Lý do doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu
Thông tin tham khảo,Xây dựng thương hiệu
Tái định vị thiết kế thương hiệu là một hoạt động mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên có những doanh nghiệp thực hiện việc này chỉ bởi lo sợ bị đối thủ bỏ xa khi chứng kiến họ tái thiết kế, thay vì hiểu được tại sao mình phải thực hiện. Nội dung của bài viết dưới đây sẽ đề cập tới những lý do để doanh nghiệp thực sự cần tái thiết kế thương hiệu.
=>> Tham khảoTái thiết kế thương hiệu là gì?
1. Tăng tính thẩm mỹ cho bộ nhận diện
Hệ thống nhận diện ra đời cùng lúc với thương hiệu, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu trên thị trường. Mặc dù đã được tính toán kỹ lưỡng khi thiết kế lần đầu tiên nhưng qua quá trình sử dụng trong thực tế, không thể tránh khỏi việc doanh nghiệp cảm thấy không hài lòng với ý tưởng hay thiết kế của chính mình. Điều này còn đặc biệt đúng với các thương hiệu có thâm niên trên thị trường, bởi tiêu chí đánh giá tính thẩm mỹ của bộ nhận diện trong mỗi thời kỳ thường không giống nhau.
Bạn có thể nhìn vào trường hợp tái định vị thương hiệu thông qua 3 lần cải tiến logo của Starbucks. Từ hình ảnh nàng tiên cá với 2 chiếc đuôi hiện rõ trên tông màu nâu – trắng, logo của Starbucks được thay đổi bằng việc lược bớt các chi tiết rườm rà và sử dụng phần tóc dài để che đi bộ ngực – phần nhạy cảm của biểu tượng. Vào lần điều chỉnh thứ 2, Starbucks đã zoom cận mặt nàng tiên cá và tối giản hóa 2 chiếc đuôi. Cuối cùng, thương hiệu thay đổi màu sắc phần biểu tượng và lược bỏ phần chữ chạy quanh như logo mà chúng ta đang thấy hiện nay. So sánh mẫu thiết kế hiện tại và thời điểm năm 1971, rõ ràng logo của Starbucks đã trở nên đẹp, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhưng vẫn giữ được tinh thần chủ đạo của mình.
2. Khiến bộ nhận diện trở nên hiện đại hơn
Thị trường luôn biến đổi không ngừng và tâm lý, nhu cầu của khách hàng cũng luôn là một biến số. Trong thời đại phát triển như hiện nay, tiêu chí hiện đại luôn cần được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các doanh nghiệp không chỉ trong định hướng phát triển mà còn bao gồm cả ý tưởng thiết kế. Sự hiện đại sẽ mang đến cái nhìn về một doanh nghiệp năng động, hội nhập và sẵn sàng đổi mới để phù hợp với thực tế trong mắt công chúng.
Tái thiết kế thương hiệu có thể khiến nhận diện trở nên hiện đại hơn bằng cách đơn giản hóa logo, lược đi những chi tiết không cần thiết hoặc thay đổi biểu tượng mang tính mới mẻ hơn, điều chỉnh với màu sắc được phối kết hợp bắt mắt và hợp xu hướng hơn… Kết quả từ sự tái định vị thương hiệu của Apple là trường hợp điển hình của lý do này.
3. Gây ấn tượng mạnh hơn với khách hàng
Giữa hàng loạt những đối thủ với rất nhiều những bộ nhận diện khác nhau, nếu thiết kế logo hay các ứng dụng khác của bạn càng hiện đại, đơn giản, đẹp đẽ và mang ý nghĩa nhất định, khách hàng sẽ càng ghi nhớ hình ảnh của bạn tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ gây ấn tượng mạnh và dễ tiếp cận với tâm trí khách hàng hơn.
Từ ví dụ trên của Apple, rõ ràng hình khối và màu sắc ở thời điểm hiện tại của trái táo cắn dở có thể khiến công chúng nhận ra ngay các sản phẩm của Apple thay vì hình ảnh Newton ngồi dưới gốc cây táo với vô số chi tiết rườm rà khác tại thời điểm năm 1976. Thậm chí, họ cũng dễ dàng mô tả lại màu sắc của phiên bản hiện tại hơn so với việc liệt kê thứ tự xuất hiện của 7 màu trên logo năm 1977. Đối với Apple, hình ảnh trái táo cắn dở đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và đánh bại tất cả những biểu tượng khác trong lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh.
4. Nhấn mạnh cá tính khác biệt của thương hiệu
Sau suốt quá trình dài xây dựng thương hiệu, bạn dần đạt được chỗ đứng và ngày càng khẳng định được vị thế của mình, tuy nhiên có không ít đối thủ cũng thành công và đang có hướng đi tương tự như bạn. Lúc này, để bứt phá và khẳng định mình, tái định vị thương hiệu là cách hợp lý để bạn củng cố và nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi và cá tính khác biệt của thương hiệu. Đó cũng có thể là những nét cá tính cố hữu đã được dày công xây dựng hay nét cá tính đã dần thuyết phục khách hàng nhưng chưa được nhấn mạnh xứng đáng.
