5 bước xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu
Xác định tính cách thương hiệu sẽ tạo nên thành công lớn cho doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn. Và thường những “tên tuổi lớn” luôn có một tính cách nổi trội đầy khác biệt. Nhưng làm thể nào để xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn? Hãy cùng khám phá 5 bước xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp/sản phẩm dưới đây của Sao Kim nhé.
Bước 1 – Xác định khách hàng mục tiêu của thương hiệu
Bạn cần phải tập trung nghiên cứu thị trường để tìm ra khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hay sản phẩm.
Bạn phải lập bộ chân dung về khách hàng mục tiêu. Xác định rõ ràng insight khách hàng như nhu cầu, mong muốn, cảm xúc và đặc biệt tính cách, sở thích của họ. Thói quen của họ là gì? Hành vi của họ như thế nào? Họ thích gì? Họ muốn thấy gì? Họ trẻ trung, năng động hay trung niên, sang trọng…
Đặc biệt, các bạn cần phải biết về đối thủ của mình. Thương hiệu của đối thủ đang ở vị trí nào? Định vị thương hiệu ra sao? Tính cách của các thương hiệu đó có gì khác biệt? Có thành công hay không?
Quan trọng là, bạn phải nắm bắt được xu hướng thị trường. Luôn phải cập nhật những xu hướng nổi trội nhất và dự đoán xu hướng sắp diễn ra. Khi bạn nắm rõ những xu hướng đó, bạn có thể mô tả được tính cách một cách chính xác nhất.
Khách hàng mục tiêu
Biti’s – Nhanh nhạy chuyển hướng tập khách hàng
Biti’s dần nhận ra nhiều lỗ hổng của một thương hiệu già cỗi và chậm tiến, trên cả một sự thay đổi, họ cần có một cuộc cách mạng cho thương hiệu của mình. Họ nhận ra, tâm lý khách hàng đã thay đổi. Khách hàng ngày nay không chỉ đi giày để giữ ấm hay cho các mục đích cụ thể khác mà đôi giày còn giống như một món đồ trang sức, giúp khẳng định đẳng cấp, giá trị và phong cách sống của riêng họ. Điều mà các thương hiệu ngoại làm rất tốt.
Quan trọng hơn cả, họ hiểu mình cần tập trung hướng tới khách hàng mục tiêu hơn là dàn trải và họ chọn hướng tới giới trẻ với một dòng sản phẩm hoàn toàn mới Biti’s Hunter – mang thiết kế hiện đại, trẻ trung và đa dạng mẫu mã để đáp ứng được phong cách của nhiều người.
Việc xác định rõ tập khách hàng cũng giúp chiến lược marketing trở nên dễ dàng hơn, bằng việc kết hợp với nghệ sĩ trẻ cá tính, có sức ảnh hưởng tới giới trẻ Việt như Sơn Tùng, Soobin Hoàng Sơn cùng những “Lạc Trôi”, “Đi để trở về” hồi đầu năm 2017 đã trở thành một trong những case truyền thông ấn tượng nhất của thị trường quảng cáo Việt Nam, đưa Biti’s trở lại vị thế “Ông Hoàng”.
Đó là bằng chứng cho khả năng nhạy bén để thay đổi chính mình, đưa ra các quyết định chính xác trong nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và kịp thời để chớp lấy cơ hội.
Bước 2: Định vị thương hiệu
Sau khi xác định khách hàng mục tiêu cũng như nhu cầu của họ, các bạn cần định vị thương hiệu của mình trong quá trình xây dựng tính cách thương hiệu. Định vị thương hiệu là bước đi nhằm xác định tầm nhìn, sứ mệnh, logo, slogan, bộ nhận diện thương hiệu…Khi đã xác định được những giá trị cốt lõi đó, phân tích những đặc điểm lý tưởng của thương hiệu thể hiện được tính cách.
Bước này rất quan trọng với các doanh nghiệp dù mới khởi nghiệp, vừa và nhỏ hay có quy mô lớn. Bởi đây là bước bạn hiểu chính mình để khẳng định bản thân hay tái định vị thương hiệu để có những bước đi cũng như chiến lược thương hiệu bền vững.
Xem thêm: Định vị thương hiệu và 9 phương pháp Brand Positioning
Cafe Trung Nguyên xác định giá trị cốt lõi
Công ty Cổ phần Giải pháp Tòa Nhà Thông Minh (IBS)
Sau 10 năm hoạt động và trở thành một trong những doanh nghiệp đầu ngành, IBS quyết định thay đổi và làm mới hệ thống nhận diện thương hiệu nhằm thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp và bản sắc của mình.
