chúng trở nên giận dữ vì thực tế là Coca Cola không còn tồn tại bao lâu nữa.
Mọi sự trở nên rõ ràng là Coca Cola không còn lựa chọn nào khác ngoài việc mau chóng sử dụng trở lại thương hiệu và công thức truyền thống của họ. “Chúng tôi đã nghe các bạn”, Goizueta đã nói thế trong cuộc họp báo ngày 11/7/1985. Và rồi ông nhường lời cho trưởng ban điều hành của công ty – Donald Keough, thông báo việc trở lại của sản phẩm cũ.
Và bài học là các bạn cần tập trung vào sự nhận thức về thương hiệu và đừng trở thành bản sao của đối thủ. Vì Coca Cola đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Pepsi trong thời điểm đó.
Xem thêm: Lý do doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu
Kênh truyền thông
Ngày trước, khách hàng bị ảnh hưởng bởi truyền thông truyền thống theo cách: Chú ý – quan tâm – mong muốn – nhớ lại – hành động. Với cách thức này, thương hiệu xuất hiện trước khi khách hàng có nhu cầu và sẽ được gợi nhớ lại khi khách hàng phát sinh nhu cầu. Tuy nhiên, trí nhớ của con người thì không trung thành, nó luôn luôn bị xóa bỏ, thay thế bởi 1 điều gì đó hay hơn, thú vị hơn. Điều này tạo nên sự cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Với cách truyền thông truyền thống, trong trò chơi dành lấy vị trí top of mind của người dùng, nhiều tiền hơn bạn sẽ thắng.
Với Internet, cách thức người dùng tìm đến thương hiệu lại xuất phát từ bên trong. Người dùng không phải nhớ lại mà sẽ có hành động “tìm kiếm” nghĩa là khi phát sinh nhu cầu đối với một sản phẩm nào đó người dùng sẽ tìm kiếm những thông tin xung quanh sản phẩm. Ngoài ra, người dùng ngày nay cũng khó tính hơn, họ xem những bình luận, những bài viết có liên quan, những kinh nghiệm của những người đã sử dụng để có đầy đủ thông tin ra quyết định mua cho mình. Bên cạnh đó, nếu thương hiệu đem lại cho người dùng những trải nghiệm thú vị thì họ sẽ chia sẻ điều đó cho những mối quan hệ trực tuyến của mình.
Sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, một cái tên có thể được lan truyền trên khắp thế giới trong vòng một thời gian ngắn. Nhưng ngày nay, điều này được đảm nhiệm bởi người dùng, một nguồn lan truyền tin tức đáng tin cậy trong thế giới nhiễu loạn thông tin ngày nay. Satjiv Chahil, một chuyên gia marketing của Sony, đã tận dụng kênh thông tin này rất thành công để giới thiệu máy tính xách tay của Sony. Trước khi sản phẩm mới chính thức ra mắt, ông liên lạc với những người nổi tiếng và có ảnh hưởng trong giới công nghệ thông tin và đề nghị họ dùng thử máy tính của mình đầu tiên. Kết quả là một lô các máy tính mới được chuyển đến tay “đúng người” và những người nổi tiếng trong giới công nghệ thông tin này lập tức thu hút sự chú ý cho dòng máy tính mới tại mọi nơi họ đến.
Chu trình thương hiệu – Thương hiệu bền vững không chỉ là tiếp thị
Nếu bạn đang chuẩn bị cho chuyến du lịch của mình. Bạn tìm được brochure của một khu resort cao cấp, phòng ốc thật sang trọng và hoàn hảo. Bạn quyết định, đây đích thị là điểm nghỉ chân lý tưởng của mình.
Rồi ngày đẹp trời ấy cũng đến, bạn háo hức đến resort. Thực tế vượt xa những gì bạn mong đợi. Phòng ốc cũ mốc và ẩm thấp. Thức ăn cố nuốt cũng không trôi. Nhân viên phục vụ cộc cằn. Chán nản và bực dọc, bạn xách hành lý ra đi, thề trong lòng sẽ không bao giờ quay trở lại. Tất cả những gì họ hứa hẹn với bạn trong brochure chỉ là vỏ bọc quảng cáo.
Xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là tiếp thị. Cơ may thành công sẽ rất thấp nếu như bạn không đảm bảo rằng mọi khía cạnh trong công việc đều thể hiện rõ và bổ trợ cho thương hiệu bạn muốn xây dựng. Bên cạnh đó, nhân sự – một trong những tài sản trọng yếu của doanh nghiệp – phải được đào tạo bài bản trong tác phong và cách thể hiện thương hiệu. Đây là điều đặc biệt quan trọng với những công ty chuyên về dịch vụ vì bạn không có một sản phẩm hữu hình, thay vào đó, những gì bạn mang đến cho khách hàng chính là tài sản ‘mềm’ như kiến thức, kinh nghiệm và con người.
Nghiên cứu thị trường
Người nghiên cứu thị trường là người tìm kiếm các thông tin của người mua cũng như nhu cầu mong muốn và các phản ứng của họ để cải tiến hoàn thiện hàng hoá dịch vụ. Nghiên cứu thị trường có thể được định nghĩa như sau: Nghiên cứu thị trường là việc nhận dạng, lựa chọn thu thập, phân tích và phổ biến thông tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác định và xử lý những vấn đề và cơ hội Marketing.
Muốn xác định thương hiệu phải tiến hành nghiên cứu, hỏi khách hàng những câu hỏi cơ bản như “Bạn cảm thấy thế nào khi mua sản phẩm?” “Nhu cầu nào của bạn được thoả mãn khi mua/sử dụng sản phẩm này?”.
Bỉm Pamper là một thương hiệu rất tốt của Châu Âu tuy nhiên lượng bán hàng có dấu hiệu giảm dù sản phẩm rất tốt. Qua nghiên cứu họ nhận ra các bà mẹ không quan tâm đến chất lượng Bỉm khô – thoáng mà quan tâm đến việc con của họ ngủ có ngon giấc hay không? Điều này khiến cho họ thay đổi thông điệp khi marketing và lượng bán hàng tăng lên nhanh chóng.
Theo xu thế là một hướng không dễ dàng nếu tạo lập thương hiệu. Xu thế có thể thay đổi và làm tốt hơn cái đã có không dễ. Huyndai là một ví dụ khi họ luôn định hình là một sản phẩm tốt như Lexus nhưng rẻ hơn. Vì thế Huyndai tạo ấn tượng là chuyên đi bắt chước chứ không phải là thương hiệu sáng tạo. Cách để tạo ra xu thế là phải nghiên cứu những sự thay đổi về văn hoá.
Là một thương hiệu, không nhất thiết phải hài lòng số đông. Mỗi thương hiệu sẽ có phân khúc thị trường nhất định. Tìm hiểu sâu về khách hàng của mình chính là cách tìm ra lời giải đáp.
Với các thông tin về 7 cách kéo dài tuổi thọ thương hiệu – chu trình thương hiệu trên đây, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có được cho mình kinh nghiệm cũng như bài học hữu ích để tạo nên một thương hiệu bền vững. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0907780812hoặc [email protected] nhé.
Chu trình thương hiệu – 7 Cách kéo dài tuổi thọ thương hiệu