Sao Kim xin lấy ví dụ từ hoạt động tái thiết kế của thương hiệu xe Audi. Với mục tiêu trở thành thương hiệu dẫn dầu tại phân khúc xe hạng sang, Audi quyết định tái thiết kế nhận diện của mình để định vị một cách rõ nét hơn hình ảnh của một thương hiệu sang trọng, chất lượng cao và không ngừng cải tiến. Logo mới của Audi nổi bật hơn nhờ tạo hiệu ứng lớp mạ crom trên bề mặt. Kiểu chữ biến tấu cũng được thay đổi về font chữ mang tính đơn giản, truyền thống hơn và lệch về phía bên trái logo thay vì chính giữa như những thương hiệu khác vẫn áp dụng.
5. Sửa chữa các sai sót
Bạn sẽ dần nhận ra mình đã mắc phải một số sai lầm khi thiết kế nhận diện thương hiệu khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với đối thủ khác, tạo ra nhận thức sai lầm của công chúng về bạn và hạn chế sự phát triển thương hiệu cũng như ngăn cản bạn đến với những khách hàng mong muốn. Tái thiết kế thương hiệu sẽ là phương án cứu cánh để bạn khắc phục và sửa chữa những sai lầm đó.
Trường hợp khách hàng Cosiana Hotel của chúng tôi là một điển hình. Trước đây Cosiana là một khách sạn 3 sao mang tên Prince Hotel – cái tên mà bạn có thể gặp ở bất cứ đâu và rất dễ gây nhầm lẫn bởi có không ít khách sạn cũng mang tên tương tự. Việc tạo ra một hệ thống nhận diện thiếu nhất quán và không có gì nổi trội cũng là điểm yếu khiến khách sạn này không thể được ghi nhớ bởi khách hàng. Sau quá trình nghiên cứu, Sao Kim đã sáng tạo ra cái tên Cosiana từ sự kết hợp giữa Cosy – ấm cúng và Asia – Á châu để mang tới cảm nhận về một không gian gần gũi, thân thiện và chu đáo tới khách hàng. Đồng thời, hệ thống nhận diện cũng được tái thiết kế để đảm bảo sự nhất quán với tên gọi, logo và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
6. Giúp thị trường nhận diện những thay đổi của thương hiệu
Trong trường hợp bạn đang định hướng một con đường mới và triển khai những chiến lược mới trong định vị, mở rộng quy mô hay thay đổi trong kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ…, phát tín hiệu với thị trường và khách hàng là việc làm cần thiết để cho thấy động thái chuyển mình của thương hiệu. Chúng có thể mang lại cái nhìn tốt hơn về thương hiệu và thu hút khách hàng đến gần hơn. Công chúng sẽ cảm nhận được sự đổi mới, sự tôn trọng mà thương hiệu dành cho họ và sẽ lựa chọn bạn.
Việc phát tín hiệu cho sự thay đổi đã được MTV thực hiện khi lược bỏ dòng chữ “Music Television” trong logo nhằm khẳng định kế hoạch dấn thân vào các lĩnh vực truyền hình khác ngoài âm nhạc. Logo mới thể hiện một MTV được định hình từ sự nâng đỡ của quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên thực tế, hàng loạt các chương trình văn hóa và giải trí khác nhắm tới giới trẻ đã đổ bộ trên MTV tạo ra hiệu quả lớn và củng cố thêm địa vị của MTV trong lòng người hâm mộ.
7. Đưa uy tín doanh nghiệp lên tầm cao mới
Bất cứ sự thay đổi nào cũng ẩn chứa cả cơ hội và rủi ro. Nếu tái thiết kế thương hiệu một cách sáng suốt sau khi đã nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng, bạn sẽ được thị trường và công chúng nhìn nhận bằng con mắt quan tâm, ngưỡng mộ vì những nỗ lực cải biến và không ngừng nâng cao chất lượng. Khi đó, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu càng khẳng định được uy tín và sự chuyên nghiệp của mình bởi chiến lược sáng suốt.
Ngược lại, tái định vị thương hiệu một cách tùy tiện, không tính toán tới sự cần thiết và hiệu quả có thể sẽ khiến doanh nghiệp vấp phải sự phản đối và quay lưng của khách hàng như trường hợp của thương hiệu thời trang GAP khi thay thế logo cũ mạnh mẽ, thanh lịch, sang trọng bằng thiết kế mới bình thường, đơn điệu và tạo cảm giác lười biếng.
Tái thiết kế là quan trọng nhưng không phải là hoạt động để tất cả các thương hiệu cùng áp dụng. Trên hết, trước khi bắt tay vào tái định vị thương hiệu, hãy xác định rõ động cơ và mục tiêu của mình. Nếu bạn đang trong trạng thái mông lung không biết liệu mình nên giữ nguyên nhận diện cũ hay thay đổi chúng bằng một hình ảnh mới mẻ hơn, hãy liên hệ với Sao Kim qua hotline 0907780812 để được đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế thương hiệu của chúng tôi trợ giúp và tư vấn.
Nguồn: Memilus Agency
Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
- 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp
Lý do doanh nghiệp cần tái thiết kế thương hiệu