Bộ nhận diện thương hiệu mới của IBS
Bước 3: Chọn từ ngữ đặc tả tính cách thương hiệu
Từ nét tính cách đặc trưng của nhóm khách hàng mục tiêu khi nghiên cứu thị trường tới định vị thương hiệu, kết hợp với những nét đặc trưng với thương hiệu, các bạn hãy lựa chọn các từ ngữ miêu tả chính xác nhất tính cách thương hiệu của mình.
Ví như: Đổi mới, khác biệt, táo bạo, sáng tạo như Apple.
Hài hước, thân thiện như Mc Donald.
Sự cuốn hút và khác biệt như Louis Vuition.
Tính cách thương hiệu thường sẽ là sự tụ hợp của 2 hay 3 nét tính cách. Hãy lựa chọn ngôn từ một cách cẩn thận, hay nhất nhưng phải chính xác và phù hợp để dung hòa khách hàng mục tiêu và chính bản thân doanh nghiệp, sản phẩm của bạn.
Xem thêm: 5 bước xác định Personas khách hàng mục tiêu
Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách thương hiệu
Các bạn cần tỉnh táo để lựa chọn tính cách thương hiệu phù hợp nhất theo các tiêu chí dưới đây:
Phù hợp với đặc điểm của thương hiệu: Tính cách thương hiệu trước tiên phải phù hơp
Khác biệt: Tính cách thương hiệu phải độc nhất. Điều này có nghĩa là tính cách thương hiệu phải hoàn toàn khác với đối thủ. Không bao giờ được chọn nét tính cách giống với đối thủ nhất là khí đối thủ đó đã thành công.
Hãy nghĩ về sự táo bạo, luôn tiên phong đem tới những sáng tạo, đổi mới không ngừng mà không kém phần bí mật của Apple trong tất cả những lần ra mắt sản phẩm của họ. Hãy nghĩ về chiến dịch “Think Different” của họ.
Think Different
Có khả năng biểu đạt: Bất kì tính cách nào bạn chọn cho thương hiệu cần có khả năng thể hiện dễ dàng và trọn vẹn ý nghĩa, dễ hình dung. Đó nên là “Hài hước”, “Táo bạo”, “sáng tạo” … là những tính cách rõ ràng, nhưng những tính cách có ý nghĩa trừu tượng như “may mắn”, “hào phóng” hay có ý nghĩa phức tạp đều rất khó để biểu đạt thành công. Do vậy, đơn giản hóa tính cách nhưng không giảm giá trị của tính cách thương hiệu là nhiệm vụ của bước này.
Hướng tới giới trẻ, với mong muốn tạo nên thế hệ kế tiếp, vậy nên nhắc tới Pepsi, chắc chắn các bạn sẽ nhắc tới sự trẻ trung, năng động, sành điệu, hài hước phải không?
Bước 5: Phối hợp tính cách cùng hình ảnh minh họa
Tính cách thương hiệu thường có hai đến ba nét tính cách khác nhau để bổ trợ cho nhau. Sự phối hợp cần được xem xét một cách kĩ càng để chọn được nét tính cách phù hợp nhất và tạo hiệu quả khi kết dính với nhau. Bởi nếu không, thương hiệu của bạn sẽ dễ mâu thuẫn. Bên cạnh đó, những tính cách này cần phải được kết hợp với những tông màu đặc tả được các tính cách đó sao cho khách hàng mục tiêu có thể “ cảm thức” ngay lập tức.
Bạn có thể thấy tính cách thương hiệu của Vinamilk, Colgate chính là sự kết hợp của 3 nét tính cách quan tâm, ân cần, chu đáo.
Pepsi hướng tới những người trẻ tuổi, với mong muốn cho họ cảm giác sảng khoái, mát lạnh và tràn đầy sức sống mỗi khi thưởng thức những lon nước ngọt này. Vì thế những bức hình quảng cáo của hãng này thường xoay quanh thể thao, âm nhạc và tuổi trẻ sôi đông, kết hợp màu xanh nước biển quen thuộc mà ông John Swanhaus – Phó giám đốc marketing Pepsi đã từng giải thích: Màu xanh ấy để diễn tả sự bình yên, hiện đại, sự khoáng đạt và mát lạnh. Chính hình ảnh này, kết hợp với nét tính cách năng động, giàu năng lượng, trẻ trung của thế hệ trẻ thật sự đã vẽ nên tính cách thương hiệu Pepsi một cách hiệu quả.
Pepsi
Trên đây là 5 bước để xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn một cách chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng, “tính cách” không chỉ giúp thương hiệu đầy cá tính, khác biệt, điều này còn giúp khách hàng hành động vì thương hiệu của bạn.
Nguồn: Sao kim Branding
Chuyên gia số 1 về Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- Khi nào doanh nghiệp cần tới Business Guidelines
- Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp
5 bước xác định tính cách thương hiệu cho doanh nghiệp