8 nguyên tắc không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm

8 nguyên tắc không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm 2

8 nguyên tắc không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm

Memilus Creative Agency

Brand - Ecommerce - App - Print

8 nguyên tắc không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm 3

Đặt tên thương hiệu

Một sản phẩm được yêu thích không thể có một cái tên dở tệ. Hãy chú ý 8 nguyên tắc để tránh xa một cái tên có nguy cơ làm sản phẩm của bạn bị người tiêu dùng lạnh nhạt.

Tham khảo trọn bộ 27 tài liệu đặt tên thương hiệu giúp doanh nghiệp đặt tên hiệu quả

1. Hãy đặt một cái tên dễ nhớ

Không gì tuyệt vời hơn là bạn tìm được một cái tên mà bất cứ khách hàng nào, dù thuộc thành phần trí thức hay lao động phổ thông, lớn tuổi hay thanh niên, đều có thể nhớ ngay lập tức. Đó là lý do mà rất nhiều thương hiệu thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh hoặc có phân khúc khách hàng trải rộng luôn có cái tên ngắn gọn, đơn âm hoặc là những từ chứa điệp âm nhưng phải cực kỳ dễ nhớ. Ví dụ điển hình của nguyên tắc này chính là thương hiệu thời trang thể thao Nike, khi ban lãnh đạo quyết định thay tên gọi cũ Blue Ribbon. Người mua không hẳn ai cũng biết Nike là tên nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hi Lạp nhưng họ vẫn dễ dàng nhận ra ngay thương hiệu ở bất kỳ đâu.

Neon-Nike

2. Ưu tiên những cái tên có ý nghĩa

Ngoài việc lấy luôn tên của người sáng lập đặt cho thương hiệu, thì tìm được một cái tên ý nghĩa luôn là mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào. Lego là một thương hiệu thành công khi tìm được cái tên vừa ngắn gọn, dễ nhớ và có ý nghĩa liên quan đến sản phẩm. Trong tiếng Đan Mạch, leg godt, có nghĩa là “chơi hay”.

lego

3. Đừng quên yếu tố âm điệu của tên

Không phải ai cũng biết những kiến thức cao siêu như tên các vị thần Bắc Âu, hay địa danh dù vô cùng nổi tiếng của một quốc gia xa lạ. Vì vậy, cách thông minh nhất là tìm được một cái tên gần gũi, dễ tra cứu và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ điển hình của nguyên tắc này là Google, đây không chỉ là một cái tên dễ đọc, dễ nhớ, liên quan trực tiếp đến đặc trưng của sản phẩm mà khả năng đọc lên vô cùng dễ và không bị nhầm lẫn trên toàn thế giới. Điều này sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu Google giữ nguyên tên gốc là Googol (đơn vị số học 10100).

google

4. Đừng kì vọng một cái tên mà tất cả mọi người đều yêu thích

Steve Jobs nổi tiếng là một gã cứng đầu nhưng không thể phản bác. Không chỉ đặt một cái tên “thơ mộng” quá mức nhưng vô cùng thành công cho một thương hiệu thiết bị di động, Apple, Jobs còn tạo nên một cái tên ban đầu không phải ai cũng thích nhưng giờ đây cũng cực kỳ nổi tiếng, đó là Pixar. Ban đầu, Pixar có một cái tên vô cùng chung chung là The Graphic Group. Sau khi đổi tên, khỏi phải nói thương hiệu đã phát triển rực rỡ thế nào và được yêu mến bởi hàng triệu người mê phim hoạt hình trên toàn thế giới.

Pixar_logo

5. Tên gọi gắn liền với liên tưởng

Có một giai thoại vô cùng nổi tiếng về đặt tên thương hiệu, đó là khi chủ tịch hang Piaggio nghe thấy tiếng nổ của chiếc xe mới được chế tạo, ông đã nói “nghe cứ như tiếng cả đàn ong ấy nhỉ”, và thế là chiếc xe đã trở thành một huyền thoại, với cái tên Vespa – tiếng Ý nghĩa là “con ong”. Có thể nói, cùng một nhà sản xuất, nhưng so với những thương hiệu khác, Vespa thành công hơn hẳn, một phần cũng bởi cái tên cực kỳ dễ đọc, dễ nhớ và dễ liên tưởng.

vespa

6. Càng trực diện càng hiệu quả

Tên “Airbus” được lấy từ một thuật ngữ không độc quyền được sử dụng bởi ngành công nghiệp hàng không. Và sau nhiều thăng trầm, giờ đây, Airbus là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, kí kết được nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp máy bay hơn cả Boeing. May mắn là những cổ đông của hãng (đến từ nhiều quốc gia thuộc liên minh Châu Âu) đã thống nhất giữ tên thương hiệu ngắn gọn, trực diện và mang tính quốc tế này thay vì chọn một cái tên có ý nghĩa trong một ngôn ngữ khó đọc hơn.

AIRBUS_new

7. Đừng quên kể chuyện

Đây là yếu tố rất được các thương hiệu thời trang ưa chuộng khi tìm tên gọi. Kinh điển là Victoria`s Secret. Câu chuyện của VS có thể nói là một trong những giấc mơ ngọt ngào nhất của giới thời trang nói riêng và marketing nói chung. Cái tên không chỉ gợi tò mò, khiêu khích mà còn vô cùng táo bạo. So với những đối thủ trong ngành thời trang nội y, rõ ràng Victoria`s secret có một sức hút khó cưỡng ngay từ tên gọi ấn tượng, đến mức mà ngay cả khi thất bại trong kinh doanh và bị mua lại, chủ sở hữu mới của thương hiệu vẫn quyết định giữ nguyên cái tên độc đáo này.

vs

8. Khác biệt hay là chết

Một cái tên độc đáo và thành công phải là một cú đột phá về cơ bản, với việc thoát ra hẳn mọi quan niệm thông thường. BlackBerry chính là một thương hiệu có tên gọi độc đáo bậc nhất. Ban đầu, thương hiệu có tên là Research In Motion Limited (RIM), cho đến khi ban lãnh đạo nhờ tới các chuyên gia đặt tên thương hiệu của Lexicon giúp tìm kiếm một hình tượng mới. Tên gọi mới được lấy cảm hứng từ sự độc đáo của bàn phím nhắn tin, trông như những mắt của trái mâm xôi. Và dĩ nhiên, sự liên tưởng đầy hình ảnh này đã tạo nên một tính cách mới cho sản phẩm và cả thương hiệu, làm nổi bật sự khác biệt đầy thú vị mà không phải người dùng nào cũng nhận ra.

The BlackBerry logo is pictured at the BlackBerry campus in Waterloo September 23, 2013. REUTERS/Mark Blinch (CANADA - Tags: BUSINESS LOGO TELECOMS)

Tìm một tên gọi đáp ứng được các tiêu chí, hay, ý nghĩa, ngắn gọn, ấn tượng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Hãy chia sẻ với các chuyên gia sáng tạo tên của Sao Kim những khó khăn của doanh nghiệp bạn và cùng chúng tôi tạo nên những hành trình thương hiệu thành công, bắt đầu từ tên gọi nhé.

Nguồn: Sao kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

8 nguyên tắc không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm






Thiết Kế Annual Report Vinamilk 2018

Dự án Báo Cáo Thường Niên Vinamilk 2018 do Memilus thiết kế và in ấn




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *